So sánh Master Bill (MBL) và House Bill (HBL)

So sánh Master Bill (MBL) và House Bill (HBL)

Nội Dung Chính

So sánh giữa  House Bill và Master Bill? Vận đơn MBL là gì? HBL là gì?

Viêc phân biệt House Bill và Master Bill với hàng đi đường biển (với hàng Air thì sẽ là phân biệt MAWB với HAWB) sẽ giúp người mới vào nghề xuất nhập khẩu hoặc thủ tục hải quan đỡ bối rối. Về thực chất cả 2 đều là Vận đơn đường biển (Bill of Lading), nhưng được phát hành bởi chủ thể khác nhau. Người gửi hàng (shipper), người nhận hàng (consignee) trên mỗi loại này vì thế mà cũng có sự khác nhau nhất định.

so-sanh-master-bill-va-house-bill

Master Bill là gì?

Master Bill of Lading là Vận đơn đường biển cho hãng tàu phát hành, dịch là Vận đơn chủ, và thường được viết tắt là MBL hay MB/L. Bạn sẽ thấy tên và logo của hãng tàu trên đầu trang vận đơn. Nếu làm quen thì sẽ nhận biết tên hãng tàu khá dễ dàng, chẳng hạn như MCC, SITC, Yang Ming, OOCL… Bạn có thể tìm hiểu tên một số hãng lớn trong danh sách hãng tàu tại Việt Nam.

Mỗi lô hàng chỉ phát hành 1 MBL, gồm nhiều liên (cùng nội dung).

Trên Master Bill, người gửi hàng là Công ty giao nhận vận tải ở nước xuất khẩu (không phải là công ty xuất khẩu), còn người nhận hàng là Công ty giao nhận vận tải ở nước nhập khẩu. Thường 2 công ty giao nhận ở 2 nước có mối quan hệ đại lý, hoặc công ty mẹ con.

Các bên đứng tên trên vận đơn:

Forwarder nước XK => Hãng tàu => Forwarder nước NK

Tất nhiên, vẫn có trường hợp chủ hàng đứng tên trên MBL, tôi sẽ đề cập trong phần cuối bài.

House Bill là gì?

House Bill of Lading là vận đơn đường biển do công ty giao nhận vận tải (freight forwarder) phát hành, dịch là Vận đơn nhà, thường được viết tắt là HBL, HB/L, hay House Bill.

Ở nước ngoài, HBL còn có thể do 1 loại công ty vận chuyển có tên là chủ tàu không tàu – NVOCC (Non Vessel Ocean Common Carrier) phát hành. Nhưng ở Việt Nam chưa thấy loại hình này. Thế nên HB/L được hiểu là của Forwarder cấp.

Sau khi chủ hàng đóng hàng và giao cho công ty giao nhận, làm xong thủ tục hải quan xuất khẩu, và nộp một số phí liên quan, công ty giao nhận sẽ phát hành HBL cho khách hàng.

Về mặt nội dung cũng gồm những chi tiết quan trọng, giống như Vận đơn đường biển nói chung.

Trên HB/L, người gửi hàng thường là người xuất khẩu, và người nhận hàng thường là người nhập khẩu. Trong trường hợp cần thiết, thì có thể thay bằng người được ủy quyền của những bên đó. Theo đó, lô hàng sẽ giao như sau:

Nhà xuất khẩu => Công ty giao nhận => Nhà nhập khẩu

So sánh Master Bill (MBL) và House Bill (HBL)

Có 2 cách để bạn đặt booking cho một lô hàng xuất khẩu là: Liên hệ trực tiếp hãng tàu, hoặc liên hệ qua đại lý (Forwarder) là bên trung gian để booking cho bạn.

– Khi bạn liên hệ trực tiếp hãng tàu: Việc liên hệ trực tiếp hãng tàu bạn sẽ đóng mọi chi phí cho hãng tàu như cước tàu, phí Local Charge…

– Khi bạn liên hệ qua đại lý (Forwarder): Bạn trả mọi chi phí cho Forwarder, nhưng bạn không muốn lấy vậy đơn House Bill từ Forwarder mà muốn lấy vận đơn từ hãng tàu (Master Bill). Thì lúc này bạn (Shipper) vẫn được đứng tên trên Bill do hãng tàu cấp và mọi chi phí bạn trả cho Forwarder, sau đó Forwarder sẽ trả lại hãng tàu sau khi có một phần lợi nhuận từ việc liên hệ đặt booking cho bạn.

Vì lý do bạn có thể book tàu từ hãng tàu và công ty forwarder cũng có quyền book tàu từ hãng tàu. Do đó trên Master Bill xảy ra 2 trường hợp về người đứng tên trong ô Shipper và Consignee

– Shipper: Là người thực tế xuất khẩu (real shipper), hoặc là bên trung gian (Forwarder).

– Consignee: Là người nhập khẩu thực tế (real consignee), hoặc là đại lý của forwarder tại cảng đến (Forwarding Agent).

Việc xảy ra 2 trường hợp này nên phát sinh ra loại House Bill. Khi Shipper là Forwarder và Consignee là Forwarding Agent.

Master Bill (MBL) và House Bill (HBL)

Giống nhau

MBL và HBL đều là những loại vận đơn có hình thức và tác dụng giống nhau. Đều có thể làm được Bill gốc (Original Bill) và Surrender Bill, Seaway bill…

Khác nhau

Đặc tính Master Bill (MBL) House Bill (HBL)
Đối tượng phát hành Người gửi hàng thực tế hoặc công ty Forwarder Người gửi hàng thực tế
Fix Khó chỉnh sửa Dễ chỉnh sửa (hình thức cá nhân phát hành)
Rủi ro Có rủi ro nhưng tỉ lệ tổn thất thấp hơn Rủi ro cao hơn, và tùy theo trách nhiệm của công ty Forwarder
Chịu tác động của quy tắc Hague, Hamburg,… Không
Hình thức Logo, tên công ty, số điện thoại, văn phòng của công ty hãng tàu. Logo, tên công ty, số điện thoại, văn phòng của công ty Forwarder.
Nơi nhận hàng Cảng đến (Port) Thường là kho bãi của công ty Forwarder

 

Ví dụ về Master Bill (MBL) và House Bill (HBL)

Xem xét trường hợp sau:

A: Nhà xuất khẩu (người gửi hàng thực tế)

B: Nhà nhập khẩu (người nhận hàng thực tế)

C: Đại lý Forwarder đầu xuất khẩu

C’: Đại lý Forwarder đầu nhập khẩu

A và B thương lượng mua bán hàng hóa xuất khẩu từ cảng Cát Lái sang cảng Thượng Hải. Shipper A thuê công ty C vận chuyển hàng hóa, C liên hệ book tàu. Xem xét trường hợp: A không cần Bill gốc từ hãng tàu.

Hãng tàu sẽ phát hành MBL cho công ty C, với thông tin Shipper: C và Consignee: C’ và thông tin lô hàng. Khi tàu chạy, C phát hành HBL cho A, với thông tin Shipper: A và Consignee: B và thông tin lô hàng.

Khi hàng đến cảng Thượng Hải thì hãng tàu tại đây sẽ gửi Thông báo hàng đến cho người nhận hàng tại ô Consignee: C’ trên Bill ra nhận hàng.

Sau đó, C’ sẽ liên hệ với B để mang hàng đến điểm đích cho khách hàng.

 

BESTCARGO HY VỌNG BÀI VIẾT HỮU ÍCH CHO BẠN!

0/5 (0 Reviews)
090.625.1816