Nội Dung Chính
Trong tình hình kinh tế quốc tế hiện nay, việc nhập-xuất hàng hóa ngày một nhiều về mảng giá trị và số lượng. Hiện nay, bán hàng đang là một trong những lĩnh vực khá phổ biến, và bán hàng thì phải có hóa đơn. Vậy cách xuất hóa đơn bao gồm phí vận chuyển như thế nào là đúng ?
Cách xuất hóa đơn cước vận chuyển có dễ hay không? Vì vậy, hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu việc hướng dẫn cách xuất hóa đơn bao gồm phí vận chuyển nhé.
1. Vì sao cần phải xuất hóa đơn bao gồm phí vận chuyển?
Xuất hóa đơn gồm phí vận chuyển.
Hóa đơn cước vận chuyển sẽ được lập từ người bán về các loại hàng hóa và dịch vụ. Nó bao gồm tất cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để quảng cáo hay là hàng mẫu. Những loại hàng hóa, dịch vụ dùng để biếu, tặng, trao đổi, cho hoặc thay phát lương cho người lao động.
Nếu hóa đơn bán hàng thể hiện rõ ràng chi phí vận chuyển là một mục riêng. Thì chi phí vận chuyển hàng sẽ là một mặt hàng dịch vụ có hóa đơn đầu vào(giá vốn) và hóa đơn bán ra(doanh thu). Chúng được theo dõi và hạch toán như một loại mặt hàng bình thường và có tính chất là dịch vụ.
2. Hướng dẫn cách xuất hóa đơn bao gồm phí vận chuyển
Khi các bạn bán một mặt hàng nào đó. Nếu món hàng đó được giao và hoàn thành đầy đủ những dịch vụ trong 1 ngày thì các bạn được phép lập chung tất cả vào một hóa đơn.
Còn nếu món hàng đó được giao hàng và hoàn thành tất cả các dịch trong 2 ngày khác nhau. Thì lúc đó các bạn phải xuất hóa đơn với 2 loại hóa đơn khác nhau tránh được tình trạng nhầm lẫn về phần doanh thu.
Theo khoản 7 điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC quy định:
“b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất).”
Theo khoản 2 điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC
“a) Tiêu thức “Ngày tháng năm” lập hóa đơn
– Ngày lập hóa đơn đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
– Ngày lập hóa đơn đối với cung ứng dịch vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
+) Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.
– Ngày lập hóa đơn đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
+) Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.
+) Trường hợp tổ chức kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng có thực hiện thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.”
Theo Công văn 9935/CT-TTHT ngày 14/10/2016 của Cục thuế TP. Hồ Chí Minh.
Kết luận:
– Nếu ngày giao hàng và ngày hoàn thành dịch vụ vận chuyển trong cùng 1 ngày thì được xuất chung 1 hóa đơn
– Nếu ngày giao hàng và ngày hoàn thành dịch vụ vận chuyển là 2 ngày ngày khác nhau thì phải xuất 2 hóa đơn khác nhau.
Ở bài viết này, chúng tôi đã tìm hiểu và trình bày cho các bạn hiểu hơn về cách xuất hóa đơn vận chuyển. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp được các bạn rất nhiều trong công việc của mình.
Những hướng dẫn cách xuất hóa đơn bao gồm phí vận chuyển đó sẽ không hề khó khăn, nếu như các bạn tìm hiểu nó rõ ràng và kỹ lưỡng trước. Cảm ơn các bạn đã theo dõi Bestcargo!