Nội Dung Chính
Tư vấn Thủ tục nhập máy móc cũ đã qua sử dụng
Công ty mua lô hàng máy cũ như đầu nén, máy cắt cỏ, máy cưa xích, máy xới mini, máy phát điện chạy xăng… Từ Nagoya về cảng Nghi Sơn Thanh Hóa. Giờ em muốn vận chuyển về Việt Nam thì cần thủ tục cũng như các loại thuế như thế nào.
Đối với lô hàng như trên, Bestcargo tư vấn:
-
Về chính sách mặt hàng
-Các mặt hàng nhập khẩu nếu là Thiết bị cơ điện gia dụng có lắp động cơ điện, trừ máy hút bụi của nhóm 85.08 có mã số thuộc phân nhóm 8509 và các bộ phận của các thiết bị cơ điện gia dụng có lắp động cơ điện trên thuộc phân nhóm 8509.90 đã qua sử dụng thuộc diện cấm nhập khẩu theo PHỤ LỤC I-DANH MỤC HÀNG HÓA ĐÃ QUA SỬ DỤNG CẤM NHẬP KHẨU ban hành kèm theo Thông tư số 04/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
Do đó, các mặt hàng đầu nén, máy cắt cỏ, máy cưa xích, máy xới mini,… đã qua sử dụng nếu là Thiết bị cơ điện gia dụng có lắp động cơ điện hay là các bộ phận liên quan thuộc diện cấm nhập khẩu theo quy định trên.
Ngoài ra, nếu thuộc diện được phép nhập khẩu, nếu các mặt hàng nhập khẩu của công ty là máy móc, thiết bị qua sử dụng có mã số HS thuộc Chương 84 và Chương 85 nên thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư số 23/2015/TT-BKHCN ngày 13/11/2015 của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Căn cứ điều 6 Thông tư số 23/2015/TT-BKHCN ngày 13/11/2015 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định:
“Điều 6. Yêu cầu cụ thể
- Thiết bị đã qua sử dụng được nhập khẩu khi đáp ứng các tiêu chí sau:
- a) Tuổi thiết bị không vượt quá 10 năm;
- b) Được sản xuất theo tiêu chuẩn phù hợp với quy định của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia (QCVN) hoặc Tiêu chuẩn Quốc gia (TCVN) của Việt Nam hoặc phù hợp với Tiêu chuẩn của các nước G7 về an toàn, tiết kiệm năng lượng vag bảo vệ môi trường.
- Đối với thiết bị đã qua sử dụng thuộc các dự án đầu tư, bao gồm dự án đầu tư mới và dự án đầu tư mở rộng thuộc các trường hợp sau:
- a) Dự án thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư;
- b) Dự án thuộc diện phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mà không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư.
Nếu trong hồ sơ dự án đầu tư có danh mục thiết bị đã qua sử dụng và được cơ quan có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của Luật đầu tư thì không phải áp dụng quy định tại khoản 1 Điều này.
Trường hợp cần thiết, cơ quan có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư có thể lấy ý kiến thẩm định công nghệ của cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ đối với thiết bị đã qua sử dụng trong hồ sơ dự án trước khi quyết định chủ trương đầu tư hoặc cấp giấy chứng nhận đầu tư”.
Căn cứ điều 7 Thông tư số 23/2015/TT-BKHCN ngày 13/11/2015 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định:
“Điều 7. Hồ sơ nhập khẩu thiết bị đã qua sử dụng:
Hồ sơ nhập khẩu thiết bị đã qua sử dụng: ngoài hồ sơ nhập khẩu theo quy định của Luật Hải quan, doanh nghiệp phải bổ sung một bộ tài liệu bao gồm:
- Đối với thiết bị đã qua sử dụng thuộc các dự án đầu tư quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này:
– 01 Bản sao chứng thực quyết định chủ trương đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư kèm theo 01 bản chính Danh mục thiết bị đã qua sử dụng dự kiến nhập khẩu trong hồ sơ dự án.
- Đối với các trường hợp khác nhập khẩu thiết bị đã qua sử dụng (kể cả trường hợp dự án đầu tư hoặc được chấp thuận theo Quyết định chủ trương đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của Luật đầu tư mà không có Danh mục thiết bị đã qua sử dụng dự kiến nhập khẩu): Tài liệu kỹ thuật thể hiện năm sản xuất và tiêu chuẩn sản xuất của thiết bị đã qua sử dụng nhập khẩu, gồm 1 trong các tài liệu sau:
- a) 01 bản chính Giấy xác nhận của nhà sản xuất về năm sản xuất và tiêu chuẩn sản xuất của thiết bị đã qua sử dụng phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này;
- b) 01 bản chính Chứng thư giám định của một tổ chức giám định quy định tại khoản 2 điều 10 Thông tư này về năm sản xuất và tiêu chuẩn sản xuất của thiết bị đã qua sử dụng phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này”.
Như vậy, khi nhập khẩu công ty phải thực hiện hồ sơ nhập khẩu theo quy định tại khoản 2 điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính và quy định tại Điều 7 Thông tư số 23/2015/TT-BKHCN ngày 13/11/2015 của Bộ Khoa học và Công nghệ.
-
Về chính sách thuế
2.2. Thuế nhập khẩu
– Việc xác định thuế suất thuế nhập khẩu dựa vào mã số HS của mặt hàng công ty dự kiến nhập khẩu. Công ty có thể tham khảo các văn bản quy phạm pháp luật sau để làm căn cứ xác định mã HS phù hợp:
+ Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phân tích phân loại hàng hóa.
+ Chú giải của Hệ thống hài hoà mô tả và mã hoá hàng hóa của Hội đồng hợp tác Hải quan Thế giới.
– Căn cứ vào Biểu Thuế xuất nhập nhập khẩu ưu đãi 2016 ban hành theo Nghị định 122/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016 của Bộ Tài chính có hiệu lực kể từ ngày 01/09/2016.
Lưu ý, căn cứ để áp mã số thuế là căn cứ vào hàng hóa thực tế nhập khẩu của công ty tại thời điểm nhập khẩu, trên cơ sở doanh nghiệp cung cấp catalogue, tài liệu kỹ thuật (nếu có) hoặc/và đi giám định tại Trung tâm phân tích phân loại của Hải quan (nay là Cục Kiểm định các khu vực). Kết quả kiểm tra thực tế của hải quan nơi công ty làm thủ tục và kết quả phân tích phân loại xác định là cơ sở pháp lý và chính xác để áp mã đối với hàng hóa nhập khẩu đó.
– Để xác định chính xác mã số HS, trước khi làm thủ tục hải quan, công ty có thể đề nghị xác định trước theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính
-
Về thuế GTGT:
– Căn cứ Biểu thuế GTGT theo danh mục hàng hoá nhập khẩu ban hành kèm theo Thông tư số 83/2014/TT-BTC ngày 26/06/2014 của Bộ Tài chính, mặt hàng của công ty có thuế suất thuế GTGT 10%.
Đề nghị công ty tham khảo nội dung quy định trên để thực hiện. Trường hợp phát sinh vướng mắc, đề nghị công ty liên hệ trực tiếp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để được hướng dẫn cụ thể.
Bestcargo luôn là đối tác tin cậy của quý khách hàng. Bất cứ khi nào, quý khách hàng có thể liên hệ để được tư vấn trực tiếp và miến phí.