Nội Dung Chính
So sánh 2 mô hình Point-to-point và Hub&Spoke
Có nhiều cuộc thảo luận nhằm tìm ra phương pháp tối ưu nhất để đảm bảo hiệu quả trong dịch vụ vận tải hàng hóa. Trong số đó, hai phương pháp phân phối phổ biến nhất và thường được xem là đối lập nhau là phương pháp Hub-and-Spoke và Point-to-Point. Vậy, phương pháp nào là chiến lược tốt nhất khi áp dụng cho giao hàng đường bộ? Hãy cùng BestCargo tìm ra đáp án này nhé !
1. Mô hình Point-to-Point
Mô hình Point-to-Point là một phương pháp tổ chức vận chuyển hàng hóa mà hàng hóa được vận chuyển trực tiếp từ điểm xuất phát đến điểm đích mà không thông qua các trạm trung gian. Hệ thống trực tiếp kết nối giữa các địa điểm mà không có bất kỳ sự gián đoạn trong dịch vụ ngay cả trong trường hợp các tuyến đường không trực tiếp nối với nhau.
Mô hình Point-to-Point mang lại nhiều ưu điểm quan trọng, bao gồm:
- Thời gian di chuyển nhanh hơn:
Những ý kiến ưu ái cho chiến lược này đều cho rằng thời gian di chuyển nhanh hơn rất nhiều. Mỗi địa điểm đều kết nối trực tiếp, không cần dừng hoặc thay đổi hướng, đó là một cuộc hành trình liên tục và trực tiếp để giao nhận hàng hóa. Điều này có nghĩa là ở mỗi địa điểm đều phải được trang bị đầy đủ và tại địa điểm đó sẽ có thể thực hiện luôn các thủ tục để tiếp nhận hoặc giao hàng. - Ít bị trì hoãn:
Trong hệ thống Point-to-Point, bất kỳ sự chậm trễ nào sẽ chỉ ảnh hưởng đến duy nhất một xe giao hàng. Sự nguy hiểm với hệ thống Hub-and-Spoke là khi có một sự chậm trễ xảy ra, hiện tượng knock-on sẽ lập tức xuất hiện ở điểm chuyển giao, dẫn đến nhiều sự chậm trễ hơn nữa. Hệ thống Point-to-Point độc lập hơn, dễ dàng điều chỉnh cho phù hợp và giải quyết được vấn đề. Do đó, chiến lược này được coi là ít bị chậm trễ nhất.
Ngược lại, nhược điểm của hệ thống Point-to-Point là:
- Hạn Chế Về Linh Hoạt:
Mô hình Point-to-Point có thể không linh hoạt đối với việc vận chuyển hàng hóa giữa các điểm trung gian. Nếu có nhu cầu thay đổi tuyến đường hoặc thêm điểm dừng, mô hình này có thể gặp khó khăn và tăng chi phí. - Chi Phí Cao Khi Không Sử Dụng Hết Công Suất:
Trong trường hợp không sử dụng hết công suất của phương tiện vận chuyển, mô hình Point-to-Point có thể dẫn đến sự lãng phí và chi phí cao hơn so với việc sử dụng các trạm trung gian. - Rủi Ro Tăng Cao Trong Trường Hợp Có Sự Cố:
Nếu xảy ra sự cố hoặc trục trặc trên đường đi, mô hình Point-to-Point có thể tạo ra rủi ro lớn hơn cho việc giao hàng, vì không có lựa chọn phụ trợ hoặc lộ trình dự phòng. - Khó Khăn Trong Quản Lý Dòng Chảy Hàng Hóa:
Do mỗi tuyến đường chỉ có hai điểm cuối, việc quản lý dòng chảy hàng hóa có thể trở nên phức tạp và khó khăn hơn so với mô hình có nhiều điểm trung gian. - Khả Năng Hạn Chế Trong Việc Phục Vụ Khách Hàng Đa Dạng:
Mô hình Point-to-Point có thể không phù hợp cho việc phục vụ các nhu cầu đa dạng của khách hàng, đặc biệt là khi có yêu cầu vận chuyển hàng hóa đến các điểm trung gian hoặc điểm giao hàng cuối cùng không nằm trên tuyến đường chính.
2. Mô hình Hub&Spoke
Mặt khác, chiến lược Hub&Spoke tổng hợp các quãng đường di chuyển và tạo ra một điểm trung gian, được gọi là “hub” và từ đó kết nối với các điểm xung quanh, được gọi là “spokes”. Từ đó việc giao hàng sẽ bắt đầu từ một địa điểm và đi đến trạm trung chuyển, từ đó giao hàng hoặc được điều hướng sang các địa điểm khác trong hệ thống.
Trong thời kỳ hiện đại, hệ thống Hub-and-Spoke được ứng dụng trong 99% các dịch vụ giao hàng trên toàn thế giới. Những tổ chức lớn thường tạo ra nhiều khu vực Hub-and-Spoke kết nối với nhau theo mức độ toàn cầu, quốc gia và khu vực. Một ví dụ cho thấy một số lượng lớn các hãng vận chuyển khổng lồ như DHL, UPS, FedEX đều áp dụng hệ thống này.
Chúng ta hãy cùng nhìn vào những lợi thế của mô hình Hub&Spoke:
- Về quy mô các kết nối xét theo phương diện kinh tế:
Hệ thống kết nối hiệu quả giúp tăng tần số giao hàng trong ngày làm việc. Ví dụ, thay vì chỉ có 1 chuyến hàng mỗi ngày giữa hai cặp địa điểm bất kì trong một hệ thống Point-to-Point, bốn chuyến hàng mỗi ngày là điều có thể thực hiện được. - Về quy mô các điểm “Hub” xét theo phương diện kinh tế:
Có một số lượng lớn phương tiện sẽ đi qua tập trung ở khu vực trung tâm và doanh nghiệp chỉ cần tập trung trang bị cho điểm này để gia tăng tính hiệu quả. - Về phạm vi hệ thống xét theo phương diện kinh tế:
Thông qua việc chia sẻ các trang bị vận tải, việc duy trì và sắp xếp các kết nối, việc sử dụng các phương tiện cũng sẽ giảm xuống. Nguồn tiết kiệm chủ yếu nhờ vào việc tinh giảm hệ thống vận tải.
Và cuối cùng, nhược điểm của phương pháp này là gì?
- Giảm kết nối trực tiếp giữa các điểm:
Việc thiếu một liên kết trực tiếp giữa các địa điểm có thể dẫn tới sự trì trệ và có thể là sự quá tải do việc chỉ có một số các trạm trung chuyển chính trong hệ thống - Thiếu linh hoạt:
Khi mọi thứ đều tập trung về một trung tâm chính và tất cả các kết nối trong mạng phải được kết kết với nhau, hiệu ứng domino có nguy cơ xảy ra khi một kết nối gặp trục trặc . Do vậy, thời gian giao hàng đôi khi phải được xác định bằng chuyến giao hàng khác, và bất kỳ vấn đề liên quan có khả năng gây ra tác dụng tồi tệ hơn so với hệ thống Point-to-Point.
Việc xác định phương pháp vận chuyển tốt nhất phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại hàng hóa, khoảng cách vận chuyển, khả năng linh hoạt và chi phí. Mỗi phương pháp vận chuyển đều có ưu và nhược điểm riêng.
Tóm lại, không có một phương pháp vận chuyển duy nhất là tốt nhất cho tất cả các trường hợp. Việc chọn phương pháp phù hợp phụ thuộc vào các yếu tố cụ thể của từng tình huống vận chuyển cụ thể.
Liên hệ số điện thoại 0906251816 để được BestCargo tư vấn và hỗ trợ nhé!
Xem thêm