Nội Dung Chính
Tiêu chuẩn xuất khẩu hàng nông sản
Nông sản là một trong những mặt hàng chiếm kim ngạch xuất khẩu lớn của nước ta. Tuy vậy, để xuất một mặt hàng sang thị trường quốc tế đòi hỏi phải đáp ứng nhiều yêu cầu từ nước sở tại đến nước nhập khẩu. Nhất là khi hiện nay. sức khỏe con người và chất lượng đời sống đang là mối quan tâm hàng đầu thì các tiêu chuẩn cho các mặt hàng thực phẩm càng khắt khe, thủ tục cũng dày dặn hơn.
Đối với sản phẩm trồng trọt, từ năm 2008 đến nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành các Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho rau, quả tươi; chè búp tươi, lúa và cà phê.
VietGAP là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế đảm bảo sản phẩm an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khoẻ người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.
Bên dưới đây là các chứng nhận tự nguyện mà nhà sản xuất cần tham khảo để nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường cũng như chiếm được lòng tin của người tiêu dùng:
- Chứng nhận môi trường: chứng nhận Nông nghiệp hữu cơ và chứng nhận ISO14001
- Chứng nhận xã hội: chứng nhận Công bằng Thương mại và chứng nhận SA8000
- An toàn thực phẩm và chứng chỉ thực hành tốt: chứng nhận Thực hành nông nghiệp tốt GAP và chứng nhận nhận Thực hành sản xuất tốt.
- Chứng nhận chất lượng thực phẩm đặc trưng: Chỉ dẫn địa lý GI và chứng nhận Halal
- Chứng nhận của hàng thủy hải sản ở Châu Á
Lợi ích khi sử dụng VietGAP
- Chứng minh với khách hàng (nhà bán lẻ, các thương nhân, nhà nhập khẩu) về việc các sản phẩm của doanh nghiệp được sản xuất tuân theo phương pháp thực hành nông nghiệp tốt.
- Chiếm được lòng tin người tiêu dùng.
- Tăng khả năng thâm nhập thị trường.
- Gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh và sức cạnh tranh.
- Cập nhật các quy trình để cải tiến liên tục.
- Giảm thiểu các cuộc kiểm tra của bên thứ 2 đối với nông trại vì phần đông các nhà bán lẻ lớn chấp nhận chứng nhận này.