CÁCH TRA MÃ HS

Hướng dẫn cách tra mã HS

Nội Dung Chính

Áp mã HS cho hàng hóa là việc cực kỳ quan trọng trong quá trình làm thủ tục hải quan cho 1 lô hàng.
Bất kỳ một nhân viên XNK nào cũng cần phải biết nghiệp vụ này nhé.
Dặn dò: Để dễ hiểu và dễ thực hiện thì khi nào thực hành tra HS. Các bạn nên đọc bài này kết hợp với mở biểu thuế xuất nhập khẩu ra xem song song luôn nhé.
Hướng dẫn cách tra mã HS
huong-dan-cach-tra-ma-hs

6 QUY TẮC ÁP MÃ HS

Bạn hãy Áp dụng theo thứ tự. Tức nếu không áp dụng được quy tắc trước thì mới sang quy tắc tiếp theo (từ quy tắc 1 tới quy tắc 4).

??? ??̆́? ?: Chú thích giải chương & tên địa danh

  • Tên các phần, chương và phân chương không có giá trị pháp lý trong việc phân loại hàng hóa.
=> Chỉ giúp chúng ta định hình loại hàng này nằm ở phần nào chương nào.
Vì tên gọi của phần, chương và phân chương không thể diễn giải hết tất cả các sản phẩm trong đó. Phải căn cứ vào chú giải và phân nhóm.
  • Chú giải của từng chương mang yếu tố quyết định nhất đến phân loại hàng trong chương đó.
=> Điều này có giá trị xuyên suốt trong tất cả các quy tắc còn lại.
  • Phải kiểm tra chú giải của phần, chương mà ta định áp mã sản phẩm vào.
  • Mới mở đầu mà hơi rối rồi nhỉ, xem ví dụ ngay để dễ hiểu hơn nha.
Vd: Xác định mã HS của voi làm xiếc
Ta có trình tự phân tích như sau:
Bước 1: Định hình khu vực: Có thể áp vào chương 1: Động vật sống
Bước 2: Đọc chú giải khu vực đó: Theo chú giải 1.c của chương 1 là trừ động vật thuộc chương 95.08
Bước 3: Đọc chương 95 và xem chú giải chương đó: Xác định voi làm xiếc thuộc nhóm 9508 và mã HS chính xác là: 95081000
  •  Tra mã theo tên định danh hoặc được giải thích cụ thể rõ ràng nhất trong phân nhóm.
Vd: Ngựa thuần chủng để nhân giống
=> Trong biểu thuế có mục định danh và cụ thể là “ngựa thuần chủng để nhân giống” . Đồng thời chú giải chương này không có quy định khác cho sản phẩm này nên ta áp mã 01012100.

??? ??̆́? ?: ??̉? ???̂̉? ???̛? ???̀? ????̣̂? & ??̛̣? ???̂́? ??̀?? ???́?

??? ??̆́? 2?: ??̉? ???̂̉? ???̛? ???̀? ????̣̂?

  • Một mặt hàng chưa hoàn chỉnh, thiếu một vài bộ phận. Nhưng có đặt tính và công dụng như sản phẩm hoàn thiện thì được áp mã theo sản phẩm đã hoàn thiện.
Vd: Xe ô tô thiếu bánh xe: vẫn được áp mã theo xe ô tô
  • Một mặt hàng mà có các bộ phận tháo rời, các phần tháo rời đó nếu ráp vào sẽ thành 1 sản phẩm hoàn thiện (hoặc thành sản phẩm có đặc trưng cơ bản của của phẩm đã hoàn thiện). Thì vẫn được áp vào mã sản phẩm đã hoàn thiện.
+ Vd: Để tiện lợi cho quá trình vận chuyển người ta tháo từng bộ phận của 1 chiếc xe ra. Thì các bộ phận vẫn được xác định mã HS theo chiếc xe.
+ Cũng tương tự như ví dụ trên nhưng các bộ phận sau khi lắp ráp lại thì thành 1 chiếc xe bị thiếu bánh.
=> Khi đó các bộ phận tháo rời vẫn được áp mã HS như xe hoàn chỉnh.

Lưu ý:

  • Với việc nhập khẩu đồng bộ tháo rời và áp mã đồng bộ táo rời như trên. Không yêu cầu phải nhập hàng cùng một thời điểm, hoặc cùng một cửa khẩu. Nhưng bạn phải đăng ký trước với Hải quan danh mục nhập khẩu hàng hóa đồng bộ tháo rời.

  • Nếu mục đích nhập khẩu là đồng bộ tháo rời (tức nhập về ráp thành 1 sàn phẩm). Nhưng lúc nhập khẩu lại khai báo và áp vào mã bộ phận (không áp mã sản phẩm do không đăng ký danh mục trên). Nếu có kiểm tra sau thông quan về mặt hàng đó và bị phát hiện, doanh nghiệp bạn sẽ bị phạt.

  •  Phôi: là những sản phẩm chưa sẵn sàng đưa ra sử dụng. Có hình dáng bên ngoài gần giống với với hàng hóa hoàn thiện. Chỉ sử dụng vào mục đích duy nhất là hoàn thiện nó thành sản phẩm hoàn chỉnh của nó. Khi đó phôi được áp mã như sản phẩm hoàn chỉnh.
Vd:
Phôi chìa khóa khi chưa dủa các cạnh.
=> được áp mã chìa khóa đã hoàn thiệN.
Chai làm bằng nhựa chưa tạo ren ở cổ chai.
=> được áp mã như chai hoàn thiện.
  •  Những loại phôi mà có các bộ phận tháo rời, các phần tháo rời của phôi. Nếu ráp vào sẽ thành 1 phôi của thành phẩm thì các phần tháo rời này vẫn được áp mã theo sản phẩm đã hoàn thiện.
  •  Việc lắp ráp quy định là công việc đơn giản như dùng vít, bu-lông, đai ốc, hoặc ghép bằng đinh tán hoặc bằng cách hàn lại…. Không áp dụng quy tắc này với các sản phẩm cần phải gia công thêm trước khi đưa vào lắp ráp.
  •  Những bộ phận chưa lắp ráp, thừa ra về số lượng theo yêu cầu để hoàn thiện 1 mặt hàng thì sẽ được phân loại riêng.

??? ??̆́? 2?: ??̂̃? ??̛̣? ??̀ ??̛̣? ???̂́? ??̉? ??̣̂? ?????̂? ???̣̂? ???̣̆? ??̣̂? ???̂́?

  •  Áp dụng quy tắc này với các sản phẩm là hỗn hợp của một nguyên liệu và chất liệu.
  • Hỗn hợp và hợp chất của các nguyên liệu hoặc các chất thuộc cùng 1 nhóm thì phân loại trong nhóm đó. Chất A thuộc nhóm 1, Chất B cũng thuộc nhóm 1 => hỗn hợp của A + B sẽ thuộc nhóm 1.
Vd: Một món sa lát được làm từ cà rốt (07.06); củ cải (07.06); củ dền (07.06).
=> Khi đó mã HS của món sa lát này sẽ được áp là 07.06
  • Các hàng hóa làm toàn bộ bằng một loại nguyên liệu hay một chất hoặc làm một phần bằng nguyên liệu hay chất đó. Sẽ được phân loại trong cùng một nhóm. (Lưu ý: sau khi các quy tắc 1, 2b không áp dụng được mới áp dụng mục này)
Vd: Các sản phẩm bằng lie tự nhiên. Nếu các quy tắc 1 và 2a không có quy định thì sẽ được áp vào mã 45.03 theo quy tắc 2b.
  •  Hàng hóa làm bằng hai nguyên liệu, 2 chất trở lên. Khác nhóm thì áp dụng quy tắc 3.

??? ??̆́? ?-?-?-?. ??̣? ??́? ??̣? ?̛̉ ??̣̂? ??̀? ???́? ????.

Thẩm thấu 2 quy tắc 1 và 2 trước các bạn nhé. Nhiều quá rối não, he he .
 Bestcargo hy vọng thông tin trên bổ ích cho bạn!
0/5 (0 Reviews)
079.516.6689