BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM NĂM 2020 INDOCHINA POST

Indochina Post Logistics:

Sau khi Luật thương mại 2005 có hiệu lực, dịch vụ Logistics mới chính thức được coi là hoạt động thương mại do Chính phủ quản lý mặc dù khái niệm “giao nhận hàng hóa” đã xuất hiện tại thị trường Việt Nam từ năm 1997. Với vị trí địa lý thuận lợi cho vận chuyển quốc tế, ngành Logistics Việt Nam đã phát triển một cách bùng nổ, đặc biệt là trong giai đoạn 1997-2007, với sự gia nhập thị trường của 500 doanh nghiệp mới. Kể từ khi gia nhập WTO, ngành Logistics tiếp tục phát triển với mức tăng trưởng hai con số và dự kiến sẽ tăng trưởng với mức CAGR khoảng 16.65% cho đến năm 2023.

Từ năm 2016 đến 2018, Việt Nam đã tăng 25 bậc trong Bảng xếp hạng Chỉ số Hiệu suất Logistics (LPI), từ 64/160 lên 39/160. Ở Đông Nam Á, hiệu quả của ngành logistics Việt Nam chỉ thua kém hai đối thủ lớn là Singapore và Thái Lan. Trong nhóm các thị trường mới nổi với thu nhập thấp, Việt Nam duy trì vị trí dẫn đầu về hiệu quả hoạt động logistics. Tuy nhiên, ngành logistics tại Việt Nam vẫn còn phân mảnh và chưa đủ năng lực đáp ứng nhu cầu của thị trường ngày càng tăng, do phần lớn các doanh nghiệp trong ngành chỉ có quy mô vừa và nhỏ và hoạt động theo hình thức tự cấp (1PL) hoặc cung cấp dịch vụ logistics bên thứ hai (2PL).

Đối với logistics bên thứ ba (3PL) hay còn được gọi là logistics hợp đồng, đây là hình thức đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa. Hình thức này đang có xu hướng ngày càng phát triển tại Việt Nam do sự tiến bộ nhanh chóng của thương mại điện tử, gia tăng hàng hóa sản xuất và tiêu dùng cùng sự tăng cường hội nhập với các thị trường khác thông qua các hiệp định thương mại tự do. Mặc dù vậy, số lượng các doanh nghiệp cung cấp logistics bên thứ ba vẫn còn thấp và chủ yếu là các công ty nước ngoài.

Cùng với sự phát triển của thương mại điện tử, các công ty giao nhận trong nước cũng phải chịu nhiều áp lực hơn do yêu cầu cao về chuyển phát nhanh đến từ các đơn vị bán lẻ trực tuyến. Theo đó, nhu cầu về nhà kho chất lượng cao cũng sẽ tăng lên. Các doanh nghiệp logistics hàng đầu trong ngành hiện đang đầu tư mạnh mẽ vào việc phát triển các trung tâm thực hiện đơn hàng công nghệ cao, nơi hàng hóa sẽ được phân loại và phân phối hoàn toàn tự động bởi máy móc.

2020 là một năm với rất nhiều sự biến khiến cả thế giới chao đảo trong khó khăn, từ dịch bệnh cho đến thiên tai, căng thẳng chính trị và cuộc tranh đua thương mại,…Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng lớn bởi những vấn đề trên và tất nhiên ngành Logistics cũng không tránh khỏi những thách thức để phát triển.

Báo cáo Logistics 2020 Best cargo

Chúng ta cùng nhìn lại 1 năm với nhiều biến động của nền kinh tế Thế giới, kinh tế Việt Nam; nhìn lại những bước ngoặt, thành quả đạt được, những vấn đề cần khắc phục của ngành Logistics để hướng đến mục tiêu phát triển hơn nữa thế mạnh của logistics Việt Nam, cắt giảm chi phí Logistics, tăng hiệu quả các hoạt động logistics.

Báo cáo Logistics Việt Nam năm 2020 được xây dựng bởi Bộ Công Thương cùng các chuyên gia trong lĩnh vực logistics nhằm cung cấp thông tin về tình hình, triển vọng logistics Việt Nam và quốc tế, cùng các quy định chính sách liên quan.

Bạn có thể TẢI VỀ FULL BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2020 TẠI ĐÂY

Các nội dung chi tiết bản báo cáo Logistics Việt Nam năm 2020 gồm:

(i) Môi trường kinh doanh;

(ii) Cơ sở hạ tầng logistics;

(iii) Dịch vụ logistics;

(iv) Hoạt động logistics tại doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh;

(v) Hoạt động hỗ trợ logistics;

Báo cáo Logistics 2020 Best cargo

Đồng thời, bản báo cáo cũng đề ra những chiến lược phát triển logistics trong năm 2021. Bước sang năm 2021, các cơ quan quản lý nhà nước và hiệp hội, doanh nghiệp cần tiếp tục chú ý tập trung vào một số hoạt động sau:

– Các Bộ, ngành tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính thực chất, hiệu quả, cắt bỏ hoặc đơn giản hóa các thủ tục kiểm tra chuyên ngành.

– Đẩy nhanh tiến độ các dự án hiện tại, ưu tiên xây dựng hạ tầng kết nối mạng lưới giao thông vận tải theo hướng vận tải đa phương thức để khai thác hiệu quả hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, thương mại hiện có.

– Đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành dịch vụ logistics nhằm thay đổi sự trì trệ, tạo sự đột phá để nâng cao năng lực cạnh tranh, giảm chi phí logistics, tăng cường thương mại điện tử, sàn giao dịch online, thanh toán online.

– Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, thu hút đầu tư và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực logistics, tận dụng cơ hội mang lại từ các FTA thế hệ mới, trong đó có EVFTA, CPTPP và RCEP; tận dụng làn sóng chuyển dịch đầu tư để thu hút đầu tư phát triển logistics, đặc biệt là logistics ứng dụng công nghệ cao.

– Tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực logistics, đẩy mạnh tuyên truyền về logistics cho các cấp, ngành và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh.

Ngoài việc đề ra định hướng của năm 2021, Báo cáo cũng đề cập đến chủ đề về Cắt giảm chi phí Logistics được đặc biệt quan tâm, nhiều giải pháp được đưa ra trong bản báo cáo như: giải pháp đối với chi phí vận tải; giải pháp chi phí hàng tồn kho; Giải pháp về chi phí hành chính; đặc biệt là tăng năng lực cho nhân lực quản lý nhà nước, lao động trong ngành logistics.

Một trong những yếu tố khiến các chi phí logistics của Việt Nam vẫn còn cao là do nhân lực trong lĩnh vực Logistics còn thiếu và yếu kém, nhận thức của doanh nghiệp Việt Nam về chi phí logistics, về thuê ngoài dịch vụ logistics và năng lực của doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam còn thấp. Giải pháp hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề trên là nâng cao năng lực của nhân lực trong ngành thông qua các chương trình đào tạo bài bản thực tế về Logistics.

Mặc dù có tiềm năng rất lớn để phát triển, ngành Logistics Việt Nam còn tồn tại một số thách thức cần phải vượt qua. Những khó khăn này chủ yếu xuất phát từ việc cơ sở hạ tầng chất lượng thấp, thiếu sự đổi mới và chưa có sự tích hợp linh hoạt giữa các hoạt động logistics và vận tải. Một trong số đó là chi phí logistics tại Việt Nam tương đối cao, chiếm 20-25%, trong khi đó đóng góp của doanh thu ngành logistics vẫn rất thấp, chỉ chiếm 4-5% tổng GDP.

Kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, ngành Logistics đã chịu những ảnh hưởng lớn và sẽ kéo dài ít nhất đến cuối tháng 9/2020. Trong ngắn hạn, chi phí logistics sẽ tăng cao hơn nữa do hoạt động vận chuyển bị giới hạn, dịch vụ giao nhận sẽ bị giảm sút về chất lượng và thời gian thực hiện quy trình xuất nhập khẩu cũng kéo dài hơn. Mặc dù vậy, lĩnh vực hậu cần được dự báo sẽ tiếp tục hưởng các điều kiện thuận lợi từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, xu hướng mua bán và sáp nhập và sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế trong dài hạn. Indochina Post Logistics 2020.

4.7/5 - (3 bình chọn)
0/5 (0 Reviews)
090.625.1816