Vận tải hàng hóa đường hàng không lao dốc

Vận tải hàng hóa đường hàng không lao dốc

Nội Dung Chính

Vận tải hàng hóa đường hàng không lao dốc

Số đơn vận chuyển quốc tế giảm. Khiến lượng hàng hóa di chuyển bằng đường hàng không trong 2 tháng đầu năm sụt 28% so với cùng kỳ.

Một hãng vận chuyển hàng hóa chuyên dụng bằng đường hàng không tại Việt Nam cho biết. Đơn hàng di chuyển quốc tế đang có dấu hiệu giảm dần do ảnh hưởng của suy thoái toàn cầu. Tại doanh nghiệp của ông, 2 tháng đầu năm, lượng đơn hàng vận chuyển từ Việt Nam sang Nhật Bản sụt 20%. Tương tự, các đường bay khác đều chưa dấu hiệu phục hồi từ hậu Covid-19.

Tại các hãng hàng không nội địa, tình hình vận chuyển hàng hóa cũng không mấy sáng sủa.

Vận tải hàng hóa đường hàng không lao dốc
Vận tải hàng hóa đường hàng không lao dốc

Chuỗi cung ứng trên thế giới bị đứt gãy làm lao đao vận tải hàng hoá

Chia sẻ với VnExpress, Phó tổng giám đốc Vietjet Air Đỗ Xuân Quang cho rằng, vận tải hàng hóa nội địa và quốc tế vẫn khó phục hồi. Khi chuỗi cung ứng trên thế giới đã bị đứt gãy. Tại Vietjet Air, nếu trước Covid-19, mỗi năm hãng vận chuyển gần 100.000 tấn hàng hóa. Tới nay doanh nghiệp chỉ duy trì quanh mức 65.000 tấn, giảm 35%.

Còn tại Vietnam Airlines Group, Trưởng ban Truyền thông Đặng Anh Tuấn cũng cho rằng, vận tải hàng hóa vẫn khó tăng trưởng sau Covid-19. Hiện, số lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không 2 tháng đầu năm vẫn thấp hơn so với cùng kỳ các năm trước.

Số liệu thống kê từ Cục Hàng không Việt Nam cho thấy, sản lượng hàng hóa thông qua các cảng hàng không trong hai tháng đạt 168.000 tấn. Giảm 28,2% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, hàng hóa quốc tế là 117.000 tấn. Giảm 37,3% so với cùng kỳ. Riêng hàng hóa nội địa đã cải thiện khi đạt 51.000 tấn, tăng nhẹ.

Báo cáo cho thấy, việc vận chuyển hàng hóa do các hãng hàng không Việt đảm trách trong hai tháng đầu năm chỉ đạt 42.500 tấn. Giảm 14,2% so với cùng kỳ năm 2022.

Suy thoái kinh tế toàn cầu lan rộng

Nguyên nhân dẫn tới sự sụt giảm trên, theo các doanh nghiệp là suy thoái kinh tế toàn cầu ngày càng lan rộng. Thị trường lớn là Trung Quốc đã mở cửa. Nhưng nguyên phụ liệu từ quốc gia này vẫn chưa tỏa đi nhiều nhà máy sản xuất trên thế giới. Do đó, các hợp đồng về vận chuyển hàng hoá quốc tế chưa được thực hiện nhiều.

Ngoài ra, theo ông Đỗ Xuân Quang, chiến sự Nga – Ukraine khiến hàng hóa xuất khẩu trên toàn cầu bị hạn chế di chuyển. Dù giá cước đã giảm mạnh.

Theo lãnh đạo Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), hoạt động giao nhận bằng đường hàng không sẽ phục hồi trong năm nay. Nhưng chậm do thị trường hàng hóa toàn cầu đang bất ổn. Các hãng Air Cargo trên thế giới đang trong tín hiệu “chờ xem” để có quyết định cụ thể.

Tình hình khả quan trước sự suy giảm kinh tế

Các hãng hàng không trong nước vẫn dư tải. Hiện, tải cung ứng vận chuyển hàng hóa của các hãng ở mức 1,5-2 triệu tấn. Nhưng công suất vận chuyển chỉ gần 1 triệu tấn một năm. Với đường bay nhộn nhịp nhất Việt Nam là Sài Gòn – Hà Nội, tải cung ứng hàng hóa có thể lên tới hàng nghìn tấn một năm. Nhưng lượng hàng hóa vận chuyển chỉ chiếm một phần ba.

Trên thế giới, theo Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (AfA), việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tăng lãi suất gần đây báo hiệu lạm phát vẫn còn tồn tại trong nền kinh tế này. Khả năng xảy ra suy thoái toàn cầu đang tiến gần. Hoạt động vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không vẫn còn khó khăn.

Trả lời trên Aircargonews, ông Brandon Fried, Giám đốc điều hành của Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế cho biết. Một cuộc suy thoái toàn cầu đang rình rập phía trước. Trong năm ngoái, hầu hết hoạt động vận tải hàng hóa của Mỹ đều chứng kiến sự suy giảm. Tuy nhiên, ông tin rằng mọi khó khăn sẽ chỉ diễn ra trong thời gian ngắn.

Đơn đặt hàng 100 máy bay Dreamliner Boeing B787 mới đây của United Airlines. Cho thấy hãng này tin tưởng vào một tương lai thân thiện với vận tải hàng không. Một phiên bản chở hàng B747-8 của Boeing sẽ được giao cho hãng hàng không Atlas Air thời gian tới.

Vận tải hàng hóa đường hàng không lao dốc
Vận tải hàng hóa đường hàng không lao dốc

Kỳ vọng hoạt động vận chuyển bừng sáng tại Việt Nam

Ở Việt Nam, các doanh nghiệp hàng không kỳ vọng hoạt động vận chuyển hàng hóa có thể bừng sáng vào cuối quý III.

Ông Đặng Anh Tuấn đánh giá, nhu cầu vận chuyển hàng hóa chuyên biệt vẫn còn khoảng trống. Các hàng hóa công nghệ, giá trị cao khi vận chuyển rất cần sử dụng các máy bay chuyên dụng để đảm bảo chất lượng.

Thống kê của Cục Hàng không Việt cho thấy, Việt Nam có gần 70 hãng hàng không quốc tế và 4 hãng hàng không Việt Nam khai thác hơn 130 đường bay quốc tế. Kết hợp vận chuyển hành khách và hàng hóa. Trong số này có 29 hãng hàng không nước ngoài chuyên chở hàng hóa bằng tàu bay chuyên dụng. Và chiếm hơn 80% thị phần.

Tân binh Vietravel Airlines Cargo (Công ty do Vietravel Airlines và Công ty Asean Cargo Gateway góp vốn) vừa gia nhập thị trường. Để phát triển kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng hóa hàng không. Mục tiêu của hãng bay là mở dịch vụ chuyên chở hàng hóa ở châu Á với 2-4 chiếc chuyên dụng B737-800F trong năm đầu tiên. Và dự kiến tăng gấp đôi trong năm tiếp theo. Hay Bambooo Airways công bố thành lập Công ty cổ phần Hàng hóa Hàng không Tre Việt – Bamboo Airways Cargo (BAC) từ đầu năm nay.

Liên hệ ngay Best Cargo để trải nghiệm dịch vụ tốt nhất!

Xem thêm:

BEST CARGO BOOKING TẢI HÀNG KHÔNG HÀ NỘI ĐI NEWCASTLE 2024

Dịch vụ chuyển phát nhanh hàng hoá Hà Nội đi Hamburg (Đức) 

 

0/5 (0 Reviews)
090.625.1816