Nội Dung Chính
Vai trò của ngành hàng không trong phát triển logistics ở Việt Nam
Trong phạm vi nền kinh tế quốc dân, logistics bao gồm toàn bộ hệ thống thu gom, vận chuyển, lưu giữ, phân phối hàng hóa và các hoạt động vật chất lẫn việc hoàn tất thủ tục, hồ sơ, quy trình theo quy định. Hiện nay, nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam đang nỗ lực nâng cao năng lực logistics. Không chỉ để phục vụ nhu cầu nội địa, mà còn bởi Việt Nam kỳ vọng trở thành trung tâm logistics toàn cầu. Trở thành ngành dịch vụ quan trọng, cạnh tranh tốt. Đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế quốc gia. Trên cơ sở làm rõ vai trò của logistics trong nền kinh tế nói chung. Trong bài viết này, BestCargo phân tích vai trò của ngành Hàng không trong phát triển logistics ở Việt Nam.
Logistics là gì?
Theo nghĩa hệ thống, logistics là hệ thống luân chuyển hàng hóa do những chủ thể khác nhau tiến hành. Theo nghĩa là hoạt động, logistics là quá trình vận động của hàng hóa, vật tư. Trong quá trình chuẩn bị sản xuất và phân phối, lưu thông để đưa hàng hóa tới người tiêu dùng.
Trong nền kinh tế quốc dân, logistics bao gồm toàn bộ hệ thống thu gom, vận chuyển, lưu giữ, phân phối hàng hóa. Các hoạt động vật chất lẫn việc hoàn tất các thủ tục, hồ sơ, quy trình theo quy định. Để quá trình vật chất có thể diễn ra một cách nhanh chóng, thuận lợi nhất. Theo nghĩa bộ phận của nền kinh tế, logistics là ngành kinh tế có chức năng. Đảm bảo sự lưu thông hàng hóa, vật tư trong toàn bộ nền kinh tế từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng.
Logistics có vai trò hết sức quan trọng đối với nền kinh tế và doanh nghiệp. Đảm bảo cho quá trình sản xuất và tái sản xuất có thể được thực hiện và tiếp tục tiếp diễn. Tác động tới khả năng đáp ứng nhu cầu một cách kịp thời. Tới hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả của quá trình tái sản xuất.
Thực trạng phát triển hệ thống logistics ở Việt Nam
Theo Báo cáo năm 2022: Việt Nam hiện có hơn 30.000 DN đăng ký hoạt động logistics. Hiệp hội DN dịch vụ logistics cho biết, có hơn 5.000 DN cung cấp dịch vụ logistics bên thứ 3. Trong đó, 89% là các DN trong nước, 10% là DN liên doanh, 1% là DN 100% vốn nước ngoài.
Tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, lượng hàng xuất khẩu ngày càng nhiều. Các đối tác thương mại với Việt Nam mở rộng. Xu hướng dịch chuyển các chuỗi cung ứng đã tạo cơ hội phát triển cho logistics ở Việt Nam.
Do hạn chế về năng lực cạnh tranh. Nên phạm vi hoạt động của tàu biển Việt Nam chủ yếu trên các tuyến vận tải ngắn Đông Nam Á và Đông Bắc Á. Hiện chỉ đảm đương khoảng 10% thị phần vận tải hàng hoá XNK của Việt Nam. Chi phí logistics của Việt Nam hiện cao hơn các nước trong khu vực. Cụ thể cao hơn Thái Lan 6%, Trung Quốc 7%, Malaysia 12% và gấp 3 lần Singapore.
Dịch vụ kho bãi được đánh giá là yếu, do diện tích còn ít. Phương tiện bảo quản, bốc dỡ, kiểm tra, giám sát hàng hóa lạc hậu. Sử dụng nhiều lao động thủ công, công tác quản lý, theo dõi hàng hóa trong kho còn hạn chế. Trong những năm qua, một số doanh nghiệp đã đầu tư mạnh. Mở rộng diện tích kho hàng nhưng chưa đáp ứng được tiềm năng và nhu cầu phát triển.
Nguyên nhân ngành Hàng không chưa tương xứng với thị trường phát triển logistics ở Việt Nam
Tuy hàng không Việt Nam có một thị trường logistics tiềm năng lớn. Nhưng hiện chưa khai thác được như kỳ vọng. Ngành Hàng không cũng chưa có vị thế tương xứng trên thị trường logistics ở Việt Nam. Và cũng có nhiều bất lợi về lợi thế cạnh tranh khi khai thác thị trường này. Nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, cụ thể:
Một là, tiềm lực của ngành Hàng không Việt Nam còn yếu. Khi đại dịch COVID-19 bùng phát, số lượng chuyến bay và hành khách bay. Tính thanh khoản của các hãng hàng không giảm mạnh mẽ, tới nay vẫn chưa phục hồi và phát triển trở lại.
Hai là, các doanh nghiệp vận tải nước ngoài đã khai thác triệt để lợi thế từ quan hệ với khách hàng. Chiếm lĩnh thị trường ngay từ nguồn hàng vận chuyển. Hàng hóa liên quan tới các doanh nghiệp FDI chiếm tỷ trọng lớn tuyệt đối trong tổng khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không đi và đến Việt Nam.
Ba là, cơ sở hạ tầng phục vụ logistics của ngành Hàng không còn yếu kém và thiếu đồng bộ.
Bốn là, các doanh nghiệp hàng không chưa quan tâm đầy đủ tới việc cung cấp dịch vụ logistics. Trước khi đại dịch COVID- 19 bùng phát. Các hãng hàng không Việt Nam vẫn chủ yếu vận chuyển hành khách, vận chuyển hàng hóa chỉ là kết hợp…
Giải pháp nâng cao vị thế ngành Hàng không trong phát triển logistics ở Việt Nam
Để phát huy được vai trò của ngành Hàng không trong hệ thống logisitics toàn quốc và toàn cầu. Cần quan tâm đến các giải pháp sau:
Thứ nhất, tạo điều kiện để phát triển hệ thống vận tải hàng hóa hàng không chuyên nghiệp. Bao gồm vận chuyển hàng hóa, đội tàu bay vận chuyển hàng hóa, các sân bay vận chuyển hàng hóa. Và mở rộng hệ thống kho chứa tại các sân bay hiện có.
Thứ hai, hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống kết nối. Giữa vận chuyển hàng không với các kênh, phương tiện vận chuyển khác.
Thứ ba, phối hợp với các danh nghiệp hàng không xây dựng, thực hiện kế hoạch mở rộng hơn nữa hệ thống đường bay quốc tế. Cho phép các hãng hàng không Việt Nam bay trực tiếp tới các quốc gia. Điều này cho phép hạ giá thành vận chuyển. Góp phần kích thích cầu cho vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không.
Thứ tư, hỗ trợ ngành Hàng không phát triển nguồn nhân lực phục vụ vận chuyển hàng hóa đường hàng không.
Thứ năm, hợp lý hóa, đơn giản hóa các thủ tục liên quan tới vận chuyển, lưu giữ và giao nhận hàng hóa.
Thứ sáu, kiểm soát tốt hơn tình hình cạnh tranh trên thị trường. Tránh để các DN Việt Nam bị DN nước ngoài chèn ép khi cung cấp các dịch vụ logistics cho khách hàng.
LIÊN HỆ VỚI BESTCARGO ĐỂ ĐƯỢC NHÂN VIÊN TƯ VẤN VÀ HỖ TRỢ NHANH NHẤT
Xem thêm:
Tầm quan trọng và vai trò của vận tải hàng không trong thương mại toàn cầu
Vai trò của vận tải hàng không trong thương mại toàn cầu
Dịch vụ vận chuyển hàng không đi Brazil giá rẻ
Các loại hàng hóa phổ biến trong vận tải hàng không