Nội Dung Chính
Thuật Ngữ Trong Vận Chuyển Đường Hàng Không
Thuật ngữ trong vận chuyển đường hàng không. Vận chuyển hàng không là một trong những phương thức giao thông quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu, giúp kết nối các quốc gia, khu vực và cung cấp các dịch vụ vận tải nhanh chóng, an toàn. Tuy nhiên, khi tham gia vào lĩnh vực này, bạn sẽ gặp phải rất nhiều thuật ngữ chuyên ngành mà không phải ai cũng hiểu rõ. Việc nắm vững các thuật ngữ này không chỉ giúp các doanh nghiệp và cá nhân có thể vận hành các chuyến bay và hàng hóa một cách hiệu quả mà còn giúp giảm thiểu rủi ro và chi phí phát sinh.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu những thuật ngữ cơ bản và phổ biến nhất trong vận chuyển đường hàng không.
1. AWB (Air Waybill) – Vận Đơn Hàng Không
AWB là một loại chứng từ quan trọng trong vận chuyển hàng hóa đường hàng không. Nó giống như một hợp đồng vận chuyển như các phương thức vận chuyển khác. Trong vận đơn sẽ cung cấp thông tin chi tiết về hành trình của hàng hóa. Chúng ta sẽ xen được bao gồm địa chỉ gửi hàng, người nhận hàng, mô tả hàng hóa, và các điều khoản liên quan đến vận chuyển. AWB có thể được sử dụng để theo dõi tình trạng của hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển.
2. Freight Forwarder – Đại Lý Vận Tải
Freight forwarder là các công ty hoặc cá nhân chuyên tổ chức và điều phối việc vận chuyển hàng hóa. Họ là người chịu trách nhiệm kết nối giữa người gửi hàng. Và các hãng hàng không, giúp khách hàng tìm ra phương thức vận chuyển tối ưu nhất về chi phí, thời gian và các thủ tục cần thiết.
3. Cargo Manifest – Bảng kê hàng hóa
Cargo Manifest là danh sách chi tiết về tất cả các hàng hóa được vận chuyển trên chuyến bay. Đây là một tài liệu bắt buộc mà các hãng hàng không phải chuẩn bị trước khi cất cánh. Nhằm đảm bảo an toàn và dễ dàng kiểm tra hàng hóa trong trường hợp cần thiết.
4. Air Freight – Vận Tải Hàng Hóa Đường Hàng Không
Air freight là dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng máy bay, có thể là hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu. Đây là một phương thức vận tải nhanh chóng. Đặc biệt thích hợp với những mặt hàng cần giao nhận gấp hoặc có giá trị cao.
5. Cargo Hold – Khoang Hàng Hóa
Khoang hàng hóa là không gian trong máy bay dùng để chứa hàng hóa trong suốt chuyến bay. Tùy theo từng loại máy bay, có thể có một hoặc nhiều khoang hàng hóa. Nó được thiết kế để đảm bảo an toàn và bảo vệ hàng hóa trong suốt hành trình.
6. Bill of Lading (B/L) – Vận Đơn
Bill of Lading (B/L) là một loại chứng từ hợp đồng vận chuyển. Nó xác nhận việc chuyển giao hàng hóa từ người gửi hàng đến người nhận. Trong vận chuyển hàng không, AWB thường được sử dụng thay thế cho B/L. Nhưng khái niệm này vẫn phổ biến trong vận chuyển hàng hóa đường biển hoặc đường bộ.
7. Dangerous Goods – Hàng Hóa Nguy Hiểm
Hàng hóa nguy hiểm là những vật phẩm có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng, hoặc tài sản trong quá trình vận chuyển. Những mặt hàng này được phân loại và phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về đóng gói, vận chuyển và kiểm tra trước khi được phép lên máy bay.
8. ETA (Estimated Time of Arrival) – Thời Gian Dự Kiến Đến
ETA là thời gian dự kiến mà hàng hóa hoặc chuyến bay sẽ đến nơi nhận. Thông tin này rất quan trọng trong việc lên kế hoạch cho quá trình nhận và giao nhận hàng hóa. Điều này giúp giảm thiểu tình trạng chậm trễ.
9. ETD (Estimated Time of Departure) – Thời Gian Dự Kiến Khởi Hành
ETD là thời gian dự kiến mà chuyến bay sẽ cất cánh từ sân bay xuất phát. Việc theo dõi ETD giúp các bên liên quan (gửi hàng, nhận hàng, đại lý vận tải) có thể chuẩn bị đầy đủ cho quá trình vận chuyển.
10. Customs Clearance – Thủ Tục Hải Quan
Thủ tục hải quan là quá trình kiểm tra và xử lý các giấy tờ, chứng từ liên quan đến hàng hóa nhập khẩu hoặc xuất khẩu trước khi chúng có thể được phép vận chuyển qua biên giới. Đây là một bước quan trọng trong quy trình vận chuyển hàng hóa quốc tế. Để nhằm đảm bảo việc tuân thủ các quy định của chính phủ.
11. Cargo Tracking – Theo Dõi Hàng Hóa
Cargo tracking là quá trình theo dõi tình trạng và vị trí của hàng hóa trong suốt hành trình vận chuyển. Thông qua các hệ thống theo dõi trực tuyến, khách hàng có thể dễ dàng kiểm tra tình trạng vận chuyển. Khách hàng và nhân viên sẽ biết được thời gian đến và các sự cố nếu có xảy ra.
12. Consolidation – Hợp Nhất Hàng Hóa
Consolidation là việc gom nhiều lô hàng nhỏ của các khách hàng khác nhau vào một chuyến bay chung để tiết kiệm chi phí. Phương pháp này thường được các công ty vận chuyển hàng hóa quốc tế sử dụng để giảm chi phí vận chuyển cho khách hàng.
13. IATA (International Air Transport Association) – Hiệp Hội Vận Tải Hàng Không Quốc Tế
IATA là tổ chức quốc tế đại diện cho các hãng hàng không. Tổ chức này đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập các tiêu chuẩn và quy định về vận tải hàng không. Các quy định của IATA giúp đảm bảo rằng các hãng hàng không tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn và dịch vụ chất lượng cao.
14. ULD (Unit Load Device) – Thiết Bị Chứa Hàng Hóa
ULD là các thiết bị chứa hàng hóa, giúp vận chuyển hàng hóa dễ dàng và an toàn hơn trong khoang hàng của máy bay. Các thiết bị này có thể là container hoặc pallet. Điều này còn tùy thuộc vào kích thước và loại hàng hóa cần vận chuyển.
15. Overweight Charge – Phí Quá Cân
Phí quá cân là khoản phí phát sinh khi trọng lượng hàng hóa vượt quá giới hạn quy định của hãng hàng không. Hãng sẽ tính phí bổ sung đối với lượng hàng hóa vượt quá trọng lượng cho phép. Điều này cần được các doanh nghiệp và cá nhân chú ý khi gửi hàng qua đường hàng không.
16. Layover – Thời Gian Dừng Chân
Layover là khoảng thời gian máy bay tạm dừng tại một sân bay trung gian giữa các chặng bay. Đây là thời gian để hành khách và hàng hóa được chuyển tiếp trước khi tiếp tục hành trình đến điểm đến cuối cùng.
Xem thêm:
Vận chuyển quà tặng từ Thanh Hóa đi Pháp giá rẻ, nhanh chóng
Dịch vụ chuyển phát nhanh đi Mỹ giá rẻ nhất