Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất

Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất

Nội Dung Chính

Hãy cùng Bestcargo tìm hiểu về Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất trong bài biết dưới đây nhé. Nếu còn điều gì thắc mắc đừng ngại ngần nhấc máy lên liên hệ với chúng tôi để nhận được sự tư vấn từ đội ngũ nhân viên luôn túc trực 24/7.

Thủ tục hải quan điện tử xuất khẩu sản phẩm đối với nguyên, vật tư tự cung ứng để sản xuất hàng xuất khẩu
Thủ tục hải quan điện tử xuất khẩu sản phẩm đối với nguyên, vật tư tự cung ứng để sản xuất hàng xuất khẩu

 I. Trình tự thực hiện:

+ Đối với cá nhân, tổ chức:
– Địa điểm làm thủ tục hải quan
+ Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu: thủ tục hải quan làm tại Chi cục Hải quan quản lý DNCX.
+ Đối với hàng hoá gia công giữa DNCX với doanh nghiệp nội địa: Doanh nghiệp nội địa làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan quản lý DNCX hoặc Chi cục Hải quan nơi có trụ sở chính của doanh nghiệp nội địa.
+ Đối với hàng hoá gia công giữa hai DNCX: Doanh nghiệp nhận gia công thực hiện đăng ký hợp đồng gia công và làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan quản lý DNCX nhận gia công.
– Nộp hồ sơ hải quan theo quy định.
+ Đối với cơ quan Hải quan: 

1. Nguyên tắc chung

a) Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất (dưới đây viết tắt là DNCX) được áp dụng cho DNCX trong khu chế xuất và DNCX ngoài khu chế xuất.
b) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của DNCX phải làm thủ tục hải quan theo quy định đối với từng loại hình xuất khẩu, nhập khẩu. Riêng việc mua văn phòng phẩm, hàng hoá từ thị trường nội địa phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày của DNCX thực hiện theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.
c) Hàng hóa luân chuyển trong nội bộ một DNCX thì không phải làm thủ tục hải quan
d) Hàng hóa nhập khẩu của DNCX được chuyển cửa khẩu từ cửa khẩu nhập về DNCX, hàng hóa xuất khẩu của DNCX được chuyển cửa khẩu từ DNCX đến cửa khẩu xuất.
e) Hải quan quản lý khu chế xuất, DNCX chỉ giám sát trực tiếp tại cổng ra vào của khu chế xuất, DNCX khi cần thiết theo quyết định của Cục trưởng Cục Hải quan.

2. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của DNCX

a) Hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài:
a.1) Đối với hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định, thủ tục hải quan thực hiện theo quy định đối với hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định miễn thuế tại điểm b khoản 2 Điều 42 Thông tư 79/2009/TT-BTC.
a.2) Đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, DNCX làm thủ tục nhập khẩu theo quy định đối với hàng hóa nhập khẩu thương mại, trừ việc kê khai tính thuế.
a.3) Hàng hoá gia công cho thương nhân nước ngoài thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 116/2008/TT-BTC.
b) Đối với hàng hoá của DNCX xuất khẩu ra nước ngoài, DNCX làm thủ tục xuất khẩu theo quy định đối với hàng xuất khẩu thương mại, trừ việc kê khai tính thuế.
c) Hàng hoá của DNCX bán vào nội địa:
c.1) Đối với sản phẩm do DNCX sản xuất, bán vào thị trường nội địa; DNCX và Doanh nghiệp nội địa thực hiện theo thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại.
c.2) Phế liệu, phế phẩm thu được trong quá trình sản xuất được xử lý như sau:
– Đối với phế liệu, phế phẩm còn giá trị thương mại thuộc loại được phép bán vào thị trường nội địa, doanh nghiệp nội địa làm thủ tục nhập khẩu theo quy định đối với hàng nhập khẩu thương mại;
– Đối với phế liệu, phế phẩm không còn giá trị thương mại, việc tiêu huỷ thực hiện theo quy định của pháp luật, có sự giám sát của Chi cục Hải quan quản lý DNCX.
d) Đối với hàng hoá xuất khẩu từ nội địa vào DNCX, doanh nghiệp nội địa và DNCX thực hiện theo thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại.
e) Hàng hoá gia công (trừ gia công cho nước ngoài):
e.1) Đối với hàng hoá do DNCX thuê doanh nghiệp nội địa gia công, doanh nghiệp nội địa làm thủ tục hải quan theo quy định về gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài.
e.2) Đối với hàng hoá do DNCX nhận gia công cho Doanh nghiệp nội địa, doanh nghiệp nội địa làm thủ tục hải quan theo quy định về đặt gia công hàng hoá ở nước ngoài.
e.3) Hàng hoá gia công giữa các DNCX với nhau thì DNCX nhận gia công làm thủ tục hải quan theo quy định đối với hàng gia công cho thương nhân nước ngoài.
g) Hàng hoá mua, bán giữa các DNCX với nhau thì thủ tục hải quan thực hiện theo hướng dẫn về thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ quy định tại khoản 6, 7 Điều 41 Thông tư này (trừ quy định về điều kiện xuất nhập khẩu tại chỗ).

3. Thủ tục thanh khoản nguyên liệu, vật tư của DNCX

a) Việc thanh khoản đối với nguyên liệu, vật tư của DNCX được thực hiện theo từng loại hình hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu nhưng chỉ thanh khoản về lượng.
b) Thời hạn và địa điểm thanh khoản:
b.1) Đối với loại hình gia công thì thanh khoản theo quy định về thời hạn thanh khoản hợp đồng gia công tại Chi cục Hải quan nơi đăng ký hợp đồng gia công.
b.2) Đối với loại hình SXXK thực hiện thanh khoản một quý một lần và chậm nhất vào ngày 15 của tháng đầu quý sau tại Chi cục Hải quan quản lý DNCX. Trường hợp doanh nghiệp có đề nghị thì thời hạn thanh khoản được thực hiện một tháng một lần, trước ngày 15 của tháng sau.
c) Hồ sơ thanh khoản:
c.1) Đối với loại hình gia công: thực hiện theo quy định về thanh khoản đối với hàng hoá gia công cho thương nhân nước ngoài.
c.2) Đối với hàng SXXK, hồ sơ thanh khoản gồm:
– Bảng tổng hợp tờ khai nhập khẩu nguyên liệu, vật tư SXXK đưa vào thanh khoản (theo mẫu 10/HSTK-CX Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này): nộp 01 bản chính; xuất trình tờ khai hải quan để đối chiếu;
– Bảng tổng hợp tờ khai xuất khẩu sản phẩm SXXK đưa vào thanh khoản (theo mẫu 11/HSTK-CX Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này): nộp 01 bản chính; xuất trình tờ khai hải quan để đối chiếu;
– Bảng định mức (mẫu 07/ĐKĐM-SXXK Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này) của từng mã hàng: xuất trình 01 bản chính;
– Báo cáo nhập, xuất, tồn (mẫu 12/HSTK-CX Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này) nguyên liệu, vật tư nhập khẩu: nộp 02 bản chính (trả doanh nghiệp 01 bản khi kết thúc kiểm tra).
d) Việc xử lý đối với tài sản, hàng hoá có nguồn gốc nhập khẩu khi doanh nghiệp chuyển đổi loại hình từ doanh nghiệp chế xuất thành doanh nghiệp bình thường và ngược lại thực hiện như sau:
d.1) Trường hợp chuyển đổi loại hình từ doanh nghiệp chế xuất thành doanh nghiệp không hưởng chế độ chế xuất:
– Thanh khoản tài sản, hàng hoá có nguồn gốc nhập khẩu;
– Xác định tài sản, hàng hoá có nguồn gốc nhập khẩu còn tồn kho;
– Thực hiện việc thu thuế theo quy định;
– Thời điểm thanh khoản và xác định tài sản, hàng hoá có nguồn gốc nhập khẩu thực hiện trước khi doanh nghiệp chuyển đổi.
d.2) Trường hợp chuyển đổi loại hình từ doanh nghiệp không hưởng chế độ chế xuất sang doanh nghiệp chế xuất:
– Doanh nghiệp báo cáo số lượng nguyên liệu, vật tư còn tồn kho; cơ quan hải quan kiểm tra nguyên liệu, vật tư còn tồn kho và xử lý thuế theo quy định;
– Trước khi chuyển đổi, doanh nghiệp có trách nhiệm nộp đầy đủ các khoản nợ thuế, nợ phạt còn tồn đọng cho cơ quan hải quan. Cơ quan hải quan chỉ áp dụng chính sách thuế, hải quan đối với loại hình doanh nghiệp chế xuất sau khi doanh nghiệp đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế, hải quan với cơ quan hải quan.

4. Thanh lý máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển tạo tài sản cố định

a) Các hình thức thanh lý, hàng hoá thuộc diện thanh lý, điều kiện thanh lý, hồ sơ thanh lý hàng hoá nhập khẩu miễn thuế thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 04/2007/TT-BTM.
b) Nơi làm thủ tục thanh lý là Chi cục Hải quan quản lý DNCX
c) Thủ tục thanh lý:
c.1) Doanh nghiệp hoặc ban thanh lý có văn bản nêu rõ lý do thanh lý, tên gọi, ký mã hiệu, lượng hàng cần thanh lý, thuộc tờ khai nhập khẩu số, ngày tháng năm gửi Chi cục Hải quan quản lý DNCX.
c.2) Trường hợp thanh lý theo hình thức xuất khẩu thì doanh nghiệp mở tờ khai xuất khẩu; trường hợp thanh lý nhượng bán tại thị trường Việt Nam, cho, biếu, tặng thì mở tờ khai theo loại hình tương ứng, thu thuế theo quy định.
c.3) Trường hợp tiêu huỷ, doanh nghiệp chịu trách nhiệm thực hiện theo quy định của cơ quan quản lý môi trường, có sự giám sát của cơ quan hải quan.
Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất
Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất

II. Cách thức thực hiệnTrực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước

– Thành phần, số lượng hồ sơ:
– Thành phần hồ sơ, bao gồm:
a) Hồ sơ xuất nhập khẩu: Tờ khai hải quan; bản kê chi tiết hàng hoá; Vận tải đơn;
b) Hồ sơ thanh khỏan (Đối với hàng SXXK):
– Bảng tổng hợp tờ khai nhập khẩu nguyên liệu, vật tư SXXK đưa vào thanh khoản (theo mẫu 10/HSTK-CX Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 79/2009/TT-BTC): nộp 01 bản chính; xuất trình tờ khai hải quan để đối chiếu;
– Bảng tổng hợp tờ khai xuất khẩu sản phẩm SXXK đưa vào thanh khoản (theo mẫu 11/HSTK-CX Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 79/2009/TT-BTC): nộp 01 bản chính; xuất trình tờ khai hải quan để đối chiếu;
– Bảng định mức (mẫu 07/ĐKĐM-SXXK Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 79/2009/TT-BTC) của từng mã hàng: xuất trình 01 bản chính;
– Báo cáo nhập, xuất, tồn (mẫu 12/HSTK-CX Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 79/2009/TT-BTC) nguyên liệu, vật tư nhập khẩu: nộp 02 bản chính (trả doanh nghiệp 01 bản khi kết thúc kiểm tra).
– Số lượng hồ sơ: 01 bộ

III. Thời hạn giải quyết: 

+ Thời hạn tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan: ngay sau khi người khai hải quan nộp, xuất trình hồ sơ hải quan đúng quy định của pháp luật (Khoản 1, Điều 19 Luật Hải quan);
+ Thời hạn hoàn thành thành kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải (tính từ thời điểm người khai hải quan đã thực hiện đầy đủ các yêu cầu về làm thủ tục hải quan theo quy đinh tại điểm a và điểm b khỏan 1 Điều 16 Luật Hải quan):
++ Chậm nhất là 08 giờ làm việc đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng hình thức kiểm tra thực tế một phần hàng hóa theo xác suất;
++ Chậm nhất là 02 ngày làm việc đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng hình thực kiểm tra thực tế toàn bộ hàng hóa.
Trong trường hợp áp dụng hình thức kiểm tra thực tế tòan bộ hàng hóa mà lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu có số lượng lớn, việc kiểm tra phức tạp thì thời hạn kiểm tra có thể được gia hạn nhưng không quá 08 giờ làm việc.
– Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
– Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Hải quan
+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có):
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Hải quan
– Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính,Xác nhận thông quan
– Lệ phí (nếu có): 20.000 VNĐ/tờ khai
– Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục a):
+ Tờ khai hải quan: Quyết định 1257/QĐ-TCHQ của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ngày 04/12/2001 về việc ban hành tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu giấy thông báo thuế
– Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không
– Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Luật hải quan số 29/2001 QH10 ngày 29/06/2001;
+ Luật số 42/2005/QH11 ngày 14/06/2005 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Hải quan số 29/2001/QH11 ngày 29/06/2001;
+ Nghị định số 154/2005/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan;
+ Thông tư số 79/2009/TT-BTC hướng dẫn về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

Liên hệ đặt dịch vụ và tư vấn với chúng tôi

Cảm ơn Quý khách đã quan tâm tới dịch vụ vận chuyển hàng hóa, bưu kiện, thư tín trong nước và quốc tế của chúng tôi. Thông tin của Quý khách rất quan trọng đối với chúng tôi. Trong trường hợp Quý khách gửi thông tin nhưng không nhận được phản hồi do hệ thống trục trặc hoặc có sự cố ngoài mong muốn. Xin vui lòng liên hệ với số hotline và các văn phòng chuyển phát trên toàn quốc của chúng tôi.

5/5 - (1 bình chọn)
0/5 (0 Reviews)
079.516.6689