Nội Dung Chính
Dịch vụ vận chuyển hàng không
Trong lĩnh vực vận chuyển hàng không, chủ hàng có thể muốn thuê các công ty dịch vụ vận chuyển hàng không. Đó có thể là các công ty giao nhận vận chuyển (freight forwarder) hoặc Tổng đại lý được hãng hàng không chỉ định (General Sales Agent – GSA).
Tùy theo nhu cầu cụ thể, bạn có thể dùng một trong các hình thức dịch vụ sau:
- vận chuyển hàng không nội địa
- vận chuyển hàng không quốc tế
- chuyển phát nhanh hàng không
Khi muốn gửi hàng bằng máy bay, chắc hẳn bạn sẽ quan tâm tới cước vận chuyển hàng không.
Cước hàng không là số tiền người gửi hàng phải trả cho công ty vận chuyển để vận chuyển một lô hàng từ cảng đi đến cảng đích (ở đây là cảng hàng không, hay sân bay – airport).
Mức cước này thường được cố định cho mỗi kilogram hàng, và có nhiều mức cước khác nhau được chia thành từng khoảng trọng lượng. Chẳng hạn, cước hàng bách hoá được chia thành các mức khác nhau: từ 45 kg trở xuống, +45kgs, +100kgs, +300 kgs, +500kgs, +1000kgs…
Trong quá trình vận chuyển, một chứng từ quan trọng không thể thiếu mà bạn cần tìm hiểu đó là vận đơn hàng không (xem mẫu Airway Bill tại đây). Khi đã giao hàng cho công ty vận chuyển, bạn có thể tra cứu vận đơn hàng không trên website các hãng vận tải để biết tình trạng của lô hàng của mình như thế nào.
Áp dụng Incoterms trong vận chuyển hàng air
Như tôi làm dịch vụ cho khách hàng, nhiều trường hợp khách hàng để trên hợp đồng và hóa đơn thương mại điều kiện FOB hay CIF cho hàng air, kiểu như: FOB Incheon, CIF Nội Bài…
Để như vậy là không đúng với hướng dẫn của ICC.
Cụ thể, trong 11 điều kiện giao hàng của Incoterms 2010, có 4 điều kiện chỉ áp dụng cho vận tải biển và thủy nội địa (FAS, FOB, CFR, CIF). Điểm phân chia rủi ro giữa người mua và người bán là “lan can tàu”. Nếu áp dụng cho hàng air thì làm gì có “lan can tàu”, và nếu không may xảy ra tổn thất thì sẽ không có căn cứ để phân chia trách nhiệm. Do đó, không nên sử dụng theo thói quen như vậy, mặc dù hải quan cũng thường bỏ qua lỗi này khi thông quan.
Trong khi đó, 7 điều kiện còn lại của Incoterms 2010 có thể áp dụng cho mọi phương thức vận tải: đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không. Vì vậy bạn nên sử dụng các điều kiện mà điểm phân chia rủi ro là lúc hàng hoá được giao cho người vận chuyển (carrier hay forwarder). Cụ thể:
- FOB => FCA
- CFR => CPT
- CIF => CIP
Những thuật ngữ phổ biến trong vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không
Dưới đây là một số thuật ngữ phổ biến trong vận tải hàng không, trong đó có những chữ cái viết tắt, hầu hết đều xuất phát từ tiếng Anh:
- A2A – Airport-to-Airport: vận chuyển từ sân bay khởi hành tới sân bay đích
- ATA – Actual Time of Arrival: Thời gian đến thực tế
- ATD – Actual Time of Departure: Thời gian khởi hành thực tế
- AWB – Air Waybill: vận đơn hàng không, lại được chia thành MAWB – Master Air Waybill (vận đơn chủ do hãng hàng không phát hành) và HAWB – House Air Waybill (vận đơn nhà do người giao nhận phát hành)
- Booking: Đề nghị lưu chỗ trên máy bay, được hãng hàng không xác nhận
- Dimensional Weight: Số đo trọng lượng thể tích, là khoảng trống hoặc khối lượng của lô hàng.
- FCR – Forwarder’s Certificate of Receipt: Giấy chứng nhận đã nhận hàng của người giao nhận
- FTC – Forwarder’s Certifficate of Transport: Giấy chứng nhận vận chuyển của người giao nhận
- FWR – Forwarder’s Warehouse Receipt: Biên lai kho hàng của người giao nhận (cấp cho người xuất khẩu)
- GSA – General Sales Agent: Đại lý khai thác hàng được hãng hàng không chỉ định
- IATA – International Air Transport Association: Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế
- NOTOC – Notification To Captain: Thông báo cho cơ trưởng, là danh sách hàng hóa trên máy bay báo cho cơ trưởng chuyến bay biết
- TACT – The Air Cargo Tariff: Bảng cước vận chuyển hàng hóa hàng không, do hãng hàng không công công bố
- POD – Proof Of Delivery: Bằng chứng giao hàng, chứng từ thể hiện về việc người vận tải đã giao hàng theo thỏa thuận.
- Volume charge: Cước phí vận tải hàng không tính theo dung tích hàng (thay vì trong trọng lượng)
- Weight charge: Cước phí hàng không tính theo trọng lượng hàng hóa thực tế
Còn nhiều những thuật ngữ và từ viết tắt nữa, nên tôi sẽ tổng hợp đầy đủ hơn trong một bài viết riêng để bạn tiện tra cứu.
Quy trình giao nhận vận chuyển
Khi chuẩn bị vận chuyển hàng hóa, cần nắm được các quy trình tác nghiệp, nghĩa là các bước công việc bạn sẽ cần thực hiện để xuất hay nhập khẩu lô hàng (tự làm hoặc thông qua đơn vị dịch vụ):
- Quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường hàng không
- Quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường hàng không
Với hàng nhập khẩu về Việt Nam, nếu bạn tự làm thủ tục nhận hàng tại sân bay thì có thể muốn biết những thông tin quan trọng như:
- Thủ tục nhận hàng tại sân bay Tân Sơn Nhất
- Thông tin chi tiết về kho TCS, kho SCSC
- Địa chỉ sân bay Tân Sơn Nhất, địa chỉ sân bay Nội Bài
- Dịch vụ thông quan tại Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Cát Bi
Bestcargo đơn vị vận tải hàng không chuyên nghiệp uy tín. Chúng tôi là nhà vận chuyển với nhiều kinh nghiệm trong vận tải hàng không nói riêng và logistics nói chung. Còn chần chừ gì mà không liên hệ chúng tôi đặt dịch vụ vận tải hàng hóa hàng không chuyên nghiệp.