Hướng dẫn nhập khẩu thiết bị y tế từ Hàn Quốc

Nội Dung Chính

Hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng tất yếu và là một yêu cầu khách quan đối với bất kì quốc gia nào trên thế giới trong quá trình phát triển. Các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng thiết lập được nhiều mối quan hệ với các doanh nghiệp khác trên thế giới, góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại phát triển mạnh mẽ và đa dạng. Để hỗ trợ cho các doanh nghiệp, công ty vận chuyển chúng tôi hướng dẫn hợp đồng xuất nhập khẩu mẫu thiết bị y tế từ Hàn Quốc.

PHÂN TÍCH HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ

1.1       Tổng quan về hợp đồng

1.1.1     Đặc điểm

  • Chủ thể của hợp đồng

+ Bên mua: Công ty cổ phần đầu tư thiết bị y tế Vietnam. Trụ sở tại: Ha Noi, Viet Nam

+ Bên bán: Công ty thiết bị y tế Korea. Trụ sở tại: Gyeonggi-DO, Korea.

  • Bên mua và bên bán có trụ sở thương mại tại 2 nước khác nhau là Việt Nam và Hàn Quốc.
  • Hàng hóa được di chuyển qua khỏi biên giới quốc gia của một nước
  • Đồng tiền thanh toán là USD
  • Đồng tiền thanh toán là ngoại tệ đối với cả 2 bên. Là đồng tiền quốc tế, có giá trị quy đổi cao. Thuận tiện cho cả 2 bên

Nhận xét: Các đặc điểm trên thỏa mãn với đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

1.1.2     Điều kiện hiệu lực của hợp đồng

  • Chủ thể hợp đồng
  • Chủ thể hợp đồng bên mua và bên bán có đủ tư cách pháp lý. Về phía Việt Nam, theo nghị định 57/1998/NĐ –CP ngày 31/7/1998, là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh.
  • Đối tượng của hợp đồng: Là hàng hóa thiết bị y tế
  • Đối tượng của hợp đồng là hợp pháp, hàng hóa XNK không thuộc danh mục hàng cấm (Nghị định 187- 2013/NĐ-CP), là hàng hóa được phép xuất khẩu
  • Nội dung hợp đồng:

Đây là hợp đồng Xuất nhập khẩu. Hợp đồng được kí kết giữa hai bên theo các điều khoản:

+ Về đối tượng của hợp đồng

+ Điều khoản thanh toán

+ Điều khoản giao hàng

+ Điều khoản về chất lượng, đóng gói và bảo hành

+ Chấp nhận hàng hóa

+ Địa điểm và những thông tin cần thiết của 2 bên

+ Chữ kí

  • Nội dung hợp đồng là hợp pháp và có các điều khoản cơ bản, chủ yếu
  • Hình thức của hợp đồng

Hợp đồng có hình thức là văn bản. Đó là bản hợp đồng được sự thỏa thuận và ký kết giữa 2 bên. Chữ kí của hai bên được kí những pháp nhân có thẩm quyền. Các trình bày hợp đồng rõ ràng, dễ hiểu, tránh gây nhầm lẫn cho 2 bên.

  • Hình thức của hợp đồng là hợp pháp

Nhận xét: Mua bán hàng hóa quốc tế được thực hiện trên cơ sở hợp đồng. Và hợp đồng trên có hiệu lực và có giá trị pháp lý tương đương. Hình thức hợp đồng là văn bản: an toàn, toàn diện, rõ ràng và dễ kiểm tra.

1.1.3     Bố cục hợp đồng

  • Hợp đồng trình bày rõ:

+ Số hiệu hợp đồng: HL-CT15-1029

+ Ngày tháng kí kết hợp đồng: ngày 29 tháng 10 năm 2015

+ Tên và địa chỉ của 2 bên

+ Cơ sở pháp lý để kí kết hợp đồng:

Hợp đồng nêu rõ: hợp đồng này được kí kết bởi 2 bên theo các điều khoản

  • Hợp đồng đã được sự thỏa thuận và đồng ý của hai bên. Đây là cơ sở pháp lý để kí kết hợp đồng

. Các điều khoản: Các điều khoản được quy định rõ ràng, dễ quan sát theo từng mục trong hợp đồng

. Chữ kí của 2 bên

Nhận xét: Hợp đồng có bố cục rõ ràng, gồm những điều mục cần thiết của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

1.2       Các điều khoản trong hợp đồng

1.2.1     Điều kiện về đối tượng hợp đồng

  1. Về đối tượng hợp đồng
  • Hợp đồng gốc ghi quy định đầy đủ về tên hàng hóa, số hiệu hàng hóa, kích thước hàng hóa, số lượng, giá. Tên hàng hóa được kết hợp giữa tên hàng hóa kèm với công dụng của nó

Hàng hóa gồm:

  1. Giường bệnh viện thủ công
  2. Tủ kệ cạnh giường
  3. Tủ kệ cạnh giường (bản mẫu thử)

(Hợp đồng đính kèm dưới đây đã được bảo mật giá)

  • Đối tượng của hợp đồng là hàng hóa XNK không thuộc danh mục hàng cấm (Nghị định 187- 2013/NĐ-CP)

Điều khoản về giá được quy định trong điều kiện về đối tượng hợp đồng

  1. Điều khoản về giá
  • Đồng tiền tính giá

Hợp đồng sử dụng đồng tiền của nước thứ 3, là đồng tiền: USD

  • Đây là một đồng tiền mạnh, tự do chuyển đổi. Đồng tiền USD có tính ổn định cao, phù hợp với tập quán mua bán hàng hóa quốc tế. Do hai bên mua bán xuất nhập khẩu có trụ sở kinh doanh tại hai nước khác nhau, sử dụng đơn vị tiền tệ lưu thông khác nhau nên sử dụng đồng tiền USD rất thuận lợi cho cả 2 bên.
  • Xác định mức giá

Trong hợp đồng, giá được xác định bằng giá cố định

  • Do hàng hóa là hàng thiết bị y tế thông thường và giá cả ít biến động nên giá được hai bên thống nhất và xác định vào thời điểm kí kết hợp đồng và giá không thay đổi trong quá trình thực hiện hợp đồng.
  • Phương pháp quy định giá

Người bán cung cấp hàng hóa cho người mua theo giá CIF tại cảng Đình Vũ, cảng Hải Phòng, Việt Nam.

* Quy định về điều kiện CIF (Incoterm 2010)

Người bán phải kí hợp đồng và trả các chi phí, cước phí để đưa hàng đến cảng đến được quy định là cảng Đình Vũ, Hải Phòng, Việt Nam.

Người bán phải trả:

+ Chi phí xếp hàng lên tàu và chi phí nội địa

+ Chi phí vận chuyển và chi phí bảo hiểm

  • Thuận lợi khi hợp đồng sử dụng điều kiện giá CIF
  • Bên bán (Bên Hàn Quốc):

+ Về bên Hàn Quốc có lợi thế nhiều hơn Việt Nam về hãng tàu, bảo hiểm. Hãng tàu chất lượng cao, đảm bảo an toàn. Bảo hiểm ở nước bên bán cũng có lợi thế và uy tín hơn Việt Nam. Hàng hóa thiết bị y tế thường có giá trị lớn, vì vậy trị giá bảo hiểm cao. Doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam thường chỉ có vốn thấp, không đảm bảo được chất lượng bảo hiểm đối với những lô hàng lớn. Vậy nên thường hay sử dụng công ty bảo hiểm của nước ngoài

+ Bên bán đã có mối quan hệ làm ăn quen thuộc, lâu dài với hãng tàu và hãng bảo hiểm. Vì vậy họ có thể hiểu được hãng nào uy tín, chất lượng đảm bảo và có thể thương lượng được giá cả rẻ hơn và có lợi cho họ hơn so với giá đề ra trong hợp đồng.

  • Bên mua (Bên Việt Nam)

+ Bên mua do chưa có kinh nghiệm về thuê hãng tàu và hãng bảo hiểm nên nếu phải thực hiện những thủ tục trên thì sẽ rất rủi ro. Các doanh nghiệp VN không phải thuê tàu và mua bảo hiểm cho hàng hóa nên có thể tránh được những rủi ro trong việc thuê tàu và mua bảo hiểm như giá cước tăng , phí bảo hiểm tăng , không thuê được tàu , tàu không phù hợp … vì sợ những rủi ro đó nên chúng ta nhượng  lại việc thuê tàu và bảo hiểm cho khách hàng nước ngoài .

  • Vì vậy, khi thực hiện theo giá CIF, Việt Nam không cần có nghĩa vụ thuê tàu và bảo hiểm, có nhiều thuận lợi cho cả 2 bên.
  • Rủi ro lợi khi hợp đồng sử dụng điều kiện giá CIF
  • Bên bán (bên Hàn Quốc)

Bên bán phải chịu trách nhiệm rủi ro và chi phí cao hơn so với khi áp dụng các điều kiện giá khác

  • Bên mua(bên Việt Nam)

+Thất thu ngoại tệ do nhập khẩu với giá cao.
+ Không tạo điều kiện thuận lợi để gia tăng doanh số dịch vụ cho các hãng tàu và hãng bảo hiểm của Việt Nam.
+ Không tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm cho người lao động làm trong các ngành dịch vụ vận tải và bảo hiểm hàng hóa.
+ Doanh nghiệp có thể bị động với phương tiện vận tải, hậu quả có thể phải trả thêm những chi phí phát sinh như chi phí lưu kho, trả lãi suất….
+ Bị mất đi những khoản hoa hồng của các hãng vận tải và bảo hiểm trả cho người thuê dịch vụ của họ.
+ Gặp khó khăn khiếu nại đòi bồi thường nếu có tranh chấp xảy ra giữa doanh nghiệp Việt Nam với các hãng tàu nước ngoài.

1.2.2     Điều khoản về thanh toán

  1. Đồng tiền thanh toán

Đồng tiền thanh toán là đồng tiền của nước thứ ba. Là đồng USD

  • Đây là 1 đồng tiền mạnh, dễ dàng quy đổi, thuận tiện cho cả 2 bên
  1. Thời hạn thanh toán

Người mua chi trả cho hàng hóa theo: 100% thư tín dụng trả ngay

Với ngân hàng hưởng lợi là: Ngân hàng công nghiệp  Hàn Quốc.

Với đầy đủ địa chỉ , số tài khoản và mã số chuyển đổi của ngân hàng

  1. Phương thức thanh toán

Hợp đồng sử dụng phương thức thư tín dụng chứng từ LC

Phí ngân hàng trong quốc gia người bán là dành cho tài khoản của người bán, bên ngoài quốc gia của người bán là dành cho tài khoản của người mua

Phí ngân hàng trong quốc gia người mua là dành cho tài khoản người mua, trong quốc gia của người bán là dành cho người bán

Những chứng từ cần thiết cho thanh toán

+ Hóa đơn thương mại

+ Bản kê chi tiết đóng gói

+ Bản gốc vận đơn sạch đã bốc hàng lên tàu

+ Giấy chứng nhận bảo hiểm: 1 bản gốc, 2 bản copy

+ Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ cấp bởi phòng thương mại Hàn Quốc

+ Giấy chứng nhận phẩm chất, chất lượng cấp bởi nhà sản xuất

  • Trong hợp đồng không quy định ngân hàng issuing bank. Người mua tự chọn ngân hàng là ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam để đề nghị mở LC. Đây là ngân hàng thuộc top 10 những ngân hàng uy tín của Việt Nam.
  • Nhận xét: Giảm bớt rủi ro cho người xuất khẩu. Tuy nhiên, với hợp đồng không có sự thỏa thuận giữa 2 bên về ngân hàng phát hành LC thì có thể khi người mua chọn ngân hàng không uy tín sẽ có thể có những rủi ro như ngân hàng phá sản,…
  • Ưu điểm của phương thức LC:

Trong phương thức tín dụng chứng từ ngân hàng không chỉ là người trung gian thu hộ,chi hộ, mà còn là người đại diện bên nhập khẩu thanh toán tiền cho bên xuất khẩu, đảm bảo cho tổ chức xuất khẩu được khoản tiền tương ứng với hàng hoá mà họ đã cung ứng,đồng thời đảm bảo cho tổ chức nhập khẩu nhận được số lượng, chất lượng hàng hoá tương ứng với số tiền mình đã thanh toán.

Với những ưu điểm đó phương thức thanh toán chứng từ đã trở thành phương thức thanh toán hữu hiệu nhất cho cả hai bên xuất khẩu và nhập khẩu

+ Về phía nhà xuất khẩu: rủi ro ít nhất, ngân hàng phát hành có trách nhiệm thanh toán tiền hàng nếu bộ chứng từ phù hợp với nội dung trong L/C.

+Về phía nhà nhập khẩu: được đảm bảo việc chuyển hàng

  • Nhược điểm của phương thức LC

Phương thức thanh toán này tốn nhiều thời gian do phải thực hiện qua nhiều bước

Việc lập chứng từ đòi hỏi phải có độ chính xác cao, ít sai sót và kiểm tra chứng từ tiến hành qua nhiều bên nếu có sai sót phải sửa lại làm cho nhà nhập khẩu lâu nhận được chứng từ thanh toán để nhận hàng, tốn kém chi phí cho việc bảo quản hàng hóa ở cảng nhập khẩu; nhà xuất khẩu chấp nhận được tiền thanh toán.

Chi phi giao dịch với ngân hàng lớn.

  • Nhận xét rủi ro:

Trong hợp đồng không nêu rõ thời hạn người mua phải mở LC, vì vậy sẽ có thể xảy ra rủi ro khi ký hợp đồng xong, người mua, có thể vì một lý do nào đó mà không mở L/C hoặc mở L/C chậm so với thời hạn quy định trong hợp đồng mua bán.

Trong hợp đồng không quy định thời gian hiệu lực của L/C. Nếu không quy định trước, người mua sẽ tự đề ra thời gian hiệu lực cho L/C. Rủi ro ở đây là nếu thời gian hiệu lực không hợp lí sẽ phải sửa đổi  L/C, muốn sửa đổi L/C phải mất nhiều thời gian và gây ảnh hưởng đến việc giao hàng, có thể mất những chi phí không đáng có.

  • Trong trường hợp này nếu hợp đồng không quy định, người mua cần phải tính toán kĩ để mở một L/C có thời hạn hiệu lực hợp lí tránh việc chỉnh sửa sau này

1.2.3     Điều khoản giao hàng

  1. Thời gian giao hàng và địa điểm giao hàng

Hàng sẽ được giao trong vòng 4 đến 5 tuần sau khi mở LC theo điều kiện CIF(incoterm 2010) cảng Hải Phòng, Việt Nam

+ Hàng xếp hàng: cảng biển Busan, Hàn Quốc

+ Hảng đến: Cảng Đình Vũ, Hải Phòng, Việt Nam

  • Hợp đồng đã quy định rõ thời gian và địa điểm giao hàng. Để tránh nhầm lẫn dẫn đến phát sinh những chi phí không đáng có cho cả người mua và người bán
  1. Thông báo giao hàng

Trong hợp đồng không đề cập đến thông báo giao hàng nên cả 2 bên phải thống nhất với nhau

Sau khi người mua mở LC để cho người bán hưởng lợi thì khi đó người bán mới chấp nhận giao hàng.

ETD Người bán sẽ gửi thông báo hàng đã lên tàu cho người mua bằng thư điện tử.

ETA: Trước 2 ngày khi tàu đến, người bán sẽ gửi thông báo cho người mua để người mua chuẩn bị những giấy tờ và những chi phí cần thiết để ra nhận hàng.

  • Nhận xét: Trong hợp đồng không thỏa thuận hàng có giao từng phần không? Có cho phép chuyển tải hàng hóa không?

Nhưng trong L/C có yêu cầu không cho phép giao hàng từng phần và cho phép chuyển tải

1.2.4     Điều kiện về chất lượng, đóng gói và bảo hành

  1. Về chất lượng

Chất lượng hàng hóa được bán theo hợp đồng này phải hoàn toàn phù hợp với điều kiện kỹ thuật và các tiêu chuẩn nhà nước tồn tại trong tiêu chuẩn quốc tế

  • Vì đây là loại hàng hóa về máy móc thiết bị y tế nên điều kiện kỹ thuật phải được quy định rõ và phải đảm bảo những tiêu chuẩn cụ thể. Tuy nhiên trong hợp đồng, 2 bên không thỏa thuận rõ những điều kiện kĩ thuật chính xác.
  • Như vậy dẫn đến rủi ro khi người bán giao sai hàng hóa, bên bán có thể thay đổi thông số kĩ thuật dẫn đến sai chất lượng hàng hóa
  • Hợp đồng nên có sự thỏa thuận về chất lượng kĩ thuật và phải có phụ lục kĩ thuật kèm theo để tránh những sai sót

Về điều kiện chất lượng sẽ được làm rõ hơn trong chứng từ kèm theo “ giấy chứng nhận chất lượng”

  1. Về đóng gói
  • Đóng gói là để đảm bảo an toàn cho hàng hóa và bảo vệ tránh khỏi những tác hại trong quá trình vận chuyển và lưu trữ
  • Bao bì bên ngoài của hàng hóa phải được đính kèm với hướng dẫn thao tác và sử dụng

Về điều kiện đóng gói sẽ được làm rõ hơn trong chứng từ kèm theo “Bản kê chi tiết hàng hóa”

  1. Về bảo hành

Người bán chịu trách nhiệm với bên mua tất cả các thiệt hại được phát sinh khi đóng gói hay chỉ dẫn không chính xác

Người bảo hành của bên bán phải bảo hành cho những khuyết điểm của chất liệu và chuyên môn trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày giao hàng

  • Nhận xét:

Do đặc tính của hàng hóa nên những sai sót về chất liệu sản phẩm và thao tác kỹ thuật của sản phẩm là không thể tránh khỏi. Vì vậy hợp đồng quy định về điều khoản bảo hành là cần thiết. Vì hàng hóa này không mang tính công nghệ cao, chỉ cần cần đảm bảo thông số kĩ thuật. Vì vậy, về điều kiện bảo hành không cần quá khắt khe

Tuy nhiên, trong hợp đồng chỉ quy định thời gian bảo hành mà không quy định rõ nội dung bảo hành như vậy khi xảy ra tranh chấp sẽ bất lợi cho người mua

Hợp đồng nên thỏa thuận rõ hơn về điều kiện bảo hành (nên có quy định về bảo hành đính kèm:

+Những lỗi nào thì được bảo hành?

+Tiêu chuẩn bảo hành như thế nào? Với điều kiện nào thì được bảo hành miễn phí, điều kiện nào thì bảo hành mất phí?

+ Vì là 100% tiền trả ngay nên cần có sự ràng buộc bảo hành. VD:  lại số tiền 5-10% tiền hàng trong thời gian bảo hành

+ Khi bảo hành thì giải quyết ở Việt Nam hay chuyển hàng hóa đi đâu? Chi phí phát sinh ai chịu?

1.2.5    Chấp nhận hàng hóa

Việc kiểm soát kỹ thuật hàng hóa sẽ được kiểm tra bởi kỹ sư của bên bán hoặc nhà sản xuất trước khi gửi hàng. Hàng hóa sẽ được làm việc dựa trên tiêu chuẩn kỹ thuật và không có bất cứ thiệt hại nào. Việc kiểm tra kỹ thuật và thử nghiệm hàng hóa để xác nhận sự tuân thủ về các đặc điểm kỹ thuật được thực hiện tại thời điểm cài đặt ở Việt Nam bởi bên mua và được chấp nhận bởi người mua. Bên mua phải thông báo cho nhà cung cấp trong thời gian chấp nhận hàng hóa. Nếu hàng hóa đã qua sự kiểm soát kỹ thuật hoặc sự thử nghiệm mà không tuân thủ các thông số kỹ thuật thì bên mua có thể từ chối hàng hóa và người bán phải thay thế hàng hóa hoặc phải thực hiện những thay đổi cần thiết, phù hộ với các thông số kỹ thuật mà không cần bất cứ khoản phí bổ sung nào

  • Hàng hóa là thiết bị y tế, mang tính kĩ thuật cao. Việc đảm bảo tuân thủ các thông số kĩ thuật là rất cần thiết. Trong hợp đồng, 2 bên đã thỏa thuận rất rõ về việc kiểm tra, thử nghiệm hàng hóa. Sự thỏa thuận rõ ràng này để tránh những thiệt hại cho người mua, đảm bảo chất lượng hàng hóa tốt nhất. Cần có sự kiểm tra chặt chẽ của cả 2 bên người bán và người mua để tránh trường hợp hàng đã được gửi đi nhưng không đảm bảo chất lượng hoặc có sai sót không đáng có sẽ dẫn đến phát sinh những chi phí gây tốn kém.

1.2.6    Địa điểm, những thông tin cần thiết và chữ kí

  1. a) Địa điểm và những thông tin cần thiết

2 bên nêu rõ trong hợp đồng đầy đủ các thông tin về tên công ty, địa điểm, số điện thoại, số fax, website

  • Nhận xét: Những thông tin đầy đủ trên giúp cả 2 bên nắm rõ được thông tin của nhau và sử dụng chúng để liên hệ, gửi các thông báo hay có thắc mắc, khiếu nại,…
  1. b) Chữ kí

Hợp đồng có đầy đủ chữ kí và đóng dấu của cả 2 bên. Chữ kí là của những người có thẩm quyền trong công ty; cụ thể là giám đóc 2 công ty

  • Đây là hợp đồng có hiệu lực và có tính pháp lý.

1.3       Nhận xét tổng quan về hợp đồng

1.3.1    Ưu điểm

Hợp đồng có nội dung và bố cục khá đầy đủ các điều khoản.  Các điều khoản quy định khá chặt chẽ.

Đây là bản hợp đồng giữa hai bên đã làm ăn lâu dài và quen biết nhau

1.3.2    Nhược điểm

Hợp đồng không quy định về các điều khoản

+ Thời gian hiệu lực hợp đồng

+ Điều khoản về bảo hiểm: Nếu hợp đồng không quy định về bảo hiểm thì người bán có nghĩa vụ bảo hiểm là tối thiểu, 10% giá trị của hợp đồng

+ Điều khoản về phạt và bồi thường thiệt hại:

Ðiều khoản này qui định những biện pháp khi hợp đồng không được thực hiện (toàn bộ hay một phần). Ðiều khoản này cùng lúc nhằm hai mục tiêu:
. Ngăn ngừa đối phương có ý định không thực hiện hay thực hiện không tốt hợp đồng.
. Xác định số tiền phải trả nhằm bồi thường thiệt hại gây ra.

Một số lí do vi phạm: chậm giao hàng, giao hàng không phù hợp về số lượng và chất lượng, chậm thanh toán,…

Vì vậy khi hợp đồng không quy định thì khi 1 trong 2 bên vi phạm hợp đồng thì không có cơ sở để giải quyết.

+ Điều khoản về khiếu nại và trọng tài

Trong hợp đồng không quy định điều khoản trên thì khi có vấn đề tranh chấp, khiếu nại không thể xác định được:

. Về khiếu nại: quy định trình tự tiến hành khiếu nại, thời hạn có thể nộp đơn khiếu nại, quyền hạn và nghĩa vụ của các bên liên quan đến việc phát đơn khiếu nại, các phương pháp điều chỉnh khiếu nại;

. Về trọng tài: Ai là người đứng ra phân xử? Tòa án Quốc gia hay Tòa án trọng tài, trọng tài nào, thành lập ra sao? Luật áp dụng vào việc xét xử? Phân định chi phí trọng tài.

+ Điều khoản bất khả kháng

Bảo hiểm chỉ chi phí cho những rủi ro khi vận tải hàng hóa, nhưng nếu những rủi ro khác xảy xa thì hợp đồng nên quy định rõ ai sẽ chịu trách nhiệm

+ Trong hợp đồng không quy định hàng hóa có được chuyển tải hay không? Hợp đồng không quy định về điều khoản giao hàng từng phần hay toàn phần. Nhưng trong L/C có quy định nên ngân hàng phát hành sẽ dựa vào L/C để quyết định chuyển tiền

 

PHÂN TÍCH BỘ CHỨNG TỪ LIÊN QUAN

2.1       Vận đơn

2.1.1    Phân tích hình thưc vận đơn

  • Ngôn ngữ tiếng anh: L/C quy định “the following documents must be presented in triplicate in English”
  • Loại vận đơn là Master bill do hãng tàu HANJIN kí phát cho shipper, trên vận đơn có logo của hãng tàu.
  • Hanjin là một trong các hãng vận tải lớn nhất Hàn Quốc, hãng vận tải lớn thứ 7 trên thế giới. Mặc dù vào 31/8/2016 hãng vận tải này đã đệ đơn xin bảo hộ phá sản tuy nhiên vào thời điểm của giao dịch này thì đây vẫn là một hãng vận tải lớn, có năng lực tốt.
  • Đây là vận đơn thuê tàu chợ (liner)vì vận đơn không đề “to used with Charter Party” (sử dụng với hợp đồng thuê tàu)
  • Vận đơn tàu chợ với 3 chức năng:

+ Biên lai giao nhận giữa người chuyên chở và người nhận hàng.

+ Bằng chứng sở hữu hàng hóa.

+ Bằng chứng xác nhận hợp đồng vận tải giữa người chuyên chở và người thuê tàu

Khác với vận đơn tàu chuyến không có giá trị pháp lí của một hợp đồng vận tải vì hợp đồng thuê tàu chính là hợp đồng vận tải.

  • Có đóng dấu ORIGINAL và chữ original ở góc phải: vận đợn gốc.
  • Các ngân hàng luôn yêu cầu dùng B/L gốc vì có tính pháp lí cao nhất, tuy nhiên việc lấy bill gốc sẽ có nhiều hạn chế:

+ Mất thời gian và rủi ro cho người nhận không kịp nhận hàng do vận đơn gốc phải chuyển phát nhanh qua đường hàng không đến NHPH tại Việt Nam (L/C at sign) rồi sau đó tiến hàng kiểm tra, thanh toán rồi mới đến tay người nhận.

+ Tuyệt đối cấm kị khi làm mất bill gốc hãng tàu : các hãng tàu sẽ không release hàng, thường phải cam kết một lượng tiền mặt tương đương 110% giá trị hàng hóa nếu muốn release hàng, hãng tàu sẽ giữ tiền trong vòng 2 năm.

+ Khó khăn trong in ấn: mặt sau của B/L gốc dẫn chiếu các điều kiện qui định liên quan đến mặt trước với kích thước 0.3mm để chống làm giả rất khó in, tốn kém công sức  và tiền bạc), nếu so với sử dụng SEAWAY BILL (giấy nhận hàng đi với tàu chỉ dẫn chiếu ngắn gọn các điều khoản)

  • Đây là vận đơn thông thường trong vận tải đường biển vì chỉ ghi “BILL OF LADING”, là loại vận đơn đơn phương thức truyền thống đang dần được thay thế bởi loại vận đơn đa phương thức phát hành dùng cho nhiều mục đích, nhiều phương thức chuyên chở.

2.1.2    Phân tích nội dung vận đơn

Trong tín dụng có yêu cầu nộp vận đơn phục vụ thanh toán, vận đơn đã thỏa mãn các tiêu chí sau để được NHTM chấp nhận:

  1. Bộ đầy đủ các bản gốc:

NO.OF ORIGINAL B(s)/L SIGNED: THREE (3)

  • Vận đơn phải đầy đủ 3 bản gốc có ghi chú “bản gốc thứ nhất” (Original), “bản gốc thứ hai” (Duplicate), “bản gốc thứ ba” (triplicate).
  1. Ký vận đơn:

Có chữ kí của người chuyên chở cuối vận đơn (as carrier)

  • Bất cứ chữ ký hay chứng thực nào của người chuyên chở hoặc thuyền trưởng phải được nhận biết họ đích thực là người chuyên chở hoặc thuyền trưởng.
  1. Ghi chú đã bốc hàng:

LADDEN ON BOARD THE VESSEL (VESSEL: SINKOR HONGKONG; VOYAGE: 0082S)

  • Ngân hàng khi yêu cầu xuất trình bộ chứng từ để thanh toán tiền hàng thường yêu cầu vận đơn đã bốc hàng, tức là vận đơn được phát hành khi hàng đã thực sự được bốc lên tàu.Việc bốc hàng lên tàu hoặc giao hàng lên một con tàu “đích danh” được thể hiện bằng từ ngữ đã được in từ trước trên mặt vận tải đơn rằng hàng đã được bốc xong lên tàu hoặc ghi chú đã bốc lên tàu có kèm ngày tháng bốc hàng lên tàu đích danh đó (Điều 22-ii của UCP 600 2007 ICC). Trường hợp này, ngày phát hành vận tải đơn được coi là ngày bốc hàng lên tàu và là ngày giao hàng.
  1. Cảng bốc hàng và dỡ hàng:
  • L/C qui định:
    Port of Loading/Airport of Departure: BUSAN SEAPORT, KOREA
    Port of Discharge/Airport of Destination: DINH VU PORT IN HAI PHONG PORT, VIETNAM
  • Bill of lading:
    pier or place of receipt: BUSAN
    port of loading: BUSAN
    port of discharge: HAI PHONG
    place of delivery( by on carrier): HAI PHONG
  • Cảng bốc hàng (port of loading) được chỉ định theo yêu cầu của L/C phải thể hiện ở ô cảng bốc hàng trên B/L, có thể được ghi vào ô “Nơi nhận hàng” (pier or place of receipt) nếu biết rõ ràng là hàng hóa đã được vận chuyển từ nơi nhận hàng đó bằng tàu biển và với điều kiện là có ghi chú chứng minh rằng hàng hóa đã được bốc lên tàu tại cảng quy định ở “Nơi nhận hàng” hoặc tương tự. Trường hợp này cảng bốc hàng và cảng nhận hàng cùng là BUSAN nên không có ghi chú gì đặc biệt.
  • Cảng chuyển tải (port of discharge) chỉ định theo yêu cầu của L/C phải thể hiện ở ô cảng chuyển tải trên B/L, thì có thể nó lại được ghi vào ô “Nơi đến cuối cùng” (place of delivery) nếu biết rõ ràng là hàng hóa đã được vận chuyển đến nơi đến cuối cùng bằng tàu biển và với điều kiện là có ghi chú chứng minh rằng cảng dỡ hàng là cảng quy định ở “Nơi đến cuối cùng”. Trường hợp này cảng chuyển tải và cảng đến cùng là HAI PHONG nên không có ghi chú gì đặc biệt
  1. Người nhận hàng, bên ra lệnh, người gửi hàng và ký nhận, bên thông báo:
  • shipper/exporter:

HALIM MEDICAL QUIPMENT CO., LTD HALIM, PLUS BLDG., BOKJEONG-DONG, SUJEONG GU, SEONGNAM-SI, GYEONGGIDO, KOREA

  • Yêu cầu điền đủ tên và địa chỉ, trường hợp này số điện thoại, email, fax …không ghi để bảo mật cho shipper.
  • consignee:

TO ORDER OF NORTH ASIA COMMERCIAL JOINT STOCK BANK

  • Với kiểu ký hậu này “To order of …. – Giao hàng theo lệnh của ” thì người được hưởng lợi lại tiếp tục được phép chuyển nhượng vận đơn cho người tiếp theo bẳng cách ký hậu thêm một lần nữa ở phía mặt sau của vận đơn. Trong trường hợp không chuyển nhượng tiếp thì người được hưởng lợi sẽ cầm vận đơn đi lấy hàng như là người hưởng lợi cuối cùng.
    Trong vận đơn này, ngân hàng đã không kí hậu vào mặt sau để chuyển quyền sở hữu cho người nhận nên theo nguyên tắc khi bên mua sẽ không thể nhận hàng khi cầm vận đơn này. Có thể do có giao dịch lâu dài nên bên mua vẫn có thể lấy hàng ở cảng được tuy nhiên khi xảy ra tranh chấp thì đây sẽ là điểm bất lợi cho cả ngân hàng lẫn người mua:

+ Người mua không nhận được hàng: mất thêm chi phí lưu container tại cảng, thiệt hại hư hỏng về hàng hóa, chậm trễ ảnh hưởng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp,…

+  Ngân hàng phát hành: Mặc dù, thanh toán tín dụng chứng từ vận hành dựa trên cam kết thanh toán có điều kiện của ngân hàng đối với người thụ hưởng, tuy nhiên người trả tiền cuối cùng thực chất là nhà nhập khẩu. Do đó, bên nhập khẩu có thể từ chối thanh toán thanh toán, NH phát hành mất cả chì lẫn chài đồng thời còn thiệt hại về uy tín.

  • Trừ khi applicant kí quỹ 100% giá trị L/C, NHPH hiếm khi cho phép vận đơn thể hiện consignee : người mở thư tín dụng, vì trong trường hợp này ngân hàng sẽ là đối tượng phải lo về việc thanh toán cho người bán và việc người mua thanh toán cho mình, khi hàng về mà người nhận hàng chưa hoặc không thành toán thì ngân hàng sẽ giữ lô hàng này lại, trong trường hợp xấu nhất thì ngân hàng có thể ký hậu cho người khác nhận hàng, chuyển quyền sở hữu lô hàng (gọi là “bán hàng trên vận đơn”) hoặc chính mình đi nhận lô hàng này.
  • notify party:

VIETNAM MEDICAL EQUIPMENT INVESMENT JOINT STOCK COMPANY, HA NOI, VIETNAM

  • Được yêu cầu trong L/C “AND NOTIFY THE APPLICANT”, khi hàng đến cảng thì người mua Vietnam được thông báo để thực hiện thanh toán cho người bán.

+ Chuyển tải hàng hóa:

Trường hợp này LC cho phép chuyển tải: “Transhipment: ALLOWED” tuy nhiên toàn bộ quá trình chỉ được dùng một vận đơn.

Tàu đi Direct: hàng không thay đổi tàu trong suốt quá trình vận tải nhưng tàu vẫn có thể ghé nhiều cảng để bốc dỡ hàng hóa khác.
Vì thế trên vận đơn ghi: port of loading: BUSAN – port of discharge: HAI PHONG – place of delivery( by on carrier): HAI PHONG.

+ B/L hoàn hảo:

. Không có phê chú xấu- vận đơn hoàn hảo (clean B/L)

. SAID TO CONTAIN và SHIPPER’S LOAD & COUNT trong phần description of goods là phê chú tốt chứng tỏ hàng hóa đã được kiểm tra khớp với mô tả trong vận đơn.

  • Chứng tỏ vận đơn sạch.

+ Các sửa chữa và thay đổi:

  • Những sửa chữa và thay đổi trên B/L phải được xác nhận. Những xác nhận như thế phải được thể hiện là so người chuyên chở, thuyền trưởng hoặc bất kỳ người đại lý nào của họ thực hiện

+ Cước phí và phụ phí:

. FREIGHT  PREPAID = CY/CY

  • Cước trả trước: Hãng tàu thường qui định dùng cước trả trước tại cảng load hàng vì hãng tàu không chấp nhận công nợ. Vì hợp đồng này là bán FOB nên bên bán sẽ phải chịu toàn bộ các chi phí này bao gồm: phí DEM/DET( phí sử dụng container của hãng tàu quá thời hạn miễn phí hãng tàu đề ra), phụ phí THC (phí thu để bù đắp cho các chi phí làm hàng tại cảng: bốc hàng từ bãi lên cầu tàu,…trả cho cảng mà hãng tàu đăng kí hoạt động), …

. FREIGHT ALL AS ARRANGED

  • Tức là tất cả cước phí và phụ phí đã được thỏa thuận trước giữa hãng tàu và shipper, hãng tàu không muốn tiết lộ mức cước của mình.

Một số yếu tố khác:

  1. BOOKING NO. (Số booking trong lệnh giao container rỗng) và container & seal no. (số của container và số niêm phong chì) phải được ghi chú đầy đủ để tracking hàng hóa khi thất lạc.
  2. FORWARDING AGENT REFERENCES: DUCK YANG ULC
    Bên bán đã thuê bên thứ 3 để tiến hành làm việc với hãng tàu, tuy nhiên vẫn lấy master bill của hãng tàu.
  • Ưu điểm:
  • bên bán không phải trực tiếp làm việc với hãng tàu: book tàu, mặc cả,…giúp chuyên môn hóa
  • hàng số lượng nhỏ chỉ 1 container (1x20HC CONTAINER ONLY) thì forwarder sẽ đóng ghép giúp tiết kiệm chi phí, đồng thời sẽ lựa chọn tuyết đường tốt nhất, phương thức và hãng vận tải phù hợp nhất cho nhu cầu của người bán.
  • Ngoài ra forwarder còn có thể thông quan, cung cấp thông tin làm B/L,… nếu được yêu cầu.
  • Lấy master bill của hãng tàu có giá trị rất cao về mặt pháp lý (thường các NHTM chỉ chấp nhận master bill chứ không chấp nhận house bill do forwarder cấp, trừ khi là forwarder lớn) và an toàn hơn cho bên bán (khi xảy ra sự cố có thể cầm thẳng master bill đến hãng tàu đòi hàng, nếu lấy house bill thì rất rủi ro)
  • Nhược điểm:
  • Chỉnh sửa trên master bill thường rất khó, tùy thuộc vào việc hàng đã khai báo với hải quan và làm manifest chưa, nếu rồi thì nhiều khi mức phạt lên tới 5000$, so với chỉnh sửa trên house bill thì phức tạp hơn rất nhiều: forwarder chỉ cần sửa trên hệ thống của họ.

Vì vậy nên sàng lọc thông tin cẩn thận trước khi gửi cho forwarder làm vận đơn không nên để forwarder tự lọc thông tin từ hợp đồng hay chứng từ sẽ dễ sai sót, cố gắng chỉnh sửa vận đơn trước hạn và trước khi hàng được khai báo tại cảng đến.

  1. Số container: 1x20HC ONLY
    Container 20HC là container chứa hàng khô nhưng cao hơn (HC= height container) với thông số kĩ thuật như sau:
  • Kích thước vỏ:
  • Bên ngoài:

+ Rộng: 8ft ~ 2.440 m

+ Cao: 9 ft 6.0 in ~ 2.895 m

+ Dài: 20 ft ~ 6.060 m

  • Bên trong:

+ Rộng: 7 ft 8.6 in ~ 2.352 m

+ Cao: 8 ft 10.2 in ~ 2.689 m

+ Dài:  19 ft 4.2 in ~ 5.898 m

  • Kích thước cửa:
  • Rộng: 92.1 in ~ 2.340 m
  • Cao: 101.7 in ~ 2.585 m
  • Thể tích: 37.4 CBM (1 CBM= 1m3)
  • Trọng lượng hàng tối đa: 28,140 kg
  • Trọng lượng vỏ: 2,340 kg
  • Trọng lượng hàng tối đa cả vỏ: 30,480 kg

Khối lượng hàng cả bao thực tế là: 4230 kg, thể tích là 35.36 m3 và đặc tính hàng hóa phù hợp với loại container này.

  • Nhận xét:

Vận đơn thiếu một số mục:

  • Không có L/C no. như L/C yêu cầu.
  • Thiếu các mục như MARKS & NOS. có thể gây khó khăn cho người nhận hàng.

Tuy nhiên nhìn chung đây vẫn là một vận đơn đầy đủ, chi tiết, tính pháp lí cao.

2.2       Hóa đơn thương mại

  • chứng từ cơ bản của công tác thanh toán và do người bán (shipper) phát hành để yêu cầu người mua phải trả số tiền hàng đã được ghi trên hoá đơn. Hoá đơn nói rõ đặc điểm hàng hoá, đơn giá và tổng trị giá của hàng hoá, điều kiện cơ sở giao hàng (theo incoterm), phương thức thanh toán, phương thức chuyên chở hàng
  • về benificial , consignee , notify party , invoice no , L/C , issuing bank , port ò loading , final destination, carrier giống trong các chứng từ trước
  • Đơn vị : số lượng PCS : chiếc

Giá hàng : US$

  • REMARK : phương thức giao hàng : CIF
  • FREIGHT PREPAIR : phần cước thuê tàu người mua trả trước cho công ty vận tải , thực tế sau đó tiền này sẽ được tính vào khoản thanh toán cho người mua qua giá hàng ..
  • Thời gian giao hàng( ngày tàu đi ) : vào ngày hoặc gần ngày 07/12/2015

Thông báo ngày giao hàng , thời điểm di chuyển rủi ro

  • MARKS AND NUMBER : như trong certificate (tên 2 công ty xuất nhập khẩu , STT gói hàng , mã hóa đơn )
  • Mô tả hàng hóa :

Hàng hóa được đối chiếu với hợp đồng thương mại đã kí giữa 2 công ty xuất nhập khẩu vào tháng 10/2015

Liệt kê hàng hóa như trong packing list ngoài ra có ghi rõ một sản phẩm BED SIDE CABINET là sản phẩm mẫu tuy nhiên chưa ghi rõ số thứ tự đánh ngoài thùng chứa sản phẩm mẫu , trên thực tế điều này không quan trọng lắm , người nhập khẩu có thể lựa chọn bất cứ thùng hàng nào để kiển tra phẩm chất hàng .

  • Phí HANDLING CHARGE : là phụ phí do hãng tàu hoặc forwarder lập ra thu của shipper hoặc consignee nhằm bù đắp chi phí take care lô hàng ví dụ như phí giao dịch giữa đại lý của hãng tàu / forwarder , chi phí làm maniest và chi phí làm D/O ( mặc dù đã thu phí D/O) , chi phí điện thoại chi phí khấu hao . Phí HANDLING CHARGE không có bản kê chi tiết trong hợp đồng .
  • INLAND COST : khoản phụ phí phát sinh khi mang hàng hóa từ một phần của nước này sang nước khác . phụ phí này cũng không có bản kê chi tiết trong hợp đồng . về cơ bản nó bao gồm tiền vận chuyển và tiền làm các thủ tục nội địa
  • SEA FREIGHT : phí vận tải đường biển . phí này bên xuất khẩu là công ty Korea chịu trách nghiệm thanh toán cho công ty vận tải sau đó người nhập khẩu sẽ trả cho người xuất khẩu sau .
  • INSUARANT COST: giá bảo hiểm

Giá này không quá 110% giá trị lô hàng

  • 5 khoản mục thanh toán trên đều là hàng hóa và dịch vụ thực giao , tránh gây ra tranh chấp trong nghĩa vụ thanh toán
    • Lưu ý khi làm hóa đơn thương mại
  • Trong hợp đồng này người bán phải đảm bảo thông tin ghi trên invoice khớp với thông tin lô hàng do sử dụng L/C . Đánh giá : đã khai đúng đủ những thông tin cơ bản giống với trong L/C , tuân thủ quy định của UCP 600 .
  • Invoice nay không ghi tổng giá trị lô hàng , đây là điều cũng thường gặp trong thực tê , các bên giao dịch thường không muốn để lộ báo giá để tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp .

Do không ghi tỏng giá trị lô hang nên nguwòi bán người mua ngân hàng cần phải có thỏa thuân chung về giá trị thanh toán tránh trường hợp số tiền thanh toán vượt quá giá trị L/C , dẫn đến ngân hàng từ chối thanh toán , gây ra tranh chấp giữa các bên , mất tinh thần thiện chí .

  • Invoice đã đề cập đến các khoản phụ phí phát sinh , tuy nhiên để chặt chẽ hơn và có lợi hơn cho quá trình giao dịch cần chú ý một số loại phụ phí khác như phụ phí xăng dầu , phụ phí phát sinh khi có sự ùn tắc tại cảng……
  • Có chữ kí và dấu của đại diện bên phát hành commerce invoice , invoice này là hợp pháp , chuẩn form , đủ điều kiện để thực hiện nghĩa vụ thanh toán .
  • Căn cứ theo Thông tư liên tịch số 60/2011/TTLT-BTC-BCT-BCA hướng dẫn chế độ hóa đơn, chứng từđối với hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường (TTLT 60/2011/TTLT-BTC-BCT-BCA), cơ sở kinh doanh hàng hóa nhập khẩu cần nắm rõ quy định về: cách xác định hàng hóa ( được đề cập đầy đủ trong giấy chưng nhận nguồi gốc , chất lượng ) nhập khẩu lưu thông trên thị trường; loại hóa đơn, chứng từ kèm; thời hạn xuất trình hóa đơn(như trên ) , chứng từ( bộ chứng từ kèm theo tùy theo yêu cầu của ngân hàng nếu phát hành invoice để thanh toán hoặc theo yêu cầu của công ty vận tải khi thanh toán cước vận tải biền ); xử lý vi phạm. (tuân theo ICC 2010)
  • Hóa đơn đúng với các yêu cầu của UCP 600 , có một lưu ý là Hóa đơn thương mại không cần phải ký, hóa đơn có chữ ký thì phải được quy định rõ trong L/C.

Cho dù L/C không yêu cầu, nhưng nếu trong bộ chứng từ, hối phiếu không được sử dụng như là một phương tiện đòi tiền bắt buộc mà thay vào đó là hoá đơn thương mại thì việc ghi ngày tháng phát hành cũng như ký hoá đơn là cần thiết. Hơn thế nữa, tại Việt Nam, thị trường thương phiếu (bao gồm hối phiếu đòi nợ và hối phiếu nhận nợ) chưa phát triển thì hoá đơn thương mại được sử dụng như một chứng từ tài chính là hết sức quan trọng và người bán nhất thiết phải ký và ghi ngày phát hành.

2.3       Đóng gói

  • Loại đơn : bản gốc ( ORIGIN)
  • Bên đóng gói : KOREA MEDICAL EQUIPMENT CO., LTD
  • Manufacturer ( nhà sản xuất ) : như đã trình bày trong giấy chứng nhận chất lượng
  • Bên nhận thông báo

VIETNAM MEDICAL  EQUIPMENT JOINT STOCK COMPANY. VIETNAM

HA NOI , VIET NAM .

Notify party là người nhận thông báo hàng đến khi tàu đã cập cảng đến. Notify party có thể là consignee hoặc không phải consignee , ở đây consignee là TO ORDER OF VIETNAM EXIMBANK BA DINH BRANCH, 4A LANG HA, BADINH HA NOI VIET NAM như trong giấy chứng nhận nguồn gốc. Trách nhiệm của VIETNAM MEDICAL EQUIPMENT JOINT STOCK COMPANY là cho ngân hàng eximbank chi nhánh Ba Đình khi hàng đến và cử người ra nhận hàng, xác nhận hàng cập bến

  1. Departure date ( ngày khởi hành ) : 15/7/2015
  2. Cảng đi : BUSAN SEA PORT, KOREA
  3. Cảng đến : HAI PHONG PORT VIET NAM
  4. Số hóa đơn và ngày lập : HL-IN15-0328& 03/12/2015
  5. L/C

Mã số L/C : 1700ILSEIB140105

Ngày : 05/11/2015

Ngân hàng phát hành L/C : EXIMBANK CHI NHANH BA DINH

  1. Ghi chú

+ Nguồn gốc : hàng hóa từ miền nam Hàn Quốc

+ Điều kiện cơ sở giao hàng : CIF HAI PHONG PORT, VIET NAM

  • Điều kiện giao hàng đã được dẫn chiếu theo incoterm 2010 trong hợp đồng , bên bán có nghĩa vụ mua bảo hiểm và trình giấy tờ bảo hiểm cho lô hàng , rủi ro di chuyển từ người bán sang người mua kể từ khi hàng hóa được giao lên tàu tại cảng đi ( BUSAN PORT , KOREA )
  1. POS

+ Xếp STT hàng hóa , STT thùng hàng . nội dung hàng và khối lượng

  • Từ STT 1-35 mặt hàng : Hospital bed (mã sản phẩm : HL-900)số lượng 35 chiếc (PCS)

Khối lượng tịnh 1 chiếc : 80 Kg x 35 PCS

Khối lượng cả bao một chiếc : 90 Kg x35 PCS

Kích cỡ : 980x2230x380 đơn vị : mm

  • Từ STT 36-71 mặt hàng : bed side cabinet mã sản phẩm : HC-BSC-100

Số lượng :36 PCS

Khối lượng một chiếc : 20 Kg x 36

Khối lượng cả bao một chiếc : 30 Kg x 36

Kích thước : 470 x 510 x 730 đơn vị : mm

+ Tổng số kiện hàng : 71 C/S

+ Tổng số lượng hàng : 71 PCS

+ Tổng khối lượng tịnh : 3520 Kg

+ Tổng khối lượng cả bao : 4230 Kg

+ Tổng thể tích : 35.36 CBM

  • CBM : cubic meter = 1M3
  • Đánh số thứ tự thuận tiện cho bên mua khi nhận hàng có thể kiểm tra, bốc dỡ hàng dễ hơn
  • Đầy đủ mô tả sản phẩm -> bên mua lấy đó làm căn cứ để chuẩn bị các điều kiện bốc dỡ hàng khi hàng cập cảng đến.

+ Tổng thể tích 35.6m3 phù hợp xếp vào cỏntainer 20 feet ( thể tích tiêu chuẩn 38.96m3 , khối lượng nhỏ hơn 20.3 tấn )

+ Quy cách đóng gói:

Packing list này chưa nêu ra về quy cách đóng gói và xếp hàng lên container .

* Với loại sản phẩm này người xếp hàng cần đảm bảo :

  • Đóng gói container loại sản phẩm này cần chú ý bọc bằng tấm bọt khí tránh sự va đập gây ra hỏng , xước sản phẩm .bên ngoài là thùng cartong và lớp giấy bóng .
  • Sản phẩm dường ngủ có thể tháo được hai tấm chắn đầu cuối , sản phẩm tủ không tháo rời được , ta dùng quy cách đóng gói chung là đóng nguyên khối và có ghi chú rõ hàng nguyên khối lên vỏ bao . Lưu ý phải bao gói và dán băng keo cho tất cả các cạnh sắc nhọn hoặc lồi ra như góc dường , tủ . chân dường , tủ .
  • Lưu ý khi xếp hàng hóa, sản phẩm làm từ inox là một chất khá trơ về mặt hóa học tuy nhiên vẫn cần chánh các sản phẩm có tính axít cũng như các sản phẩm có tính hóa học cao khác có khả năng gây ra phản ưng đối với vật liệu , là hỏng các mối hàn , gây ra rủi ro không mong muốn .
  • Sản phẩm đảm bảo vệ sinh container , người thuê container không phải chịu phí vệ sinh container . đồng thời đây là mặt hàng thiết bị y tế nên việc đảm bao vệ sinh cho hàng hóa cũng rất quan trọng.
  1. Chữ kí

Có chữ kí và dấu của đại diện hợp pháp công ty xuất khẩu . Người đại diện ở đây là tổng giám đốc công ty Korea . Các giấy tờ đều đồng nhất người kí và chữ kí , không có dấu hiệu gian lận kinh doanh .

  • Giấy tờ về cơ bản đã đầy đủ thông tin cần thiết khớp với các chứng từ khác trong bộ hồ sơ
  • tất cả đề là bản gốc , được công nhận , có giá trị pháp lý .
  • Tất cả hàng được đóng trong một container số hiệu:TTNU5162661( được ghi trong giấy chứng nhận chất lượng và vận đơn )

2.4       Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ

  • Giấy chứng nhận bản gốc ( ORIGIN)
  • Reference no : 001-15-0924949

Reference code : be21-27e8

  • Nhận xét:

Hỗ trợ tra chứng từ online , lập và lưu hồ sơ .

Hàng hóa này lập certificate theo form AK( hàng hóa thỏa mãn quy định tại Điều 2 Thông tư số 167/2014/TT-BTC ngày 14/11/2014 Ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN – Hàn Quốc giai đoạn 2015-2018 thì được thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi theo quy định tại tư số 167/2014/TT-BTC) cấp bởi bộ công thương Hàn Quốc tuy nhiên phần ghi tên giấy chứng nhận chưa ghi rõ FORM.

Cấp bởi : The Korea chamber of commerce & industry : phòng thương mại và công nghiệp Hàn Quốc , cụ thể đây là phòng thương mại và công nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam có thẩm quyền cấp giấy tờ này , tên viết tắt của cơ quan này là KCCL .

  • Export ( bên xuất khẩu )

+ Tên : KOREA MEDICAL EQUIPMENT CO., LTD

+ Địa chỉ : GYEONGGI-DO, KOREA

  • Consignee ( bên nhập khẩu )

TO ORDER OF VIETNAM EXIMBANK BA DINH BRANCH, 4A LANG HA, BADINH HA NOI VIET NAM : theo đặt hàng của Việt Nam Eximbank chi nhánh Ba Đình , địa chỉ số 4A Láng Hạ , Ba Đình Hà Nội .

  • Vận đơn cho lô hàng thuộc loại vận đơn theo lệnh, giao hàng theo lệnh của ngân hàng mở thư tín dụng , cụ thể ở đây là ngân hàng Việt Nam Eximbank chi nhánh Ba Đình đã phát hàng L/C cho công ty Vietnam investment medical equipment .
  • Miễn người nào cầm bill người đó sẽ nhận được hàng .
  • Transport detail ( chi tiết vận chuyển )

+ Cảng đi : BUSAN PORT, KOREA

+ Cảng đến : HAI PHONG PORT, VIETNAM

+ Tên tàu và số hiệu : SINOKOR HONG KONG – số hiệu 0082S

+ Dự kiến vào ngày : 07/12/2015

  • Country of origin ( nước xuất xứ )

Cộng hòa Hàn Quốc – phân biệt với Triều Tiên .

  • Remark ( ghi chú )

+ Số hóa đơn : HL-IN15-0328 phát hành ngày 03/12/2015

+ Số L/C : 1700ILSEIB140105 phát hành ngày 04/11/2015

  • Marks & number , number and kind of packages , description of good .

(làm dấu và số ,số lượng , loại hàng , đóng gói và mô tả hàng hóa .)

+ Hợp đồng giữa hai công ty VIETNAM MEDICAL  EQUIPMENT JOINT STOCK COMPANY. VIETNAM và KOREA MEDICAL  EQUIPMENT CO.,LTD

+ Chứng nhận xuất xứ từ Hàn Quốc

+ Mã số hóa đơn : HL-IN15-0328

+ Loại hàng : HOSPITAL FUNITURE ( đồ dùng bệnh viện )

+ Bao gồm :

. Hospital bed (HL-900 đây là mã đăng kí sản phẩm ) – sản phẩm giường ngủ bệnh viện ,

Số giương nhập : 35 chiếc đóng trong 35 thùng hàng (35PK)

  • Là loại giường một tầng , có thể tháo rời tấm chắn đầu và tấm chắn cuối

Chất liệu inox là loại chất liệu khá bền , vệ sinh , được đánh giá cao          đối với các sản phẩm y tế .

. Bed side cabinet ( tủ đầu giường ) :

Số lượng 36 chiếc (36 UNITS) đóng trong 36 thùng hàng (36 PK )

Chất liệu inox, không thể tháo rời

  • Quantity

+ HOSPITAL BED : 35 UNITS – 35 chiếc  – 35 thùng

+ BED SIDE CABINET : 36 UNITS – 36 chiếc – 36 thùng

Tổng số : 71 chiếc – 71 thùng

Tổng khối lượng tịnh : 3,520 Kg

Tổng khối lượng cả bao : 4,230 Kg

  • Declarationg by exporter ( cam kết của bên xuất khẩu )

Cam kết hàng hóa đúng như mô tả trên .

Có chữ kí và dấu của đại diện hợp pháp bên xuất khẩu là tổng giám đốc công ty xuất khẩu

Bên chứng nhận

+ Có dấu và chữ kí của phong thương  mại và công nghiệp Hàn Quốc

+ Tuân thủ đúng ICC : có dấu của ICC về chứng nhận nguồn gốc

Nhận xét:

  • Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ là hợp pháp , thông tin cung cấp tương đối đầy đủ .
  • Tuy nhiên cần nêu rõ hơn về loại hàng hóa , form C/O để tránh gặp các vấn đề liên quan đến thuế cũng như hải quan .

2.5       Giấy chứng nhận chất lượng

BENIFICIAL’S STATEMENT ( CERTIFICATE OF QUANLITY)

  • Do công ty KOREA MEDICAL EQUIPMENT CO., LTD cấp

Địa chỉ : GYEONGGI-DO, KOREA

Tel : +8224111111

Đây là một công ty về thiết bị y tế đã thành lập được hơn 15 năm , các thiết bị y tế cung cấp đảm bảo về chất lượng an toàn với người sử dụng và môi trường

Được đánh giá là một công ty uy tín với giá cả tương đối cạnh tranh trong lĩnh vực thiết bị y tế .

Là đối tác quen thuộc của công ty nhập khẩu .

  • Loại giấy tờ : ORIGIN ( bản gốc )
  • Manufacturer ( nhà sản xuất ) : KOREA MEDICAL EQUIPMENT CO., LTD
  • On board date ( ngày giao hàng lên tàu ) : 07/12/2015
  • Tên tàu : SINOKOR HONG KONG
  • Số hiệu chuyến tàu : 0082S
  • Documentary credit number & date of isue ( số tín dụng chứng từ và ngày phát hành )

1700ILSEIB140105 & 151104

Lời cam kết: chúng tôi được chứng nhận chất lượng hàng đã được đưa vào trong container số hiệu # TTNU5162661, hàng hóa đang ở trong tình trạng tốt với chức năng.

  • Lời cam kết của bên xuất khẩu về chất lượng hàng hóa là tốt tại lần kiểm tra cuối cùng trước khi hàng hóa được đưa vào container.
  • Thông tin bên yêu cầu : VIETNAM MEDICAL  EQUIPMENT JOINT STOCK COMPANY. VIETNAM

HA NOI , VIET NAM .

  • Ngày cấp giấy : 4/12/2015

Kiểm tra chất lượng hàng hóa lần cuối là 3 ngày trước thời điểm xếp hàng vào container .

  • Đã có dấu và chữ kí chính xác của đại diện bên xuất khẩu
  • Giấy chứng nhận chất lượng đúng về hình thức
  • Giấy tờ đủ tư các pháp lý.

2.6       Bảo hiểm (Insurance)

  • Insurance policy ( chính sách bảo hiểm ) : thuộc loại chứng từ bảo hiểm copy đưa ra tất cả các điều khoản thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm ( KOREA MEDICAL EQUIPMENT CO., LTD) và công ty bảo hiểm ( HANWHA GENERAL INSURANCE )
  • Người bán gửi bản copy hợp đồng bảo hiểm cho người mua nhằm mục đính thể hiện sự minh bạch trong giao dịch , thể hiện sự thiện chí . Việc nắm bắt được trước các điều khoản thỏa thuận bảo hiểm người mua có thể biết được quyền lợi đối với lô hàng của mình cũng như có thể đề nghị với bên bán về chỉnh sửa điều khoản bảo hiểm nếu thấy có sự không thỏa đáng, đảm bảo cho sự an toàn của mình trong kinh doanh .
  • HANWHA GENERAL INSURANCE :

Công ty bảo hiểm của Hàn Quốc

  • Công ty bảo hiểm có thông tin đầy đủ , HANWHA GENERAL INSURANCE được thành lập vào năm 1946, Hanwha bảo hiểm chung là công ty bảo hiểm Hàn Quốc đầu tiên để bắt đầu kinh doanh chỉ được tài trợ bởi nguồn vốn trong nước , được đánh giá là công ty bảo hiểm lâu đời , uy tín , đã được trao các giấy chứng nhận chất lượng dịch vụ: Chứng nhận CCM, Call Center Service KS chứng nhận và chứng nhận chất lượng dịch vụ xuất sắc.
  • Policy no : MA20149838398000
  • Claim, if any, payable at : THE NATIONAL SURVEY JOINT – STOCK COMPANY, Địa chỉ : 202 house – tan mai zone/ street / ward , hoang mai district , ha noi capital, Viet Nam
  • Địa điểm ở Việt Nam, thuận lợi để giải quyết các vấn đề liên quan đến bảo hiểm hàng hóa, tránh phát sinh những chi phí khác
  • Insurance policy được thông qua bởi :

THE NATIONAL SURVEY JOINT – STOCK COMPANY

+ Tên tàu và số hiệu tàu chở hàng :  tàu SINOKOR HON GKONG số hiệu : 0082S

+ Ngày giao hàng : 07/12/2015

+ Cảng đi : BUSAN SEA PORT , KOREA

+ Trạm chung chuyển :

+ Cảng đến : HAI PHONG PORT , VIET NAM

+ Mô tả hàng hóa : thiết bị y tế với các thông tin như trong bộ chứng từ HL-CT15-1029 lập ngày 29/10/2015

+ Tham chiếu :

I/V : HL – IN15 – 0328 ( mã hóa đơn )

  • Qua so sánh đối soát các thông tin trên chứng từ bảo hiểm khớp với thông tin nêu trong hợp đồng , giấy tờ bảo hiểm này hợp pháp , thông qua đó bên bảo hiểm có đủ điều kiện đòi tiên bảo hiểm bên mua sau khi người mua nhận được hàng và đã đối soát với hóa đơn cũng như các điều kiện bảo hiểm hàng hóa.
  • Số tiền bảo hiểm : 110 % giá trị đơn hàng
  • Institude cargo clauses ( all risks ) : bảo hiểm loại A theo các điều kiện như trong ICC . trước khi sửa đổi người ta dùng all risks với loại bảo hiểm cao nhất , all risk tương đương với bảo hiểm loại A theo ICC 2010 .
  • Rủi ro được bảo hiểm điều kiện bảo hiểm A (ICC- A).

Cháy hoặc nổ; – Tàu hay xà lan bị mắc cạn, đắm hoặc lật úp; – Tàu đâm va nhau hoặc tàu, xà lan hay phương tiện vận chuyển đâm và phải bất kỳ vật thể gì bên ngoài không kể nước hoặc bị mất tích; – Dỡ hàng tại cảng lánh nạn; – Phương tiện vận chuyển đường bộ bị lật đổ hoặc bị trật bánh; – Hy sinh vì tổn thất chung; – Ném hàng khỏi tàu. Những tổn thất, chi phí và trách nhiệm khác: – Tổn thất chung và chi phí cứu hộ được điều chỉnh hay xác định bằng hợp đồng vận tải hoặc theo luật lệ và tập quán hiện hành; – Những chi phí và tiền công hợp lý cho việc dỡ hàng lưu kho và gửi tiếp hàng hoá được bảo hiểm tại cảng dọc đường hay cảng lánh nạn do hậu quả của một rủi ro thuộc phạm vi hợp đồng bảo hiểm; – Những chi phí mà người được bảo hiểm hoặc đại lý của họ đã chi nhằm phòng tránh hoặc giảm nhẹ tổn thất cho hàng hoá được bảo hiểm hoặc những chi phí kiện tụng để đòi người thứ ba bồi thường; – Phần trách nhiệm mà người được bảo hiểm phải chịu theo điều khoản ” hai bên cùng có lỗi” ghi trong hợp đồng vận tải.

Rủi ro loại trừ : Trừ khi có thoả thuận khác, người bảo hiểm không chịu trách nhiệm đối với những mất mát, hư hỏng hay chi phí gây ra bởi: – Chiến tranh, nội chiến, cách mạng, khởi nghĩa hoặc hành động thù địch; – Việc chiếm, bắt giữ, cầm giữ tài sản hoặc kiềm chế và hậu quả của chúng; Điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển 2/6 – Mìn, thuỷ lôi, bom hay những vũ khí chiến tranh khác đang trôi dạt; – Đình công, cấm xưởng, rối loạn lao động hoặc bạo động; – Người đình công, công nhân bị cấm xưởng, người gây rối loạn lao động hoặc bạo động, kẻ khủng bố hay hành động vì động cơ chính trị; -Việc sử dụng các vũ khí chiến tranh có dùng đến năng lượng nguyên tử, hạt nhân hoặc chất phóng xạ; – Khuyết tật vốn có tính chất đặc biệt của hàng hoá bảo hiểm; – Hành động ác ý hay cố ý của bất cứ người nào. Trong mọi trường hợp, người bảo hiểm không chịu trách nhiệm đối với những mất mát, hư hỏng và chi phí do: – Việc làm xấu cố ý của người được bảo hiểm; – Chậm chễ là nguyên nhân trực tiếp; – Tàu hay xà lan không đủ khả năng đi biển và do tàu, xà lan, phương tiện vận chuyển hoặc container không thích hợp cho việc chuyên chở hàng hoá mà người được bảo hiểm hay người làm công cho họ đã biết về tình trạng đó vào thời gian bốc xếp hàng hoá ; – Bao bì không đầy đủ hoặc không thích hợp; – Hao hụt tự nhiên, hao mòn tự nhiên, dò chảy thông thường; – Chủ tàu, người quản lý tàu hoặc thuê tàu không trả được nợ hoặc thiếu thốn về mặt tài chính gây ra. – Động đất, núi lửa phun, sét đánh; – Nước cuốn khỏi tàu; – Nước biển, nước sông chảy vào tàu, xà lan, hầm hàng, phương tiện vận chuyển, container hoặc nơi chứa hàng; Điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển 3/6 – Tổn thất toàn bộ của bất kỳ kiện hàng nào do rơi khỏi tàu hoặc rơi trong khi xếp hàng lên hay đang dỡ hàng khỏi tàu hoặc xà lan..

Rủi ro được bảo hiểm: Theo điều kiện này, người bảo hiểm chịu trách nhiệm về mọi rủi ro gây ra mất mát hư hỏng cho hàng hoá bảo hiểm trừ những rủi ro đã được loại trừ. Rủi ro được bảo hiểm theo điều kiện bảo hiểm này bao gồm cả rủi ro chính (tàu mắc cạn, đắm, cháy, đâm va nhau, đâm va phải những vật thể khác, mất tích…) và những rủi ro phụ( hư hỏng, đổ vỡ, cong, bẹp, gỉ, hấp hơi, thiếu hụt, trộm cắp, không giao hàng …) do tác động ngẫu nhiên bên ngoài trong quá trình vận chuyển, xếp dỡ, giao nhận, bảo quản, lưu kho hàng hoá Rủi ro loại trừ: loại trừ thiệt hại do hành động ác ý gây ra.

  • Số bản : 2 kí ngày 15/5/2015 tại seoul hàn quốc .
  • Có chữ kí của đại diện công ty bảo hiểm
  • Giấy tờ bảo hiểm hợp pháp , chứa đủ những thông tin cần thiết cho việc thanh toán phí bảo hiểm
  • Các điều kiện hợp đồng (A) dẫn chiếu theo ICC mặc dù các bên vẫn hiểu về điều khoản rủi ro tuy nhiên việc sử dụng thuật ngữ theo incoterm mới có đôi chút khác biệt, 2 bên thỏa thuận nên sửa đổi để hợp lý hơn.

2.7       Thư tín dụng L/C (Letter of credict)

2.7.1    Tính chất thư tín dụng LC

Thư tín dụng (Letter of credit –L/C) được hình thành trên cơ sở hợp đồng nhưng độc lập hoàn toàn với hợp đồng

Theo điều 4 UCP600, về bản chất, L/C là những giao dịch riêng biệt với hợp đồng thương mại. Các ngân hàng không bị liên quan hay bị ràng buộc vào hợp đồng, ngay cả khi L/C  dẫn chiếu trên hợp đồng.

2.7.2    Nội dung thư tín dụng LC

  1. Phần mở đầu

Phần mở đầu gồm các thông tin cần thiết của thư tín dụng

  • Branch: Chi nhánh ngân hàng

EIB BA DINH: Export import Bank Ba Dinh – Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam chi nhánh Ba Đình

  • Số hiệu L/C: 1700ILSEIB150105
  • Priorty: Normal

Mức độ ưu tiên bình thường

  • CCY: code currency: USD
  • Loại tiền trong LC phù hợp với hợp đồng
  • Prepared Date: 0h ngày 4/11/2015 là ngày mở L/C
  • Transmitted Date: 16:03:49 ngày 4/11/2015 ngày ngân hàng phát hành chuyển cho ngân hàng thông báo
  • Message type: 700 – mẫu điện thư tín dụng thông thường là loại 700
  • Message key: số điện thư tín dụng: 015110416327
  • Sender’s BIC: sender’s business identifier code: EBVIVNVXLHA – Ngân hàng Thương mại Cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam
  • Loại code này gồm 11 kí tự. 4 kí tự đầu tiên là kí tự của ngân hàng, 2 kí tự tiếp theo là mã số nước Việt Nam, 2 kí tự tiếp theo là mã số thành phố Hà Nội, các kí tự cuối cùng là mã số chi nhánh ngân hàng
  • Receiver’s BIC: receiver’s business identifier code: IBKOKRSE

Ngân hàng công nghiệp Hàn Quốc

  • Loại code này gồm 8 kí tự. 4 kí tự đầu tiên là tên ngân hàng, 2 kí tự tiếp theo là mã nước Hàn Quốc, 2 kí tự cuối cùng là mã thành phố Seoul
  • Mã nghiệp vụ: Tài chính thương mại
  1. Phần nội dung các điều khoản

27: Số bộ L/C được mở là 1/1 bộ

40A: Loại L/C: loại L/C không thể hủy ngang

  • Khi được mở thì ngân hàng mở L/C phải chịu trách nhiệm thanh toán tiền cho người bán và người mua không được tự ý sửa đổi, bổ sung khi không được sự đồng ý của người bán.
  • Với hình thức này sẽ bảo vệ được quyền lợi cho người bán

20: Số L/C do ngân hàng phát hành lập

1700ILSEIB150105

  • Số hiệu của thư tín dụng để tạo thuận tiện trong việc trao đổi thông tin giữa các bên liên quan trong quá trình giao dịch thanh toán và ghi vào các chứng từ liên quan

31C: ngày phát hành L/C là ngày 04/11/2015

Là ngày bắt đầu phát sinh cam kết trả tiền của ngân hàng phát hành. Căn cứ vào ngày này ngưởi hưởng thụ sẽ kiểm tra được sự thực hiện nghĩa vụ của người mua, và từ đó, người bán chuẩn bị hàng hóa và chứng từ để giao hàng

40E: Nguyên tắc áp dụng L/C: Nguyên tắc của UCP bản mới nhất

Quy tắc này ràng buộc tất cả các bên

31D: Ngày và nơi hết hạn hiệu lực: Ngày 30 tháng 12 năm 2015 tại ngân hàng chiết khấu

  • Ngày phát hành L/C là ngày 4/11/2015

Ngày hết hạn L/C là ngày 30/12/2015

Ngày giao hàng lên tàu là ngày 7/12/2015

  • Khoảng thời gian đủ rộng để người bán có thể chuẩn bị giao hàng và giao chứng từ cho ngân hàng. Thời gian hiệu lực hợp lý, khắc phục được rủi ro trong hợp đồng
  • Địa điểm hết hạn hiệu lực của thư tín dụng có ý nghĩa quan trọng. Người bán thường muốn địa điểm này tại nước mình, vì họ có thể hoàn toàn chủ động trong việc xuất trình chứng từ thanh toán.

50: Người yêu cầu mở L/C : Công ty cổ phần đầu tư thiết bị y tế Vietnam

59: Người hưởng lợi: Công ty thiết bị y tế Korea, Hàn Quốc

32B: Đơn vị tiền tệ: USD, số tiền có được ghi trong L/      C đã được xóa vì tính bảo mật của công ty

41D: Cách thức thực hiện L/C

L/C có thể được thực hiện ở bất kì ngân hàng, bằng phương thức chiết khấu

  • Bất kì ngân hàng nào có thể kiểm tra chứng từ và ứng tiền trả cho người hưởng thụ nếu chứng từ hợp lệ. Sau khi trả tiền, ngân hàng chiết khấu xuất trình chứng từ đòi tiền ngân hàng phát hành. Do ngân hàng chiết khấu đã trả tiền và có chứng từ nên nếu có vấn đề gì xảy ra với chứng từ thì ngân hàng chiết khấu chịu rủi ro
  • Nhận xét:
  • Đây là loại hàng hóa mức độ rủi ro thấp, không có sự biến động giá cả
  • Ngân hàng phát hành L/C là ngân hàng uy tín, thiện chí và khả năng tài chính cao, khả năng đòi được tiền cao
  • Người yêu cầu mở L/C có uy tín, khả năng tài chính tốt, mối quan hệ giữa bên bán và bên mua là làm ăn lâu dài, uy tín
  • Vì vậy, cách thức thực hiện L/C bằng phương thức chiết khấu là hợp lý, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng chiết khấu
  • Quy trình chiết khấu chứng từ theo L/C

5- Hoàn trả tiền

4- Chứng từ + Trả tiền

 

2- Chuyển              3- Trả

tiền                     tiền

 

  • Hàng hóa
  • Người thụ hưởng kiểm tra L/C và tiến hàng giao hàng
  • Lập và xuất trình chứng từ cho ngân hàng yêu cầu chiết khấu
  • Ngân hàng chiết khấu kiểm tra chứng từ và yêu cầu chiết khấu
  • Ngân hàng chiết khấu gửi chứng từ đòi tiền ngân hàng phát hành
  • Ngân hàng phát hành hoàn trả tiền cho ngân hàng chiết khấu

42C: Hối phiếu

Hối phiếu trả ngay 100% giá trị hóa đơn

  • Sau khi nhận được L/C người bán lập Hối phiếu đến ngân hàng phát hành để thanh toán hợp đồng

42A: Người bị ký phát là ngân hàng phát hàng L/C

43P: Không cho phép giao hàng từng phần

43T: Cho phép chuyển tải

  • Hàng hóa có thể di chuyển từ phương tiện vận tải này sang phương tiện vận tải khác.

44E: Cảng xếp hàng là cảng biển Busan, Hàn Quốc

44F: Cảng đến là cảng Đình Vũ, Hải Phòng, Việt Nam

44C: Ngày giao hàng chậm nhất là 15/12/2015

45A: Mô tả hàng hóa:

+ Hàng hóa: Thiết bị y tế theo hợp đồng số HL-CT15-1029 ngày 29 tháng 10 năm 2015

+ Số lượng: 71 chiếc

+ Tổng số tiền: đã được ghi đầy đủ trong L/C nhưng do tính bảo mật của công ty nên xóa giá

+ Nguồn gốc: Hàn Quốc

+ Đóng gói và ghi nhãn: theo tiêu chuẩn xuất khẩu

  • Về mô tả hàng hóa hoàn toàn phù hợp với hợp đồng

46A: Những chứng từ yêu cầu người ký phát xuất trình

Những chứng từ sau đây phải được xuất trình thành 3 bản bằng Tiếng Anh (trừ khi có quy định khác)

  1. Hóa đơn thương mại đã kí tên
  2. 3/3 bộ gốc có chữ kí của vận đơn sạch đã bốc hàng lên tàu làm theo thứ tự của ngân hàng eximbank Việt nam chi nhánh Ba Đình, 4A Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội; Thể hiện số L/C; Gắn kèm “Cước phí tàu trả trước”  và thông báo cho người nộp đơn (ghi rõ họ tên và địa chỉ đầy đủ)
  3. Giấy chứng nhận xuất xứ được cấp bởi phòng thương mại Hàn Quốc
  4. Bản kê chi tiết đóng gói
  5. Giấy chứng nhận chất lượng cấp bởi nhà sản xuất
  6. Giấy chứng nhận số lượng, trọng lượng được cấp bởi nhà sản xuất
  7. Đầy đủ bộ gốc bảo hiểm theo hình thức để trống được kí hậu cho 110% giá trị của giá hóa đơn CIF của hàng hóa vận chuyển; thể hiện rằng đơn kiện được giải quyết tại Hà Nội, Việt Nam bởi một đơn kiện được đặt tên hoặc sự giải quyết của đại lý bảo hiểm đặt tại đó ( với tên đầy đủ, địa chỉ, số điện thoại và số fax của đại lý đó) bằng loại đồng tiền trong hóa đơn. Tổng số lượng bản gốc phải được thể hiện ra
  8. Giấy chứng nhận của người hưởng lợi xác nhận rằng một tập hợp chứng từ không chuyển nhượng sẽ được gửi cho người yêu cầu mở L/C bằng dịch vụ chuyển phát nhanh trong vòng 5 ngày kể từ ngày giao hàng.
  • Việc trả tiền của ngân hàng phát hành căn cứ vào chứng từ được đề cập trong L/C. Bộ chứng từ là căn cứ để ngân hàng kiểm tra mức độ hoàn thành nghĩa vụ chuyển giao hàng hóa của người bán và ngân hàng sẽ trả tiền cho người hưởng lợi

47A: Những điều kiện bổ sung

+ Bảo hiểm chi trả bởi người hưởng thụ

+ Tất cả chứng từ phải biểu thị rõ số L/C

+ 60USD sẽ được khấu trừ từ số tiền thu được cho mỗi bộ chứng từ không nhất quán được trình bày trong L/C này

+ 10 USD là khoản phí thêm cho việc trình bày bổ sung các chứng từ sẽ được trừ vào tiền thu được sau khi thanh toán

71B: Phí

Tất cả phí ngân hàng phát sinh bên ngoài Việt Nam bao gồm ngân hàng thông báo, ngân hàng chiết khấu được chỉnh sửa và hoàn trả vào tài khoản người hưởng lợi. Các chi phí chỉnh sửa phải được thu thập trước phát hành L/C

48: Thời gian xuất trình chứng từ là 15 ngày kể từ ngày giao hàng

  • Thời gian lưu trữ và chuyển chứng từ từ ngân hàng người bán (Hàn Quốc) sang ngân hàng phát hành L/C (Việt Nam) mất khoảng 3-4 ngày.
  • Thời gian trên là phù hợp để xuất trình chứng từ

49: Không có những chỉ dẫn xác nhận

  • L/C này có hiệu lực ngay lập tức khi nhận được L/C và không còn tài liệu đính kèm xác nhận nào được gửi sau đó

78: Những chỉ dẫn cho ngân hàng trả tiền/ chấp nhận/ chiết khấu

+Gửi 1 lần các chứng từ tuân thủ với điều khoản và điều kiện của L/C bởi công ty chuyển phát nhanh DHL tới ngân hàng phát hành: Ngân hàng Eximbank Việt Nam chi nhánh Ba Đình

+ Trong vòng 5 ngày kể từ ngày ngân hàng nhận được các chứng từ thực hiện đúng với các điều khoản và điều kiện của L/C, chúng tôi sẽ hoàn trả cho bạn theo hướng dẫn của bạn trong thời gian lưu hành của tín dụng

  • Nhận xét:

+ thời gian hết hiệu lực L/C là 30/12/2015

+ Thời gian giao hàng lên tàu là 7/12/2015

Thời gian xuất trình giấy tờ là 15 ngày kể từ ngày giao hàng, thời gian ngân hàng phát hành kiểm tra chứng từ và hoàn trả tiền là 5 ngày. Tổng thời gian là 20 ngày sau khi giao hàng. Vì vậy ngày 30/12 là thời gian hết hiệu lực hợp lí

  • Nhận xét chung về L/C
  • L/C và hợp đồng có sự thống nhất với nhau.Sự thống nhất giữa thư tín dụng L/C với hợp đồng là một việc quan trọng đối với người xuất khẩu, vì nếu không phát hiện được sự không phù hợp giữa L/C và hợp đồng mà người xuất khẩu chấp nhận và tiến hành giao hàng theo hợp đồng thì người xuất khẩu không đòi tiền được, ngược lại, nếu không giao hàng theo yêu cầu của thư tín dụng thì lại vi phạm hợp đồng.
  • Nội dung, hình thức của các điều khoản trong L/C rõ ràng, không mâu thuẫn nhau. Những yêu cầu mà người yêu cầu mở L/C đề ra là hợp lý, người bán có khả năng thực hiện được.

QUY TRÌNH XUẤT NHẬP KHẨU LÔ HÀNG

3.1       Đàm phán và kí kết hợp đồng.

Đây là một khâu rất quan trọng trong tất cả các bước làm xuất nhập khẩu hàng hóa vì đàm phán kí kết được hợp đồng có lợi sẽ đưa về lợi nhuận cho công ty, nếu giao dịch lần đầu thì việc đàm phán hợp đồng là bước tạo cơ sở và uy tín để quyết định khách hàng có làm việc với mình trong những lô hàng tiếp theo không.

Đồng thời các điều khoản được quy định rõ ràng đầy đủ sẽ là căn cứ pháp lí khi xảy ra tranh chấp, tuy nhiên đối với các công ty Việt Nam thường dựa vào mối quan hệ giao dịch lâu dài mà thực hiện khâu này hết sức sơ sài, hợp đồng qui định không chặt chẽ gây ra thiệt hại khi xảy ra tranh chấp với đối tác.

3.2       Quy trình xuất khẩu.

  1. Xin giấy phép xuất khẩu.

Hiện nay, có rất nhiều loại hàng hóa khi xuất khẩu cần phải xin giấy phép xuất khẩu của các Bộ, Ngành liên quan. Nếu doanh nghiệp chưa có phải xin giấy phép xuất khẩu, xin một lần sử dụng cho nhiều lần.

  1. Tập hợp hàng hóa và kiểm tra hàng hóa.

Sản xuất theo đúng số lượng và chất lượng yêu cầu như trong hợp đồng. Bước này chỉ tiến hành khi đã xác định chắc chắn bên mua đã mở L/C, bên bán kiểm tra so sánh L/C với hợp đồng thương mại rồi quyết định tập hợp hàng hóa.

  1. Đặt booking và lấy container rỗng

Vì là hàng bán CIF nên bên XK phải liên hệ với forwarder (DUCK YANG ULC) để thuận tiện cho làm việc với hãng tàu. Bên forwarder sẽ thỏa thuận với hãng tàu về giá cả và book tàu, sau khi có booking bên forwarder phải ra cảng đổi lấy booking confirmation tại thương vụ cảng. Việc lấy booking confirmation nhằm xác nhận với hãng tàu đồng ý lấy container và niêm phong chì seal, lưu ý kiểm tra kỹ container (sạch, tốt không hư hỏng) trước khi ký vào phiếu tránh sau này phải tốn phí sửa chữa.
Ngoài ra thời gian lấy container về đóng hàng (DET) mà không phải trả phí thì từng hãng tàu quy định khác nhau, nếu muốn gia hạn thì phải xin trước khi booking để hãng tàu xác nhận, nếu không xin thì khi quá hạn sẽ phải đóng phí cho hãng tàu.

4.     Đóng gói hàng, kí hiệu chuyên chở

  • Đóng hàng tại kho: nhân viên XK phải làm việc với đội ngũ kĩ thuật, công nhân ở nhà máy để đóng hàng, đặc biệt chú trọng pallet đúng chủng loại kích cỡ, đóng thành package với đầy đủ thông tin cho việc vận chuyển theo yêu cầu bên NK, kí hiệu shipping mark trên từng package để người mua nhận diện hàng (thường không yêu câu với hàng FCL),
  • Đóng hàng vào container: Khi nhận container cần kiểm tra lại tình trạng container đảm bảo an toàn hàng hóa và tránh khi consignee nhận hàng xong trả container hư hại hãng tàu sẽ không nhận hoặc yêu cầu bồi thường chi phí sửa chữa container. Có hai khả năng:
  • Tại kho: lô hàng này đóng đủ 1 container nên bên XK có thể sẽ ra cảng lấy container và vận chuyển về kho để đóng hàng, thường sẽ thuê dịch vụ trucking.
  • Tại cảng: phải có nhân viên của bên XK kiểm tra, thường sẽ không được đưa công nhân vào mà phải thuê công nhân của cảng, giấy tờ thủ tục cũng nhiều hơn.
  • Thường sẽ thuê xe để đưa container về kho đóng hàng, với container lớn thì phải thuê xe container, container nhỏ sẽ thuê xe tải. Ngoài ra phải đảm bảo đóng đầy container, không bị xê dịch trong quá trình vận chuyển.

5.     Mua bảo hiểm lô hàng

Với hợp đồng CIF bên XK thường sẽ chọn mua bảo hiểm với điều kiện tối thiểu (L/C không có điều khoản qui định về bảo hiểm)

  1. Làm thủ tục hải quan

Nếu đóng hàng tại kho thì làm thủ tục hải quan sau khi giao hàng xong, còn đóng hàng tại cảng thì làm thủ tục hải quan trước khi container được hạ xuống.

Thủ tục tiến hành:

  • Mở tờ khai hải quan: phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ như tờ khai hải quan, hợp đồng, hóa đơn thương mại,packing list…
  • Đăng kí tờ khai: đăng kí viên dựa vào tờ khai hải quan mà trình lãnh đạo hải quan kí để được thông quan.
  • Đóng phí: gồm phí làm thủ tục hải quan.
  • Lấy tờ khai: trên tờ khai sẽ được ghi số container và số seal.
  • Thanh lý tờ khai: người làm thủ tục trình tờ khai hoàn tất để nhân viên thương vụ kiểm tra xem container và seal đã được hạ xuống bãi chưa, hạ đúng cách không.
  • Vào sổ tàu: container được hạ xuống thì sẽ được vào sổ tàu, đồng thời người giao nhận phải kí vào biên bản xác nhận tình trạng container.
  1. Giao hàng cho tàu.

Kết thúc thông quan cho lô hàng (thanh lí lô hàng cho cảng), shipper có nhiệm vụ khai báo thông tin cần thiết lên bản draft để hãng tàu làm vận đơn, phải hoàn tất và chỉnh sửa trước closing time (thời hạn cuối thanh lí lô hàng cho cảng để cảng bốc hàng lên tàu) hoặc thậm chí sớm hơn. Shipper sẽ nhận được bill vào lúc này.

  • Đối với hàng số lượng nhỏ thế này các bước thông quan, giao hàng cho tàu sẽ được ủy thác cho bên forwarder làm vì sẽ nhanh và kinh tế hơn.
  1. Thanh toán chứng từ.

Bên XK hoàn thành bộ chứng từ gồm: hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói, vận đơn đường biển, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và gửi cho ngân hàng NORTH ASIA COMMERCIAL JOINT STOCK BANK phục vụ cho quá trình thanh toán.

3.3       Quy trình nhập khẩu.

  1. Mở L/C

Tiến hành sau khi kí kết hợp đồng, bên bán yêu cầu bên mua mở thư tín dụng L/C. Ngân hàng mở tính dụng sẽ kiểm tra độ tín nhiệm của bên mở L/C: kiểm tra tài khoản ngoại tệ và nội tệ của bên mua để xem xét khả năng thanh toán sau đó yêu cầu kí quỹ, nếu như không đủ ngân hàng sẽ yêu cầu vay rồi quyết định có mở L/C hay không.

NH phát hành gửi L/C cho ngân hàng thông báo để đánh giá tính hợp lệ L/C.

2.      Nhận chứng từ và thanh toán
  1. Dòng chảy chứng từ

Trường hợp này, người bán chuyển bộ chứng từ cho ngân hàng chiết khấu, theo thông thường khi không xuất hiện NH chiết khấu thì người bán sẽ gửi bộ chứng từ cho NH thông báo, và NH thông báo sẽ đảm nhiệm vai trò kiểm tra ban đầu bộ chứng từ (kiểm tra vận đơn và các chứng từ liên quan có thỏa mãn yêu cầu của L/C không) sau đó mới chuyển cho NH phát hành. Tuy nhiên trường hợp này NH chiết khấu đứng ra mua lại bộ chứng từ đồng thời thanh toán cho NH hưởng lợi ngay lập tức nếu chứng từ hợp lệ để hưởng chiết khấu nhờ thanh toán sớm. Tức là NH chiết khấu đảm nhiệm kiểm tra bộ chứng từ.

  • Hoạt động kiểm tra chứng từ rất phức tạp, gây ra nhiều hậu quả nếu đánh giá không chính xác. Tuy nhiên NH chiết khấu đã đảm nhiệm nhiệm vụ này phải chịu rủi ro là không được NH phát hành thanh toán khi chứng từ không hợp lệ.

NH chiết khấu sau đó chuyển lại bộ chứng từ cho NH phát hành. Thời gian để người bán gửi bộ chứng từ cho NH chiết khấu là 15 ngày từ ngày giao hàng, thời gian lưu trữ tại NH chiết khấu và chuyển tới NH phát hành là 3-4 ngày (theo điều 48 L/C). Cuối cùng NH phát hành có nhiệm vụ đánh giá lại bộ chứng từ sau đó kí hậu và chuyển quyền sở hữu cho người mua.

  1. Dòng thanh toán.

Với phương thức thanh L/C at sign (không hủy ngang trả ngay) thì NH phát hành tiến hành thanh toán ngay trong vòng 7 ngày làm việc từ khi nhận đc bộ chứng từ.

Bước 1: Người mua trước tiên sẽ nhận hối phiếu trả ngay kí phát bởi người bán sau khi bộ chứng từ được gửi tới NH thông báo.

Bước 2: NH chiết khấu thanh toán cho NH hưởng lợi.

Bước 3: NH phát hành thanh toán ngay lập tức cho NH chiết khấu khi chứng thực bộ chứng từ hợp lệ.

Bước 4: NH hưởng lợi thanh toán cho người bán nhận chiết khấu và người mua thanh toán cho NH phát hành có kèm khoản chiết khấu.

3.      Nhận hàng

Khi tàu đến cảng có thông báo sẵn sàng làm hàng là ETA, ta phải liên hệ trực tiếp cho cảng, ủy thác cho cảng giỡ hàng.  Ta phải cầm vận đơn để đi xuất trình cho hãng tàu ở nơi đến đổi lệnh giao hàng ( D/O) để lấy hàng từ nơi tập kết.

Kiểm tra số lượng hàng hóa theo Packing List để báo lại cho bên bán trong trường hợp bị thiếu hàng hay tổn thất trong thời gian quy định.

4.      Thông quan nhập khẩu
  • Khai và nộp tờ khai hải quan, nộp và xuất trình các chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan. Chứng từ đầy đủ sẽ giúp tiết kiệm thời gian làm thủ tục hơn rất nhiều, tránh bị bắt bẻ.

Hồ sơ hải quan bao gồm các giấy tờ sau đây :

  • Tờ khai hải quan : nộp 2 bản chính
  • Hóa đơn thương mại : 3 bản chính
  • Vận tải đơn : 3 bản chính
  • Chứng nhận xuất xứ C/O : nộp 1 bản gốc để được ưu đãi về thuế suất theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN – Hàn Quốc giai đoạn 2015-2018.
  • Bản kê chi tiết hàng hóa : 3 bản chính
  • Một số giấy tờ khác : chứng nhận số lượng, chất lượng,…
  • Sau khi đã khai báo hải quan cho lô hàng nhập khẩu, bên NK đợi lô hàng về đến cửa khẩu và xuất trình hàng hóa cho hải quan kiểm tra.
  • Khi hàng về đến cửa khẩu, cơ quan giao thông (cảng) phải kiểm tra niêm phong kẹp chì của hàng hóa trước khi dỡ hàng khỏi phương tiện vận tải. Cơ quan hải quan sau đó tiến hành kiểm tra hải quan hàng hóa để quyết định hàng có được thông quan hay không. Việc kiểm tra hải quan hàng hóa được tiến hành dựa trên hai yếu tố: kiểm tra hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa. Nếu bị vào luồng vàng hoặc luồng đỏ thì sẽ phải phá seal để kiểm tra.
  • Khi nhận được quyết định được thông quan, người nhận hàng tiến hành nộp thuế nhập khẩu và đưa container về cơ sở để dỡ hàng. Chú ý thời gian lưu container tại cảng (DEM) và thời gian đưa container về dỡ hàng (DET) của cảng quy định được dùng miễn phí để không bị thu phụ phí này.
5.      Dỡ hàng và trả container

Tiến hành dỡ hàng và kiểm tra tình trạng container có hư hỏng phải sửa chữa không, vì đây không phải mặt hàng gây bẩn, mùi nên thường sẽ không bị thu phí vệ sinh container lần hai khi trả container cho hãng tàu, phí vệ sinh lần một sẽ nộp khi đổi lệnh D/O.

Việc đánh giá hợp đồng và các chứng từ liên quan là việc rất cần thiết để góp phần hoàn thiện công tác xây dựng hợp đồng và quy trình mua bán hàng hóa quốc tế để tránh và hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra. Hạn chế rủi ro trở nên nhu cầu bức thiết trong bối cảnh hiện nay không chỉ đối với các doanh nghiệp mà còn cả đối với các tổ chức ngân hàng – người trung gian giữa người mua và người bán

 

5/5 - (1 bình chọn)
0/5 (0 Reviews)
079.516.6689