Nội Dung Chính
Hướng dẫn nhập khẩu hóa chất dệt may Việt Nam – Hong Kong
Ngày nay, do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin và giao thông vận tải, sự chuyên môn hóa sản xuất ngày càng sâu và rộng, nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng đa dạng hóa đã thúc đẩy thương mại quốc tế ngày càng phát triển và trở thành bộ phận quan trọng trong hoạt động kinh tế đối ngoại của mỗi quốc gia.
Để hỗ trợ cho các doanh nghiệp, công ty vận chuyển chúng tôi phân tích một hợp đồng mẫu nhập khẩu hóa chất dệt may Việt Nam – Hồng Kong.
A. PHÂN TÍCH HỢP ĐỒNG VÀ BỘ CHỨNG TỪ
LIÊN QUAN
– Chủ thể tham gia thực hiện Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có bên xuất khẩu là Công ty TNHH HONG KONG (HONG KONG) và bên nhập khẩu là Công ty Cổ phần Việt Nam (Việt Nam).
* Bên nhập khẩu: (Bên A) là Công ty Cổ phần Việt Nam(Việt Nam).
+ Địa chỉ: tp. Nam Định, Nam Định
+ Điện thoại: +84 – 350 – 3611111
+ Fax: +84 – 350-3611111
* Bên xuất khẩu: (Bên B) Công ty TNHH HONG KONG (HONG KONG).
+ Địa chỉ: đường tây Hong Kong.
+ Số tài khoản tại ngân hàng HSBC : 400-595724-111
+ Mã số chi nhánh giao dịch : HSBCHKHAAAAA
– Chủ thể hợp pháp: Có tư cách pháp lí trong việc kí kết hợp đồng
– Đối tượng: hợp pháp.
Hàng hóa thuộc nhóm hàng xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép và thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Công thương (theo Phụ lục II Ban hành kèm theo Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ).
– Hình thức: Hợp pháp (Fax)
– Hợp đồng: 11/HK-VN
– Ngày 06/05/2015 hợp đồng được kí kết.
1.1. Điều I : Hàng hóa – Số lượng – Giá cả
MÔ TẢ HÀNG HÓA | SỐ LƯỢNG | GIÁ | TỔNG | |||
HÓA CHẤT CHO NGÀNH DỆT BÔNG | ||||||
ADALIN SO | 3000 | KGS | USD | 2.21 | USD | 6,630.00 |
BELSOFT 200DF | 1800 | KGS | USD | 1.07 | USD | 1,926.00 |
LAVIRON 118-SK-C | 1600 | KGS | USD | 3.72 | USD | 5,952.00 |
AVIRON NW-94 PI-V | 2000 | KGS | USD | 2.40 | USD | 4,800.00 |
TỔNG | 8400 | KGS | USD | 19,308.00 |
– Về chức năng từng chất :
BELSOFT 200DF là một chất làm mềm rất tốt cho nhựa và các loại vải thông thường. Nó dùng để làm mềm và ổn định các hiệu ứng trong thuốc tẩy peroxide. BELSOFT 200DF tránh sự hình thành của các nếp nhăn chạy trong nhuộm hàng mảnh.
Các chất ADALIN SO, LAVIRON 118-SK-C, AVIRON NW-94 PI-V không có tài liệu về công dụng cụ thể. Tuy nhiên theo bản brochure của Vietnam, các chất hóa học của công ty không sử dụng các chất hóa học bị cấm và có hại cho môi trường. Vì điều kiện thông tin không cho phép tìm hiểu thêm về các chất hóa học này nhưng chúng ta có thể tạm kết luận các chất hóa học trên được nhập khẩu vì chúng thuộc nhóm hàng xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép và thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Công thương (theo Phụ lục II Ban hành kèm theo Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ).
1.2. Điều II: Điều khoản giao hàng
– Ngày vận chuyển : từ tháng 6 năm 2015.
– Đóng gói : Tiêu chuẩn đóng gói xuất khẩu.
– Nguồn gốc : Sản xuất tại Trung Quốc.
– Cảng xuất khẩu : Cảng Thượng Hải, Trung Quốc.
– Cảng nhập khẩu : Cảng Hải Phòng , Việt Nam.
– Điều khoản vận chuyển : CIF.
* Nhận xét:
– Giá được hiểu là giá CIF Cảng Hải Phòng, nó có nghĩa là giá của bên bán hàng đã bao gồm giá thành của sản phẩm, cước phí vận chuyển và phí bảo hiểm ( theo Incoterm 2000).
CIF là viết tắt của điều kiện giao hàng, có nghĩa là giao hàng tại cảng dỡ hàng:Cost, Insurance, Freight (tiền hàng, cước phí, bảo hiểm).
Về cơ bản, nó phân chia trách nhiệm và rủi ro giữa người mua và bán hàng trong thương mại quốc tế. Với điều kiện này, người bán hàng chịu chi phí thuê tàu, bảo hiểm đến cảng dỡ hàng.
Với điều kiện CIF, rủi ro chuyển giao từ cảng xếp hàng, chứ không phải ở cảng dỡ. Người bán chỉ mua bảo hiểm đường biển thay cho người mua, sau đó họ gửi đơn bảo hiểm cho người mua cùng bộ chứng từ. Người mua mới là người được bảo hiểm. Vì thế, nếu tổn thất xảy ra trên đường vận chuyển, người mua chứ không phải người bán đứng ra đòi bảo hiểm.
Nói cách khác, với điều kiện cơ sở giao hàng là CIF, người bán trả phí vận chuyển nhưng không chịu rủi ro cho hàng hóa trên chặng vận chuyển biển.
1.3. Điều 3: Điều khoản thanh toán
– Phương thức chuyển tiền: bằng điện (T/T), trả sau.
Đây là phương thức thanh toán trong đó khách hàng yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho người hưởng lợi sau.
– Các bước của chuyển tiền bằng điện trả sau:
+ Bước 1: Người bán giao hàng và bộ chứng từ hàng hóa cho người mua.
+ Bước 2: Người mua ra lệnh cho ngân hàng người mua chuyển tiền để trả.
+ Bước 3: Ngân hàng người mua gửi giấy báo nợ cho người mua.
+ Bước 4: Ngân hàng bên mua chuyển tiền trả cho ngân hàng bên bán.
+ Bước 5: Ngân hàng bên bán gửi giấy báo có cho bên bán.
(Phân tích thêm ở phần Lệnh chuyển tiền)
Công ty vận chuyển đường biển quốc tế ASEAN SEAS LINE CCO., LIMITED.
– Thành lập: Tháng 3/2011 tại Hongkong
– Trụ sở: Thượng Hải – Trung Quốc
– Hiện ASL là chủ tàu và đang kinh doanh dịch vụ vận chuyển container (direct) từ Trung Quốc đến khu vực Đông Nam Á (Việt Nam, Philippines, Indonesia, Singapore…) và ngược lại về các cảng quốc tế lớn tại Trung Quốc như Thượng Hải, Ninh Ba, Thanh Đảo, Hạ Môn, Diêm Điền, Hồng Kông.
– Tổng số tàu: 03
=> Đánh giá: Đây là hãng tàu mới và vẫn đang trong giai đoạn phát triển. Khi lựa chọn hãng tàu này, ta có những ưu và nhược điểm sau:
– Ưu điểm:
+ Tàu chở hàng còn mới ( hay còn gọi là tàu trẻ ), có khả năng chứa lớn và công nghệ, thiết bị tiên tiến hiện đại hơn, kho chứa mới sẽ bảo đảm an toàn hơn cho hàng hóa.
+ Giá thành rẻ hơn so với các hãng nổi tiếng trước đó
+ Vì có ít tàu nên sẽ được công ty chú ý, kiểm soát chặt chẽ và giám sát nhiều hơn.
– Nhược điểm:
+ Là công ty mới nên hãng chưa có nhiều kinh nghiệm
+ Rủi ro cao nếu vận chuyển trên quãng đường dài mà chưa có nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên quãng đường từ Thượng Hải tới cảng Hải Phòng là không quá xa nên rủi ro không cao và có thể chấp nhận.
– Căn cứ vào bên phát hành: Đây là Surrendered Bill – giống như chức năng của một vận đơn bình thường khác, tuy nhiên trong nhiều trường hợp để thuận tiện cho việc lấy hàng ở đầu nhập khẩu, thì người xuất khẩu lựa chọn hình thức điện giao hàng (Telex release ).
+ Telex release là hình thức giao hàng cho consignee (công ty Việt Nam) mà shipper (công ty Hong Kong ) không cần gửi Bill gốc lại cho bên nhận hàng, giúp việc nhận hàng được nhanh và tiện lợi hơn.
+ Để thực hiện phương thức này, shipper (công ty Hong Kong ) phải trả lại bill gốc ( đủ 3 bản) và yêu cầu Hãng tàu hoặc Forwarder thực hiện Telex Release.
+ Sau đó Hãng tàu hoặc Forwarder sẽ “ gọi điện “ về đại lý ở đầu nhận hàng để giải phóng hàng. Khi hoàn tất, shipper (công ty Hong Kong ) sẽ nhận được bản Surrendered Bill này có nội dung gần giống Bill gốc và được đánh dấu “Telex Release BL Surrendered”.
+ Khi sử dụng hình thức này, ta có:
* Ưu điểm:
– Chỉ cần người xuất khẩu phát điện giao hàng thì bên nhập khẩu có thể giải phóng hàng ra được, người xuất khẩu không cần phải gửi bill gốc về cho người nhập khẩu nữa.
– Rất nhanh gọn, thuận tiện và tiết kiệm thời gian.
* Nhược điểm:
– Tốn thêm chi phí telex release – thường thì từ $25-$30/Bill
– Hàm chứa rủi ro khi đã thanh toán tiền hàng nhưng vẫn không nhận được điện giao hàng.
=> Nên sử dụng loại bill này đối với những đối tác đã quen thuộc và có quan hệ lâu dài, lâu năm.
– Căn cứ vào tình trạng bốc dỡ hàng hóa:
Đây là vận đơn đã bốc hàng lên tàu vì trong vận đơn có ghi “ Laden on Board “ nghĩa là xác nhận hàng đã được bốc qua lan can tàu, thể hiện người bán đã giao hàng theo đúng hợp đồng đã ký với người mua.
– Căn cứ vào phê chú trên vận đơn:
Đây là vận đơn hoàn hảo (Clean B/L) vì vận đơn không có ghi chú xấu rõ ràng về hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa.
– Căn cứ vào tính sở hữu:
Đây là Vận đơn đích danh (Straight B/L) vì trong đó có ghi rõ tên, địa chỉ người nhận hàng ( Công ty VIETNAM) và nhà chuyên chở chỉ giao hàng cho người có tên trên vận đơn đó. Trong một vài trường hợp, ngân hàng sẽ không khống chế được vận đơn này vì vận đợn đã xác nhận rõ quyền sở hữu của lô hàng.
– Căn cứ vào tính pháp lý của vận đơn:
Đây là Vận đơn bản sao (Copy B/L) vì có dấu “Copy”- là vận đơn bản phụ của vận đơn gốc, không có chữ ký tay, không giao dịch chuyển nhượng được (non-negotiable). Tuy nhiên bản Copy này có thể trở thành bản gốc bất cứ lúc nào nếu nó được người có thẩm quyền ký bằng tay lên đó.
– Căn cứ vào hành trình chuyên chở:
Đây là vận đơn đi thẳng (Direct B/L) vì hàng hóa được vận chuyển thẳng từ cảng bốc hàng (Shanghai) tới cảng dỡ hàng (Haiphong) mà không phải qua bất cứ một lần chuyển tải nào.
– Tổng trọng lượng cả bì của hàng hóa: 8770,100 Kgs = 8.87701 tấn
– Tổng dung tích hàng hóa: 30 CBM ( mét khối )
– Container: 1 container 20ft
Thường là container này sẽ chấp nhận trọng lượng tối đa 25 tấn và dung tích tối đa là khoảng 33 m3.
=> Về trọng lượng hàng hóa thì còn thấp so với sức chứa của container, tuy nhiên về dung tích là rất vừa vặn và phù hợp. Có thể nói sử dụng Container 20ft là 1 lựa chọn đúng đắn và hợp lý.
– CY-CY (Container yard – Container yard ):
+ Chữ CY đầu tiên để chỉ bãi Container tại cảng xếp hàng (Shanghai port – nơi Hãng tàu bắt đầu chịu trách nhiệm đối với Container hàng.
+ Chữ CY thứ hai để chỉ bãi Container tại cảng dỡ hàng (Haiphong port ) – nơi Hãng tàu hết trách nhiệm khi hoàn thành việc chuyên chở và dỡ Container đến bãi đó.
=> Điều này có nghĩa là Hãng tàu phải chịu trách nhiệm từ bãi container tại Shanghai port cho đến bãi container tại Haiphong port.
– Cước phí : Trả trước (Freight Prepaid).
+ Là loại cước khá phổ biến, hầu hết trong các vận đơn hãng tàu đều là cước này.
+ Bên giao hàng (công ty Hong Kong) phải có trách nhiệm trả cước trước thì hàng mới được lên tàu và hãng tàu không chấp nhận công nợ.
III. PHÂN TÍCH INVOICE
Hóa đơn thương mại là chứng từ trung tâm của bộ chứng từ thanh toán và được lập thành nhiều bản gốc và được dùng vào nhiều mục đích khác nhau. Hóa đơn thương mại có thể là hóa đơn tạm tính (Provisional invoice), hóa đơn chính thức (Final invoice), hóa đơn chi tiết ( Detailed invoice) hoặc hóa đơn chiếu lệ (Profomal invoice).
– Số & ngày lập hóa đơn:
+ Số hóa đơn: 242797
+ Ngày lập hóa đơn: 17.6.2015
– Tên, địa chỉ người bán người mua:
+ Người bán: HONG KONG Company Limited – Hong Kong
+ Người mua: Việt NamJoint Stock Company – Viet Nam
– Điều kiện thanh toán: thanh toán bằng điện T/T.
– Điều kiện, cơ sở giao hàng: giao hàng theo phương thức CIF của incoterm 2010, tại cảng Hải Phòng.
– Cảng xếp hàng: cảng Thượng Hải Trung Quốc.
– Cảng dỡ hàng: cảng Hải Phòng Việt Nam.
Gồm 4 cột:
– Cột 1: Số lượng hàng hóa
– Cột 2: Mô tả hàng hóa
– Cột 3: Đơn giá (USD)
– Cột 4: Thành tiền
– Thông tin về ngày gửi hàng còn thiếu.
– Chưa có tên tàu, số chuyến tàu.
– Chưa có tên cảng đi, tên cảng đến.
– Chưa có ngày rời cảng, ngày dự kiến đến.
– Trong bảng bao gồm các thông tin sau về hàng hóa:
+ Số lượng: Tổng cộng là 131 gói hàng (packages).
+ Cách đóng gói hàng: gồm 51 thùng phi (drums) và 80 bao đựng hàng (bags).
+ Mô tả: có 4 loại hàng hóa, chủ yếu là hóa chất. Gồm 3 loại ở dạng lỏng, và 1 loại ở dạng sáp.
+ Trọng lượng thực: tổng là 8400 Kgs.
+ Trọng lượng cả bì: tổng là 8770,10 Kgs.
=> Khi nhìn vào bảng thông tin này, ta có thể tính toán:
+ Cần bao nhiêu chỗ để xếp dỡ, chẳng hạn 1 container 20ft loại thường.
+ Có thể xếp dỡ hàng bằng công nhân, hay phải dùng thiết bị chuyên dùng như xe nâng, cẩu…
+ Phải bố trí phương tiện vận tải bộ như thế nào, chẳng hạn dùng xe loại mấy tấn, kích thước thùng bao nhiêu mới phù hợp.
+ Cẩn bao nhiêu pa-lét (tấm nâng hàng ) để thuận tiện cho việc tìm kiếm hàng và bốc xếp, tháo dỡ nhất.
– Số pa-lét ( tấm nâng hàng): 15.
– Container: 1 container 20ft FCL (Full Container Load ).
+ FCL có nghĩa là vận chuyển nguyên container, cho ta thấy bên Shipper ( công ty Hong Kong) có quyền sử dụng độc quyền container 20ft này cho việc vận chuyển toàn bộ hàng hóa của mình.
+ Bên shipper (công ty Hong Kong ) có trách nhiệm đóng hàng và consignee ( công ty VIETNAM) có trách nhiệm dỡ hàng khỏi container khi nhận được hàng.
=> Khi hàng vừa đủ đóng 1 container thì đây là lựa chọn phù hợp và kinh tế nhất.
Đây là tờ khai điện tử nhập khẩu trên Hệ thống VNACCS/VCIS.
– Mã doanh nghiệp: 0600311111
Theo Điều 30 của Luật doanh nghiệp quy định về Mã số doanh nghiệp: Mã số doanh nghiệp là dãy số được tạo bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, được cấp cho doanh nghiệp khi thành lập và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có một mã số duy nhất và không được sử dụng lại để cấp cho doanh nghiệp khác.
– Số tờ khai: 100453967610
Hệ thống tự động cấp cho doanh nghiệp số tờ khai
– Mã hải quan: 27pe
27pe là mã chi cục của Chi cục Hải quan Nam Định được quy định theo công văn số 15452/TCHQ-GSQL ngày 30/12/2014 của Tổng cục Hải quan.
– Ngày tờ khai: 26/06/2015
Ngày mà doanh nghiệp khai báo tờ khai hàng hóa.
– Danh sách container đã được HQ giám sát xác nhận. Tờ khai [100453911111] không có danh sách container chở qua khu vực giám sát.
Chi cục Hải quan đã kiểm tra số hiệu container, số lượng container và không thấy dấu hiệu gì khả nghi hay không phù hợp => Danh sách container của lô hàng được thông quan.
Ở dưới là Danh sách container đủ điều kiện qua khu vực giám sát Hải quan.
– Chi cục Hải quan giám sát: CC HQ CK cảng HP KV III
CC HQ CK cảng HP KV III: Chi cục Hải quan cửa khẩu Hải Phòng khu vực 3.
– Đơn vị XNK: Công Ty Cổ Phần Vietnam.
– Mã số thuế: 0600311111.
Mã số doanh nghiệp được dùng để thực hiện các nghĩa vụ về thuế, thủ tục hành chính và quyền, nghĩa vụ khác. (Mã số doanh nghiệp đồng thời là mã số thuế).
– Số tờ khai: như trên.
– Trạng thái tờ khai: Thông quan.
Theo quy định của Luật Hải quan Việt Nam: “thông quan là việc cơ quan Hải quan quyết định hàng hoá được xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải được xuất cảnh, nhập cảnh” => Hải quan đã cho phép chủ hàng là công ty CP Việt Namcó quyền định đoạt đối với hàng hóa của mình.
– Ngày tờ khai: như trên.
– Loại hình: Nhập nguyên liệu sản xuất xuất khẩu.
Công ty nhập các loại nguyên liệu như chất làm mềm vải, , chất hữu cơ hoạt động bề mặt lưỡng tính dạng lỏng, sáp nhân tạo sử dụng trong sản xuất kinh doɑnh các mặt hàng vải Ɗenim, giɑ công sản phẩm dệt, nhuộm sợi, vải bò, muɑ bán vật tư hóɑ chất phục vụ ngành nhuộm sợi, dệt mɑy.
– Luồng: Vàng
“Luồng vàng” nghĩa là doanh nghiệp phải in các tờ khai + phụ lục (nếu có) và mang theo bộ hồ sơ (Invoice, Packing list, Contract, Bill, C/O, …) lên trình cho hải quan. Nếu không vấn đề gì thì họ sẽ thông quan cho doanh nghiệp, nếu chứng từ chưa đủ thì họ sẽ yêu cầu doanh nghiệp phải bổ sung, còn nếu có nghi ngờ về chứng từ ko đúng với thực tế thì họ sẽ tiến hành kiểm tra thực tế lô hàng của doanh nghiệp.
– Dấu “Đã đối chiếu bản chính” của Ngân hàng Liên Việt Post Bank.
Khi nộp bộ chứng từ lên Hải quan, công ty đã photo Invoice, Packing list. Ngân hàng Liên Việt Post Bank đã đối chiếu với bản chính để xác nhận bản photo là xác thực.
2.1. Một số chỉ tiêu thông tin chung
– Số tờ khai: 100453911111
Hệ thống tự động cấp cho doanh nghiệp số tờ khai
– Số tờ khai tạm nhập tái xuất tương ứng: không có
Do doanh nghiệp không phải nhập khẩu sau khi tạm nhập hoặc tái nhập sau khi tạm xuất thì không phải xuất ra.
– Mã phân loại kiểm tra: 2
Tương ứng với “luồng vàng”, đã giải thích ở mục 1.
– Tên cơ quan Hải quan tiếp nhận tờ khai: NAMDINHTH
– Ngày đăng ký: 26/06/2015 09:56:51
Xuất ra giờ đăng ký dự định khai báo theo lịch dương (8 số) trong trường hợp dự kiến tiến hành khai báo vào ngày hôm sau ngày thực hiện nghiệp vụ hiện tại hoặc xa hơn nữa. Ngày xuất ra phải thỏa mãn điều kiện:
Ngày hệ thống ≦ Ngày dự kiến khai báo ≦ Ngày cuối cùng áp dụng tỷ giá ngoại tệ dùng để tính thuế
– Mã loại hình: E31 2 [4]
Mã loại hình được quy định theo Luật Hải quan, Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ, Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan ban hành bảng mã loại hình và hướng dẫn sử dụng. Tra cứu, ta được:
E31: Nhập nguyên liệu SXXK
Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng xuất khẩu. Nguyên liệu, vật tư có thể nhập khẩu từ khu phi thuế quan, DNCX hoặc nhập tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài. Trong trường hợp này là Công Ty Cổ Phần Việt Namnhập khẩu các nguyên liệu để sản xuất hàng hóa từ công ty HONG KONG Company Limited ở Hồng Kông.
2: Đường biển (container)
Điều kiện giao hàng là CIF Hải Phòng
[4]: Tổ chức gửi tổ chứcHONG KONG COMPANY LIMITED gửi VIỆT NAM JOINT STOCK.
– Ngày thay đổi đăng ký: không có
Trường hợp không xuất ra, hệ thống sẽ áp dụng ngày mà nghiệp vụ này được thực hiện để xuất ra thông tin tại chỉ tiêu này.
– Mã số hàng hóa đại diện của tờ khai: 3809
Theo Phụ lục I – Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam (Ban hành kèm theo Thông tư số 103/2015/TT-BTC ngày 01 tháng 07 năm 2015 của Bộ Tài chính), Chương 38: mã hàng 3809 gồm các tác nhân để hoàn tất, các chế phẩm tải thuốc nhuộm để làm tăng tốc độ nhuộm màu hoặc để hãm màu và các sản phẩm và chế phẩm khác (ví dụ, chất xử lý hoàn tất vải và thuốc gắn màu), dùng trong ngành dệt, giấy, thuộc da hoặc các ngành công nghiệp tương tự, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác.
Trong tờ khai hàng hóa này gồm các mặt hàng: chất làm mềm vải, chất hữu cơ hoạt động bề mặt lưỡng tính dạng lỏng, sáp nhân tạo đều thuộc mã hàng 3809.
– Mã bộ phận xử lý tờ khai: 00
Hệ thống sẽ tự động xác định mã Đội thủ tục xử lý tờ khai dựa trên mã HS.
00: Đội thủ tục hàng hóa xuất nhập khẩu.
2.2. Trang 5
– Số đính kèm khai báo điện tử: ETC – 720248611111
“ETC”: Loại khác
720248611111: do hệ thống cấp tại nghiệp vụ HYS
– Phần ghi chú: HĐ PO TCE 1505001-R (06/05/2015) – UY THAC XK: HONG KONG SPECIAL CHEMICALS (SHANG HAI).
HĐ PO TCE 1505001-R: mã số hợp đồng.
06/05/2015: ngày ký kết hợp đồng.
HONG KONG SPECIAL CHEMICALS (SHANG HAI): hàng hóa được ủy thác xuất khẩu.
– Mục thông báo của Hải quan
Mục này có nghĩa là Tờ khai hàng hóa nhập khẩu này đã được bộ phận Hải quan kiểm tra và đây là phần nội dung thông báo của Hải quan với doanh nghiệp.
– Tên trường đơn vị Hải quan: CCT CC HQ Nam Định
Ký hiệu của Chi cục Hải quan Nam Định.
– Ngày cấp phép: 26/06/2015
– Ngày hoàn thành kiểm tra: 26/06/2015
=> Tờ khai hàng hóa đã được Hải quan kiểm tra, phù hợp với các yêu cầu, điều luật nên đã được chi cục cấp phép thông quan.
– Thời hạn cho phép vận chuyển bảo thuế (khởi hành): 29/06/2015
– Địa điểm đích cho vận chuyển bảo thuế: 27PECPE
27PECPE là mã chi cục của Chi cục Hải quan Nam Định được quy định theo công văn số 15452/TCHQ-GSQL ngày 30/12/2014 của Tổng cục Hải quan.
– Dấu “LIENVIETPOSTBANK PAID”
Việc đóng dấu của Ngân hàng lên tờ khai HQ là quy định về quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước. Nếu không đóng dấu lên Tờ khai hải quan, một doanh nghiệp có thể sử dụng Tờ khai này đến các Ngân hàng khác nhau và chuyển tiền nhiều lần cho cùng một nội dung, cho cùng một số tiền.
Cần đóng đấu ngân hàng để:
– Về phía ngân hàng: đóng dấu vào tờ khai là chứng tỏ ngân hàng đã bổ sung hết chứng từ hải quan khi làm thủ tục thanh toán.
– Về phía doanh nghiệp: để xác định số tiền doanh nghiệp chuyển cho khách hàng có đủ không, có ngày tháng chuyển thì khi kiểm tra dễ hơn, tính chênh lệch tỷ giá đỡ mất thời gian, vì có công ty nhập khẩu rất nhiều, không thể dò xem là chuyển ngày nào cho lô hàng nào được.
2.3. Trang 6
Các thông tin chỉ tiêu chung đã phân tích ở trên.
<01> : Loại hàng hóa thứ nhất
– Mã số hàng hóa: 38099110
Theo Phụ lục I – Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam (Ban hành kèm theo Thông tư số 103/2015/TT-BTC ngày 01 tháng 07 năm 2015 của Bộ Tài chính), Chương 38:
+ 380991: Loại dùng trong công nghiệp dệt hoặc các ngành công nghiệp tương tự.
+ 38099110: Tác nhân làm mềm (chất làm mềm), đơn vị tính theo kg.
Mặt hàng này thuộc nhóm hàng xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép và thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Công thương (theo Phụ lục II Ban hành kèm theo Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ).
– Mã quản lý riêng: 127PE
Hệ thống sẽ xuất mã nguyên phụ liệu nhập khẩu đã đăng ký với cơ quan hải quan (trường hợp phải thanh khoản nguyên phụ liệu nhập sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất).
– Mô tả hàng hóa: 58#&Chất làm mềm vải (Adalin so)
Công ty đã phân tích phân loại hàng hóa theo số 09/TB-PTPL ngày 08/01/2015
– Trị giá hóa đơn: 6 630
Đơn vị ở đây là USD vì đơn giá hóa đơn ghi 2,21 USD
– Thuế nhập khẩu:
+ Trị giá tính thuế(S): 144 368 250 VND
Xuất ra trị giá tính thuế do hệ thống tính toán
+ Thuế suất: A 5%
Hệ thống sẽ xuất ra một trong các mã phân loại thuế suất thuế nhập khẩu tương ứng với loại hàng hóa.
A: là mã ứng với được hưởng thuế suất nhập khẩu ưu đãi.
=> Mặt hàng này được hưởng thuế suất nhập khẩu ưu đãi là 5%.
– Số lượng(1): 3000 KGM
Xuất số lượng hàng hóa nhập khẩu của từng dòng hàng theo đơn vị tính trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
KGM: kilogram
Mặt hàng này được tính theo đơn vị là kilogram.
– Số lượng(2): 3000 KGM
Xuất trọng lượng hàng hóa nhập khẩu của từng dòng hàng.
Ở đây số lượng(1) và số lượng(2) đều lấy là trọng lượng 3000 kg vì tờ khai này chỉ có một mặt hàng là chất làm mềm vải.
– Trị giá tính thuế(M): 144 368 250
Xuất ra trị giá tính thuế do người khai nhập thủ công (M)
=> Cả hệ thống và người khai đều tính ra cùng một giá trị thuế và sẽ nộp thuế theo trị giá này.
– Nước xuất xứ: CN – CHINA – B01
+ “CN – CHINA”: Mã nước Trung Quốc.
+ “B01”: mã Biểu thuế tương ứng loại thuế suất thuế nhập khẩu, B01 là biểu thuế nhập khẩu ưu đãi (thuế suất MFN).
– Miễn/Giảm/Không chịu thuế và thu khác: VK120
Xuất mã miễn/giảm/không chịu thuế và thu khác trong trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng miễn/giảm /không chịu thu khác.
Ở đây VK120 là mã dùng trong VNACCS, là nhóm nguyên liệu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu.
2.4. Trang 7
<02> : Loại hàng hóa thứ hai
– Mã số hàng hóa: tương tự đã phân tích ở mục 3
– Mô tả hàng hóa: 57#&Chất làm mềm vải (Belsoft 200DF)
Công ty đã phân tích phân loại hàng hóa theo số 09/TB-PTPL ngày 08/01/2015, Belsoft 200DF cũng thuộc nhóm 38099110: Tác nhân làm mềm (chất làm mềm).
Mặt hàng này thuộc nhóm hàng xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép và thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Công thương (theo Phụ lục II Ban hành kèm theo Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ).
Các thông số còn lại tương tự như mục 2.3.
2.5. Trang 8
<03> : Loại hàng hóa thứ ba
– Mã số hàng hóa: 34021990
Theo Phụ lục I – Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam (Ban hành kèm theo Thông tư số 103/2015/TT-BTC ngày 01 tháng 07 năm 2015 của Bộ Tài chính), Chương 34.
+ 3402: Chất hữu cơ hoạt động bề mặt (trừ xà phòng); các chế phẩm hoạt động bề mặt, các chế phẩm dùng để giặt, rửa (kể cả các chế phẩm dùng để giặt, rửa phụ trợ) và các chế phẩm làm sạch, có hoặc không chứa xà phòng, trừ các loại thuộc nhóm 34.01.
+ 34021990: là nhóm các chất khác thuộc nhóm các chất hữu cơ hoạt động bề mặt, đã hoặc chưa đóng gói để bán lẻ.
Mặt hàng này thuộc nhóm hàng xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép và thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Công thương (theo Phụ lục II Ban hành kèm theo Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ).
– Mô tả hàng hóa:56#&Chất hữu cơ hoạt động bề mặt lưỡng tính dạng lỏng (Laviron 118 SK-C)
Công ty đã phân tích phân loại hàng hóa theo số 09/TB-PTPL ngày 08/01/2015, Laviron 118 SK-C là chất hữu cơ hoạt động bề mặt.
– Thuế suất: A 8%
Mặt hàng này được hưởng thuế suất nhập khẩu ưu đãi là 8%.
Các thông số còn lại tương tự như mục 2.3.
2.6. Trang 9
<04> : Loại hàng hóa thứ tư
– Mã số hàng hóa: 3404090
Theo Phụ lục I – Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam (Ban hành kèm theo Thông tư số 103/2015/TT-BTC ngày 01 tháng 07 năm 2015 của Bộ Tài chính), Chương 34.
+ 3404: Sáp nhân tạo và sáp đã được chế biến.
+ 3404090: Loại khác các chất từ poly(oxyetylen) (polyetylen glycol) hay của than non đã biến đổi hóa học.
Mặt hàng này thuộc nhóm hàng xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép và thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Công thương (theo Phụ lục II Ban hành kèm theo Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ).
– Mô tả hàng hóa: 63#Sáp nhân tạo (Avirol NW 94 P-VI)
Công ty đã phân tích phân loại hàng hóa theo số 09/TB-PTPL ngày 08/01/2015, Avirol NW 94 P-VI là chất thuộc nhóm sáp nhân tạo.
– Thuế suất: A 3%
Mặt hàng này được hưởng thuế suất nhập khẩu ưu đãi là 3%.
Các thông số còn lại tương tự như mục 2.3.
– Phương thức chuyển tiền: bằng điện (T/T), trả sau.
Đây là phương thức thanh toán trong đó khách hàng yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho người hưởng lợi sau.
Ở đây, công ty Cổ phần Việt Nam (người mua) ủy nhiệm cho Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Chi Nhánh Nam Định trích tài khoản của mình một số tiền là 19380 USD chuyển cho tài khoản của công ty HONG KONG Company Limited (người bán) tại HSBC Hong Kong. Lệnh chuyển tiền được gửi vào ngày 16 tháng 7 năm 2015, cũng là ngày mà container chở hàng được cấp giấy phép thông quan.
* Nhận xét:
Hình thức thanh toán T/T trả sau thuận lợi cho công ty nhập khẩu vì:
– Thanh toán đơn giản, quy trình nghiệp vụ dễ dàng.
– Tốc độ nhanh chóng.
– Chi phí thanh toán TT qua ngân hàng tiết kiệm hơn thanh toán LC.
– Bên mua không bị đọng vốn ký quỹ LC.
– Chứng từ hàng hoá không phải làm cẩn thận như thanh toán LC.
– Nhận được hàng trước khi giao tiền nên nhà nhập khẩu không sợ bị thiệt hại do nhà xuất khẩu giao hàng chậm hoặc hàng kém chất lượng.
Ngân hàng mà công ty Cổ phần Việt Nam ủy nhiệm là ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt.
Ngân hàng Bưu điện Liên Việt tiền thân là Ngân hàng Liên Việt được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận nguyên tắc cấp giấy phép thành lập và hoạt động theo công văn số 12803/NHNN-CNH ngày 3 tháng 11 năm 2007. Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) xếp thứ 87 trong tổng số 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam theo bảng xếp hạng VNR500 – TOP 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam 2011 (VietNam Report).
Hiện nay, mạng lưới hoạt động của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt đã được trải dài khắp cả nước và có các chi nhánh Đại lý tại 100 nước trên thế giới, giúp đáp ứng nhu cầu của khách hàng mọi lúc mọi nơi.
– Lợi ích khi sử dụng dịch vụ:
+ Thủ tục đơn giản, nhanh chóng;
+ Tiền được chuyển nhanh, an toàn, chi phí thấp;
+ Có thể chuyển nhiều loại ngoại tệ khác nhau;
+ Thông tin về mọi giao dịch của Khách hàng được bảo mật tuyệt đối.
=> Ngân hàng đã thành lập được 7 năm nên có kinh nghiệm, có hệ thống hiện đại => thuận lợi cho công ty Cổ phần Việt Nam thanh toán hóa đơn.
B. PHÂN TÍCH QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
– Giấy phép nhập khẩu là một biện pháp quan trọng để nhà nước quản lý nhập khẩu. Vì thế sau khi ký kết hợp đồng nhập khẩu, doanh nghiệp phải xin giấy phép nhập khẩu để thực hiện hợp đồng đó.
– Phân loại hàng hóa:
+ Theo như hợp đồng, bên Vietnam sẽ nhập khẩu từ bên Hong Kong Hongkong tất cả 4 loại hàng hóa có xuất xứ Trung Quốc:
- Adalin So (Chất làm mềm vải) – Mã HS: 38099110
- Belsoft 200DF (Chất làm mềm vải) – Mã HS: 38099110
- Laviron 118 SK-C (Chất hữu cơ hoạt động bề mặt lưỡng tính dạng lỏng) – Mã HS: 34021990
- Avirol NW 94 P-VI (Sáp nhân tạo) – Mã HS: 34049090
+ Dựa trên nghị định 187, những mặt hàng hóa trên là những sản phẩm có chứa hóa chất và thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ Công Thương.
+ Theo như nghị định số 12/2006/NĐ-CP, khi nhập khẩu những mặt hàng này phải có giấy phép của Bộ Công Thương. Vì vậy, bên Vietnam phải có trách nhiệm đi xin phép Bộ Công Thương nhập khẩu mặt hàng này.
– Hồ sơ xin phép nhập khẩu cơ quản quản lý là Bộ Công Thương thường bao gồm: Đơn xin nhập khẩu, bản sao hợp đồng đã ký với nước ngoài, phiếu hạn ngạch, VISA, giấy báo trúng thầu…
2.1. Khai báo hải quan
– Chức năng khai báo các chi tiết về hàng hoá trên tờ khai để cơ quan hải quan kiểm tra các thủ tục giấy tờ. Yêu cầu của việc kiểm tra là:
+ Tự khai báo và kê khai đầy đủ, trung thực và chính xác.
+ Không gạch xóa, sửa chữa, thay thế tờ khai
+ Phải tự chịu trách nhiệm về lời khai của mình.
– Trên tờ khai của bên nhập khẩu ( VN ) đã có đầy đủ:
+ Loại hàng, tên hàng, số lượng, khối lượng, giá trị hàng
+ Thuế suất, trị giá tính thuế, số tiền thuế.
– Khi đi khai báo, bên Vietnam xuất trình các giấy tờ sau:
+ Tờ khai hải quan: 2 bản chính
+ Hợp đồng mua bán hàng hóa( Sales Contract): 1 bản sao
+ Hóa đồng thương mại( Invoice): 1 bản chính, 1 bản sao
+ Vận tải đơn( Bill of Lading): 1 bản sao y bản chính
+ Hồ sơ bổ sung: 1 số giấy tờ đi kèm nếu có.
2.2. Xuất trình hàng hoá để kiểm tra:
– Ở hợp đồng này, bên hải quan đã xếp loại mặt hàng này vào kiểm tra ở mức số 2: Luồng vàng.
Điều này có nghĩa bên hải quan sẽ kiểm tra chi tiết hồ sơ và miễn kiểm tra thực tế hàng hóa. Do đó, bên nhập khẩu sẽ không phải tốn chi phí về nhân công để mở đóng các kiện hàng.
– Thực hiện các quyết định của hải quan sau khi kiểm soát giấy tờ và hàng hoá, hải quan sẽ ra các quyết định như:
+ Cho phép hàng được qua biên giới (Thông quan).
+ Cho hàng đi qua kèm theo điều kiện như phải sửa chữa, phải bao bì lại… chủ hàng phải nộp thuế.
+ Lưu khoá ngoại quan.
+ Hàng không được nhập khẩu.
Bên nhập khẩu (Vietnam) phải trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua một đơn vị nhận uỷ thác giao nhận tiến hành:
– Ký kết hợp đồng uỷ thác cho cơ quan vận tải (cảng Hải Phòng) về việc giao nhận hàng từ tàu.
– Xác nhận với bên Cảng kế hoạch tiếp nhận hàng nhập khẩu
– Cung cấp các tài liệu cần thiết cho việc giao nhận hàng hoá như vận đơn, lệnh giao hàng…
– Thông báo cho các đơn vị trong nước đặt mua hàng nhập khẩu (nếu hàng nhập khẩu cho một đơn vị trong nước) và dự kiến ngày hàng về, ngày thực tế tàu chở hàng về đến cảng hoặc toa xe chở hàng đưa hàng về sân giao nhận.
– Thanh toán cho cơ quan vận tải các phí tổn về giao nhận, bốc xếp, bảo quản và vận chuyển hàng nhập khẩu.
– Theo dõi việc giao nhận, đôn đốc cơ quan vận tải lập các biên bản về hàng hoá và giải quyết trong phạm vi quyền hạn của mình những vấn đề xảy ra trong việc giao nhận.
– Hàng hóa sẽ được giám định bởi bên thứ 3 về chất lượng và phẩm chất. Vì hàng hóa đạt tiêu chuẩn nên bên nhập khẩu (Vietnam) sẽ tiến hành thanh toán.
– Dựa trên phương thức thanh toán TT Payment After Shipment, bên nhập khẩu (Vietnam) sẽ ra lệnh cho ngân hàng LienViet Post Bank chuyển tiền để trả cho bên xuất khẩu (Hong Kong Hongkong ).