Thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa đưa từ doanh nghiệp chế xuất vào nội địa

Thủ tục hải quan chuyển cửa khẩu đối với hàng hóa đưa ra kho ngoại quan

Nội Dung Chính

Hãy cùng Bestcargo tìm hiểu về Thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa đưa từ doanh nghiệp chế xuất vào nội địa trong bài viết dưới đây. Nếu còn đều gì thắc mắc, hãy gọi điện cho chúng tôi theo hotline bên dưới ngay nhé!

Thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa đưa từ doanh nghiệp chế xuất vào nội địa
Thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa đưa từ doanh nghiệp chế xuất vào nội địa

 I. Trình tự thực hiện:

+ Đối với doanh nghiệp chế xuất
Bước 1. Khai chứng từ đưa hàng vào nội địa
– Tạo thông tin khai điện tử theo đúng các tiêu chí và khuôn dạng chuẩn quy định tại Mẫu số 5 Phụ lục XIII Quyết định 52/2007/QĐ-BTC.
– Gửi thông tin khải hải quan điện tử đến cơ quan hải quan
– Tiếp nhận thông tin phản hồi của cơ quan hải quan:
+ Nhận “Thông báo từ chối cho phép đưa hàng vào nội địa” theo Mẫu số 7 Phụ lục XIII và sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của cơ quan hải quan
+ Nhận “Thông báo cho phép đưa hàng vào nội địa” trong trường hợp cơ quan hải quan chấp nhận cho đưa hàng vào nội địa
+ In chứng từ xuất hàng vào nội địa và giao cho doanh nghiệp chế xuất để doanh nghiệp chế xuất giao cho doanh nghiệp nội địa kèm theo hóa đơn tài chính (nếu có) để doanh nghiệp nội địa làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa.
Bước 2. Niêm phong phương tiện vận chuyển hàng hóa từ doanh nghiệp chế xuất đến địa điểm giao hàng (trong trường hợp 2 bên thỏa thuận địa điểm giao hàng không nằm trong doanh nghiệp chế xuất.
+ Đối với doanh nghiệp nội địa

– Làm thủ tục hải quan nhập khẩu hàng hóa theo loại hình nhập khẩu tương ứng trước khi nhận hàng trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Chi cục Hải quan điện tử chấp nhận cho xuất hàng vào nội địa (trừ hàng hóa là tài sản cố định của doanh nghiệp chế xuất đã làm thủ tục thanh lý và nộp thuế theo quy định).
+ Đối với cơ quan hải quan

Bước 1. Kiểm tra, tiếp nhận đăng ký các danh mục của cơ quan hải quan:
– Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của hải quan tự động kiểm ra, tiếp nhận đăng ký và cấp số tham chiếu cho chứng từ xuất hàng vào nội địa.
Trường hợp hệ thống yêu cầu, công chức hải quan trực tiếp kiểm tra thông tin trên hệ thống, căn cứ kết quả kiểm tra để quyết định việc đăng ký, cấp số tham chiếu cho chứng từ xuất hàng vào nội địa thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
– Trường hợp hệ thống yêu cầu nộp/xuất trình hồ sơ thì công chức hải quan trực tiếp kiểm tra hồ sơ theo yêu cầu của hệ thống, căn cứ kết quả kiểm tra đểquyết định việc đăng ký, cấp số tham chiếu cho chứng từ xuất hàng vào nội địa thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của hải quan.
– Trường hợp hàng hóa do doanh nghiệp nội địa khai báo được phân loại phải kiểm tra thực tế, Chi cục hải quan nơi tiếp nhận tờ khai nhập khẩu sẽ kiểm tra thực tế hàng hóa tại địa điểm giao hàng do doanh nghiệp nội địa khai báo.
Bước 2. Cấp chứng từ xuất hàng vào nội địa, nếu doanh nghiệp nội địa không đăng ký tờ khai nhập khẩu hàng hóa, thì cơ quan hải quan hủy chứng từ xuất hàng vào nội địa của doanh nghiệp chế xuất theo quy định tại Mẫu số 5 phụ lục XIII; đồng thời phản hồi thông tin trên hệ thống cho doanh nghiệp chế xuất biết.
Bước 3. Kiểm tra hàng hóa tồn kho của doanh nghiệp chế xuất theo định kỳ hoặc bất kỳ thời điểm nào khi có nghi vấn.

II.Cách thức thực hiện:

Gửi, nhận thông tin hệ thống máy tính của doanh nghiệp đã được nối mạng qua C-VAN
– Thành phần, số lượng hồ sơ:
– Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Tờ khai hải quan điện tử
+ Đăng ký danh mục
+ Khai thông tin chứng từ đưa hàng ra khỏi doanh nghiệp chế xuất và phân loại mục đích sử dụng theo các trường hợp: gia công sản xuất, thanh lý, tiêu hủy, bán vào nội địa.
Trường hợp hệ thống yêu cầu việc nộp/xuất trình hồ sơ thì phải nộp/xuất trình các giấy tờ sau:
– Hợp đồng mua bán, gia công giữa doanh nghiệp chế xuất và doanh nghiệp nội địa hoặc doanh nghiệp chế xuất khác
– Hóa đơn tài chính (nếu có)
– Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa đưa từ doanh nghiệp chế xuất vào nội địa
Thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa đưa từ doanh nghiệp chế xuất vào nội địa

III. Thời hạn giải quyết: 

– Thời hạn tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan: ngay sau khi người khai hải quan nộp, xuất trình hồ sơ hải quan đúng quy định của pháp luật (Khoản 1, Điều 19 Luật Hải quan)
– Thời hạn hoàn thành thành kiểm tra thực tế hàng hóa (tính từ thời điểm người khai hải quan đã thực hiện đầy đủ các yêu cầu về làm thủ tục hải quan theo quy đinh tại điểm a và điểm b khỏan 1 Điều 16 Luật Hải quan):
+ Chậm nhất là 08 giờ làm việc đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng hình thức kiểm tra thực tế một phần hàng hóa theo xác suất;
+ Chậm nhất là 02 ngày làm việc đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng hình thực kiểm tra thực tế toàn bộ hàng hóa.
Trong trường hợp áp dụng hình thức kiểm tra thực tế tòan bộ hàng hóa mà lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu có số lượng lớn, việc kiểm tra phức tạp thì thời hạn kiểm tra có thể được gia hạn nhưng không quá 08 giờ làm việc.

 Đối tượng thực hiện thủ tục hành chínhCá nhân,Tổ chức
– Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục hải quan điện tử
+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có):
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục hải quan điện tử
– Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Phê duyệt việc thực hiện thủ tục Hải quan điện tử đối với hàng hóa đưa từ doanh nghiệp chế xuất vào nội địa.
– Lệ phí (nếu có): 20.000 VNĐ/tờ khai (theo Thông tư số 43/2009/TT-BTC ngày 09/03/2009 của Bộ Tài chính ban hành quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực Hải quan)
– Tên mẫu đơn, mẫu t khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục a):
+ Tờ khai điện tử: Mẫu số 1, Phụ lục VIII QĐ 52/2007/QĐ-BTC ; Mẫu số 5, Phụ lục XIII QĐ 52/2007/QĐ-BTC ngày 22/6/2007 về việc ban hành Quy định về thí điểm thủ tục Hải quan điện tử
+ Danh mục theo Mẫu số 1,2- Phụ lục XIII QĐ 52/2007/QĐ-BTC ngày 22/6/2007 về việc ban hành Quy định về thí điểm thủ tục Hải quan điện tử
– Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): 
+ Đăng ký danh mục theo đúng các tiêu chí và khuôn dạng chuẩn quy định tại Mẫu số 1, 2 Phụ lục XIII trước thời điểm hàng hóa vào và ra doanh nghiệp chế xuất. Trường hợp phát sinh hàng hóa chưa đăng ký, doanh nghiệp chế xuất phải khai bổ sung cho từng loại danh mục. Thủ tục khai bổ sung các bảng danh mục như thủ tục đăng ký các bảng danh mục.
+ Khai rõ mục đích sử dụng hàng: gia công sản xuất, thanh lý, tiêu hủy, bán vào nội địa.
– Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
– Luật hải quan số 29/2001 QH10 ngày 29/06/2001
– Luật số 42/2005/QH11 ngày 14/06/2005 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Hải quan số 29/2001/QH11 ngày 29/06/2001.
– Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29/11/2005
– Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006
– Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23/02/2007 về giao dịch điển tử trong lĩnh vực tài chính
– Quyết định số 149/2005/QĐ-TTg ngày 20/6/2005 Về việc thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử
– Quyết định số 52/2007/QĐ/BTC ngày 22/6/2007 về việc ban hành Quy định về thí điểm thủ tục Hải quan điện tử;
– Thông tư số 43/2009/TT-BTC ngày 09/03/2009 của Bộ Tài chính ban hành quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực Hải quan.

 

Liên hệ đặt dịch vụ và tư vấn với chúng tôi

Cảm ơn Quý khách đã quan tâm tới dịch vụ vận chuyển hàng hóa, bưu kiện, thư tín trong nước và quốc tế của chúng tôi. Thông tin của Quý khách rất quan trọng đối với chúng tôi. Trong trường hợp Quý khách gửi thông tin nhưng không nhận được phản hồi do hệ thống trục trặc hoặc có sự cố ngoài mong muốn. Xin vui lòng liên hệ với số hotline và các văn phòng chuyển phát trên toàn quốc của chúng tôi.

5/5 - (1 bình chọn)
0/5 (0 Reviews)
079.516.6689