Nội Dung Chính
Ngày nay, kho bãi trong logistics đang dần trở thành một yếu tố quan trọng thiết yếu trong hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp.
Các loại kho bãi trong logistics đều đóng một vai trò quan trọng tuỳ thuộc vào loại mặt hàng và điều kiện của loại hàng hoá. Chính vì vậy chúng ta cùng Bestcargo tìm hiểu về từng nào kho hàng trong bài viết dưới đây ngay nhé.
1. Kho ngoại quan (Bonded warehouse)
Kho ngoại quan là khu vực kho, bãi lưu giữ hàng hóa đã làm thủ tục hải quan xuất khẩu nhưng hàng hóa chưa rời khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc hàng hóa từ nước ngoài đưa vào lãnh thổ Việt Nam nhưng chưa làm thủ tục hải quan nhập khẩu vào Việt Nam.
Các doanh nghiệp nhập khẩu thường tận dụng vị trí thuận lợi của kho ngoại quan để đưa hàng vào dự trữ chờ khi có điều kiện thuận lợi sẽ đưa hàng hàng hóa vào nước có kho một cách nhanh nhất. Ngược lại, các doanh nghiệp xuất khẩu đã làm xong mọi thủ tục hải quan và đưa hàng vào kho ngoại quan, khi cần giao hàng cho người mua ở nước ngoài sẽ có thể giao hàng rất nhanh chóng.
2. Kho Cross-docking
3. Kho bảo thuế (Tax suspension warehouse)
Kho bảo thuế là kho dùng để chứa các loại nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đã được thông quan nhưng chưa nộp thuế. Theo đó, kho bảo thuế thường thuộc sở hữu của các doanh nghiệp và các doanh nghiệp này sẽ phải chịu trách nhiệm trực tiếp, phối hợp với cơ quan hải quan để thực hiện việc kiểm tra và giám sát kho bảo thuế.
Cũng giống như kho ngoại quan, kho bảo thuế cũng phải đặt dưới sự giám sát của cơ quan Hải quan. Tuy nhiên, điểm khác nhau là kho ngoại quan là một kho cho thuê, phục vụ bất kì khách hàng nào, còn kho bảo thuế chỉ phục vụ cho chính chủ kho mà thôi.
4. Kho hàng lẻ (CFS – Container Freight Station)
5. Kho hàng không kéo dài (Off-airport terminal)
Kho hàng không kéo dài là một kho nằm cách xa sân bay, thường gắn với các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất – nơi có nhiều sản phẩm có nhu cầu vận chuyển hàng không.
Đây là giải pháp giảm thời gian làm thủ tục bay cho hàng hóa, giảm tình trạng hàng hóa ùn tắc chờ làm thủ tục tại sân bay, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của hàng hóa quốc tế.
6. Kho công cộng (Public warehouse)
Kho công cộng là những kho thường được mở cửa rộng rãi cho mọi người. Hầu hết các tổ chức kinh doanh, đặc biệt là công ty với quy mô vừa và nhỏ, không đủ khả năng để có kho riêng của mình do những hạn chế về vấn đề tài chính. Những kho công cộng được sở hữu bởi một cá nhân hay một số cơ quan nào đó mà mục tiêu chính là thông qua việc cung cấp cơ sở lưu trữ nhằm thu về một số khoản phí hay chi phí nhất định.
7. Kho riêng của doanh nghiệp (Private warehouse)
Kho riêng được xây dựng và thuộc quyền sở hữu của các doanh nghiệp kinh doanh để lưu trữ các sản phẩm đã sản xuất của mình. Do kho riêng thường cần một khoản chi phí khá lớn trong việc xây dựng và duy trì nên số lượng chúng khá ít. Hầu hết, chỉ có những nhà sản xuất và kinh doanh lớn mới có khả năng xây dựng và duy trì hoạt động của kho.
Khi bạn có nhu cầu lưu trữ hàng hóa, không đơn giản chỉ là việc xây dựng hoặc thuê một nhà kho là được. Lựa chọn loại không gian lưu trữ và chú ý những lưu ý cần thiết có thể ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành đơn hàng đúng hạn của bạn Hy vọng bài viết này của Bestcargo sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về các loại kho hàng trong logistics để phục vụ cho học tập và công việc.