Nội Dung Chính
Lưu ý giá cước vận chuyển đường biển hàng lẻ (LCL) từ Thâm Quyến về Việt Nam theo term EXW
Hiện nay, Trung Quốc là quốc gia giao thương chiến lược của Việt Nam. Không khó để nhận ra rằng sản phẩm Trung Quốc có mặt khắp tại thị trường Việt Nam. Cac doanh nghiệp nước ta thường nhập đa dạng các mặt hàng từ Trung Quốc để sản xuất, kinh doanh và phân phối trên thị trường. Bên cạnh, phương thức nhập hàng tiểu ngạch đường bộ qua hai cửa khẩu chính ở Lạng Sơn là cửa khẩu Hữu Nghị và cửa khẩu Tân Thanh, nhiều doanh nghiệp đang tìm cách để nhập khẩu chính ngạch đường biển nhằm tối thiểu hóa chi phí, hợp thức hóa đầu vào đâu ra. Chính vì vậy, Bestcargo xin gửi đến bạn đọc một vài lưu ý giá cước vận chuyển đường biển hàng lẻ (LCL) từ Thâm Quyến về Việt Nam theo term EXW. Chúng tôi mong muốn các cá nhân, doanh nghiệp hiểu rõ hơn về các chi phí vận chuyển đường biển hàng lẻ LCL.
Vận chuyển đường biển hàng lẻ (LCL) từ Thâm Quyến về Việt Nam theo term EXW
Vận chuyển đường biển hàng lẻ (LCL) từ Thâm Quyến về Việt Nam theo term EXW có thể chia làm 3 chặng, 4 mốc:
Nhà sản xuất ở Thâm Quyến (TQ) -> Cảng Thâm Quyến (Shenzen port) -> Cảng Hải Phòng (VN) – > Nhà máy ở bất cứ địa điểm nào tại Việt Nam
Tương tự nhà sản xuất cũng có thể ở bất cứ địa điểm nào ở Trung Quốc. Tùy thuộc vào địa điểm pick up hàng tại Trung Quốc và Việt Nam, người xuất khẩu và nhập khẩu sẽ chọn cảng phù hợp. Ở Trung Quốc có hai cảng biển nổi tiếng là cảng Thâm Quyến (Shenzen) và cảng Thượng Hải (Shanghai). Ở Việt Nam là cảng Hải Phòng và cảng Cát Lái.
Vận chuyển đường biển hàng lẻ LCL là gì?
LCL viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Less than Container Load, dịch nghĩa là hàng xếp không đủ một container. Cụm từ này mô tả cách thức vận chuyển hàng hoá khi chủ hàng không đủ hàng để đóng nguyên một container, mà cần ghép chung với một số lô của chủ hàng khác.
Khi đó, công ty dịch vụ sẽ kết hợp nhiều lô hàng lẻ (LCL shipments), sắp xếp, phân loại và đóng chung vào container, sau đó thu xếp vận chuyển từ cảng xếp tới cảng đích. Việc kết hợp đóng chung như vậy gọi là gom hàng, hay consolidation.
Hàng LCL (còn gọi là hàng lẻ, hay hàng consol) được phân biệt với hàng FCL (Full Container Load), tức là hàng đủ xếp nguyên container, mà không cần ghép với lô hàng khác.
Hiện nay vận chuyển hàng lẻ LCL ngày càng phổ biến. Các hãng tàu thường để giá hấp dẫn cho hàng LCL vì hàng LCL giúp lấp đầy những container hàng còn thiếu, tận dụng tối đa những khoảng trống trên boong tàu.
Term EXW là gì?
Trong thương mại quốc tế, Giá xuất xưởng được gọi là EX Works (viết tắt EXW). Đây là một điều kiện của Incoterm. Tất nhiên, tùy theo địa điểm giao hàng mà người ta có thể gọi điều kiện này là “giá giao tại nhà máy” (Ex Factory), “giá giao tại mỏ” (Ex Mine), “giá giao tại đồn điền” (ex plantation), “giá giao tại kho” (Ex Warehouse) nhưng tên gọi tiêu biểu là “giá xuất xưởng” hay “giá giao tại xưởng” (Ex Works).
Theo điều kiện EXW này, bên bán phải: đặt hàng hoá dưới quyền định đoạt của bên mua trong thời hạn và tại địa điểm do hợp đồng quy định, để bên mua có thể xếp hàng lên phương tiện vận tải của mình. Còn bên mua phải nhận hàng tại địa điểm (xưởng, mỏ, kho, đồn điền v.v) của bên bán, chịu mọi rủi ro và phí tổn để lo liệu việc chuyên chở về địa điểm đích.
Nói một cách đơn giản trong trường hợp này thì bên nhập khẩu (bên mua) sẽ cho người đến địa chỉ nhà sản xuất (bên xuất khẩu, bên bán) để pick up hàng và vận chuyển hàng về Việt Nam.
Báo giá vận chuyển đường biển hàng lẻ (LCL) từ Thâm Quyến về Việt Nam theo term EXW
Giá vận chuyển đường biển hàng lẻ (LCL) từ Thâm Quyến về Việt Nam theo term EXW có thể chia ra làm hai phần là cước phí tại Trung Quốc và cước phí tại Việt Nam:
Charges in China |
Local charges in Hai Phong |
CFS (cbm)EBS+CIC (cbm)
Customs (set) DOC (set) Export License (if any) (set) VGM (trip) Trucking (trip) O/F (cbm)
|
THC (cbm)CFS (cbm)
CIC (cbm) D/O (box) Handling (shipment) Customs (set) Trucking (trip) |
(1cbm = 1mx1mx1m =1 m3 = 1 tấn. Đối với hàng lẻ vận chuyển đường biển, bạn sẽ so sánh thể tích và trọng lượng kiện hàng, tính theo cái nào lớn hơn thì chi phí sẽ tính theo cái đó. Ví dụ: kiện hàng của bạn nặng 2.9 tấn, thể tích 3cbm thì cước phí sẽ tính theo 3cbm)
-
Charges in China
- CFS: Trong vận tải hàng lẻ (LCL), Forwarder thu phí CFS là chữ viết tắt container freight station fee trong tiếng Anh. Có nghĩa là mỗi khi có hàng lẻ xuất/nhập thì các consol/forwarder phải dỡ hàng hóa từ container đưa và kho hoặc ngược lại và họ thu phí CFS để bù đắp vào chi phí giữ hàng, chi phí kho bãi. Phí CFS sẽ tính theo cbm.
- EBS+CIC: EBS là phụ phí xăng dầu Emergency Bunker Surcharge cho tuyến hàng đi châu Á. Phụ phí này bù đắp chi phí “hao hụt” do sự biến động giá xăng dầu trên thế giới cho hãng tàu. Tương tự hàng đi châu Âu thì tính phí ENS Entry Summary Declaration. Phí EBS là một loại phụ phí vận tải biển, phí EBS không phải là phí được tính trong local charges.
Phí CIC (Container Imbalance Charge) hay “Equipment Imbalance Surcharge” là phụ phí mất cân đối vỏ container hay còn gọi là phí phụ trội hàng nhập. Có thể hiểu nôm na là phụ phí chuyển vỏ container rỗng. Đây là một loại phụ phí cước biển mà các hãng tàu thu để bù đắp chi phí phát sinh từ việc điều chuyển (re-position) một lượng lớn container rỗng từ nơi thừa đến nơi thiếu.
- Customs: đây là phí làm thủ tục hải quan xuất khẩu tại Trung Quốc. Phí này được tính theo set, nghĩa là mỗi một lô hàng chỉ cần lên 1 tờ khai xuất khẩu/
- Export License (if any): nếu như hàng hóa của bạn cần xin giấy phép xuất khẩu thì phí xin giấy phép xuất khẩu là một chi phí bạn không thể bỏ qua.
- VGM: VGM (Verified Gross Mass) là một quy định trong công ước SOLAS và được đưa vào từ năm 2015 quy định VGM được thực hiện bởi ủy ban an toàn hàng hải (MSC) yêu cầu toàn bộ trọng lượng container phải được thông báo trước khi bốc xếp lên tàu. Quy định VGM liên quan đến việc hợp tác giữa hãng tàu, forwader, NVOCC, các nhà xuất khẩu ( chủ hàng). Bạn có thể vào link WIKIPEDIA ở trên đọc phần (Later amendments).
- Trucking: có thể gọi đây là phí vận chuyển nội địa Trung. Đây là phí chuyển hàng từ nhà sản xuất ra đến cảng Thâm Quyến.
- O/F: Ocean freight: cước đường biển. O/F đơn giản là cước vận chuyển hàng từ cảng Thâm Quyến đến cảng Hải Phòng.
-
Local charges in Hai Phong
- Phí THC (Terminal Handling Charge) Phụ phí xếp dỡ tại cảng là khoản phí thu trên mỗi container để bù đắp chi phí cho các hoạt động làm hàng tại cảng, như: xếp dỡ, tập kết container từ CY ra cầu tàu… Thực chất cảng thu hãng tàu phí xếp dỡ và các phí liên quan khác và hãng tàu sau đó thu lại từ chủ hàng (người gửi và người nhận hàng) khoản phí gọi là THC.
- CFS: Trong vận tải hàng lẻ (LCL), Forwarder thu phí CFS là chữ viết tắt container freight station fee trong tiếng Anh. Có nghĩa là mỗi khi có hàng lẻ xuất/nhập thì các consol/forwarder phải dỡ hàng hóa từ container đưa và kho hoặc ngược lại và họ thu phí CFS để bù đắp vào chi phí giữ hàng, chi phí kho bãi.
- Phí Handling (Handling fee) thực ra phí này là do các Forwarder đặt ra để thu Shipper / Consignee. Hiểu rõ được loại phí này thì dễ nhưng để nói cho người khác hiểu thì khó. Đại khái Handling là quá trình một Forwarder giao dịch với đại lý của họ ở nước ngoài để thỏa thuận về việc đại diện cho đại lý ở nước ngoài tại Việt Nam thực hiện một số công việc như khai báo manifest với cơ quan hải quan, phát hành B/L, D/O cũng như các giấy tờ liên quan…
- Phí CIC (Container Imbalance Charge) hay “Equipment Imbalance Surcharge” là phụ phí mất cân đối vỏ container hay còn gọi là phí phụ trội hàng nhập. Có thể hiểu nôm na là phụ phí chuyển vỏ container rỗng. Đây là một loại phụ phí cước biển mà các hãng tàu thu để bù đắp chi phí phát sinh từ việc điều chuyển (re-position) một lượng lớn container rỗng từ nơi thừa đến nơi thiếu.
- Phí D/O (Delivery Order fee) phí này gọi là phí lệnh giao hàng. Khi có một lô hàng nhập khẩu vào Việt Nam thì consignee phải đến Hãng tàu / Forwarder để lấy lệnh giao hàng, mang ra ngoài cảng xuất trình cho kho (hàng lẻ) / làm phiếu EIR (hàng container FCL) thì mới lấy được hàng. Các Hãng tàu / Forwarder issue một cái D/O và thế là họ thu phí D/O.
- Customs: đây là phí làm thủ tục hải quan nhap khẩu tại Việt Nam. Phí này được tính theo set, nghĩa là mỗi một lô hàng chỉ cần lên 1 tờ khai nhập khẩu.
- Trucking: có thể gọi đây là phí vận chuyển nội địa Việt. Đây là phí chuyển hàng từ cảng Hải Phòng đến địa chỉ nhà nhập khẩu (người mua).
Lưu ý: bạn nên tìm hiểu xem báo giá đã bao gồm các phí sau hay chưa nhé: thuế Nhập khẩu (nếu có), VAT, hải quan kiểm hóa (nếu có), phí lưu ca xe, phí xếp dỡ hàng hóa và các chi phí khác thực thanh thực chi theo hóa đơn.