Hàng nguy hiểm và những điều cần biết

Hàng nguy hiểm và những điều cần biết

Nội Dung Chính

Hàng nguy hiểm và những điều cần biết

Trong vận tải, hàng hóa được chia thành nhiều loại khác nhau tùy vào mục đích sử dụng, đặc tính sản phẩm, …

Vậy hàng nguy hiểm là gì? Cần lưu ý gì khi vận chuyển?

Hãy cùng Bestcargo tìm hiểu thêm qua bài viết sau.

Hàng nguy hiểm là gì?

Hàng nguy hiểm là loại hàng trong quá trình vận chuyển, bảo quản, xếp dỡ có thể sinh ra cháy nổ, ăn mòn, ngộ độc, sinh ra tia phóng xạ, gây nguy hiểm cho người, tài sản (hàng hóa, trang thiết bị vận chuyển xếp dỡ), và môi trường.

Chính vì sự nguy hiểm đó, mà hàng nguy hiểm được chia ra thành 9 loại khác nhau.

Hàng nguy hiểm và những điều cần biết
Hàng nguy hiểm và những điều cần biết

Phân loại hàng hóa nguy hiểm

Nhóm 1: Chất nổ và vật phẩm dễ nổ.

Bao gồm các loại chất và vật liệu có khả năng phát nổ. Ví dụ như pháo hoa, pháo sáng,…

Tùy theo mức độ phản ứng, chất nổ được chia thành 6 nhóm nhỏ:

  • Nhóm 1.1. Chất và vật phẩm có nguy cơ nổ rộng.
  • Nhóm 1.2. Chất và vật phẩm có nguy cơ bắn tóe nhưng không nổ rộng.
  • Nhóm 1.3. Chất và vật phẩm có nguy cơ cháy và nguy cơ nổ nhỏ hoặc bắn tóe nhỏ hoặc cả hai, nhưng không nổ rộng.
  • Nhóm 1.4. Chất và vật phẩm có nguy cơ đáng kể.
  • Nhóm 1.5. Chất rất không nhạy nhưng có nguy cơ nổ rộng.
  • Nhóm 1.6. Vật phẩm đặc biệt không nhạy, không có nguy cơ nổ rộng

Nhóm 2: Chất khí

Bao gồm các chất khí nén, hoá lỏng hay hoà tan có áp suất. Ví dụ bình ga, bình chữa cháy,….

  • Có thể chia thành các nhóm:
  • Nhóm 2.1 Khí dễ cháy
  • Nhóm 2.2 Khí không dễ cháy, không độc hại
  • Nhóm 2.3 Khí độc hại

Nhóm 3: Chất lỏng dễ cháy và chất nổ lỏng khử nhạy.

Ví dụ như các loại sơn, dầu, xăng, cồn, …

Nhóm 4: Chất đặc dễ cháy, nổ đặc khử nhậy, chất tự phản ứng, tự bốc cháy và các chất gặp nước sản sinh khí ga dễ cháy

Là các chất dễ bắt lửa hoặc có khả năng tự bùng cháy; các chất khi tiếp xúc với nước, tỏa ra khí dễ cháy.

Ví dụ như photpho, lưu huỳnh, diêm,…

Có 3 phân nhóm đối với hàng nguy hiểm loại 4:

  • Nhóm 4.1: Chất rắn dễ cháy, chất tự phản ứng và chất nổ rắn được ngâm trong chất lỏng hoặc bị khử nhạy.
  • Nhóm 4.2: Chất có khả năng tự bốc cháy.
  • Nhóm 4.3: Chất khi tiếp xúc với nước tạo ra khí dễ cháy.

Nhóm 5: Hợp chất oxit hữu cơ và oxi hóa

Được chia làm 2 nhóm:

  • Nhóm 5.1 Chất oxy hóa
  • Nhóm 5.2 Peroxit hữu cơ

Chúng phản ứng dễ dàng với các vật liệu dễ cháy hoặc dễ bắt lửa khác, có nghĩa là đám cháy có thể bùng phát và tiếp tục trong không gian hạn chế. Ví dụ như phân bón, chì nitrat,…

Nhóm 6: Chất lây nhiễm và độc hại

Nhóm này cũng được chia thành 2 nhóm:

  • Nhóm 6.1 Chất độc. Chẳng hạn như thuốc trừ sâu.
  • Nhóm 6.2 Chất gây nhiễm bệnh như các dung dịch xét nghiệm máu, xét nghiệm y tế,..

Nhóm 7: Chất phóng xạ

Nhóm 8: Chất ăn mòn

  • Những chất này có khả năng cao gây ra phản ứng phân hủy, làm tổn hại đến phương tiện vận chuyển và những đồ vật khác, mặt khác nó cũng hủy hoại tế bào sống.
  • Ví dụ: thuốc tẩy, ắc quy,…

Nhóm 9: Chất và vật phẩm nguy hiểm khác

Bao gồm các chất nguy hiểm ngoài 8 nhóm kể trên.

Để biết hàng hóa thuộc nhóm nào, bạn có thể dựa trên mục 14 thông tin vận chuyển (Transport information) của Bản chỉ dẫn an toàn hóa chất (MSDS) hoặc dựa vào nhãn dán trên hàng hóa.

  • Các bao bì, thùng chứa hàng hoá nguy hiểm chưa được làm sạch bên trong và bên ngoài sau khi dỡ hết hàng hoá nguy hiểm cũng được coi là hàng hoá nguy hiểm tương ứng.

Bao bì, thùng chứa, đóng gói hàng hóa nguy hiểm

Chuẩn bị Hướng Dẫn Đóng Gói:

  • Đọc Hướng Dẫn của Ngành Vận Chuyển: Hiểu rõ các quy tắc và hướng dẫn đóng gói của ngành vận chuyển hoặc tổ chức quốc tế như Hiệp hội Vận chuyển Hàng hóa Nguy hiểm (IATA), Hiệp hội Vận chuyển Hàng hóa Nguy hiểm Đường sắt (ADR),…

Loại Hàng Hóa:

  • Xác định Loại Hàng Hóa: Phân loại đúng loại hàng hóa nguy hiểm mà bạn đang vận chuyển để đảm bảo đóng gói phù hợp.

Bao Bì Chứa Chất Nguy Hiểm:

  • Chọn Bao Bì Phù Hợp: Sử dụng bao bì được thiết kế đặc biệt để chứa chất nguy hiểm, đảm bảo chúng không bị rò rỉ hoặc tác động lẫn nhau.
  • Ghi Rõ Thông Tin: Ghi rõ thông tin về loại chất nguy hiểm, tên và địa chỉ người gửi và người nhận.

Thùng Chứa Hàng:

  • Chất Liệu Chống Cháy: Sử dụng thùng chứa chất liệu chống cháy để giảm rủi ro cháy nổ.
  • Chống Rò Rỉ: Đảm bảo thùng chứa có khả năng chống rò rỉ để ngăn chất nguy hiểm làm ô nhiễm môi trường.

Đóng Gói An Toàn:

  • Sử Dụng Phụ Kiện Đóng Gói Chính Hãng: Sử dụng dây đóng gói, băng keo và các phụ kiện khác từ những nhà sản xuất uy tín để đảm bảo tính an toàn.

Bảo Quản và Vận Chuyển:

  • Kiểm Tra Thường Xuyên: Thường xuyên kiểm tra tình trạng bao bì và thùng chứa để đảm bảo chúng không bị hỏng hoặc rò rỉ.
  • Ngăn Chặn Tiếp Xúc Với Nhau: Tránh để các mặt hàng nguy hiểm tiếp xúc trực tiếp với nhau, vì có thể xảy ra phản ứng không mong muốn.

Tuân Thủ Quy Định Pháp Luật:

Tuân Thủ Pháp Luật: Đảm bảo rằng quá trình đóng gói, vận chuyển và lưu trữ tuân thủ tất cả các quy định và pháp luật liên quan đến hàng hóa nguy hiểm.

Nhãn hàng, biểu trưng nguy hiểm và báo hiệu nguy hiểm

  1. Việc ghi nhãn hàng hoá nguy hiểm được thực hiện theo quy định của Chính phủ về nhãn hàng hóa.
  2. Phía ngoài mỗi bao bì, thùng chứa hàng hóa nguy hiểm có dán biểu trưng nguy hiểm, báo hiệu nguy hiểm ở vị trí dễ quan sát. Kích thước, ký hiệu, màu sắc biểu trưng nguy hiểm theo mẫu quy định.
  3. Báo hiệu nguy hiểm hình chữ nhật màu vàng cam, ở giữa có ghi số UN (mã số Liên hợp quốc). Kích thước báo hiệu nguy hiểm theo mẫu quy định. Vị trí dán báo hiệu nguy hiểm ở bên dưới biểu trưng nguy hiểm.
Hàng nguy hiểm và những điều cần biết
Hàng nguy hiểm và những điều cần biết

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ thêm về Hàng hóa nguy hiểm (Dangerous Goods) là gì.

Nếu cần tư vấn hay cung cấp thông tin liên quan về các loại hàng hóa đặc thù này, quý khách có thể liên hệ thêm với đội ngũ chuyên gia của chúng tôi.

Xem thêm tại:

Quy cách đóng gói hàng hóa vận chuyển

Những quy cách đóng gói hàng hóa vận chuyển không phải ai cũng biết

Những điều cần biết khi lưu trữ và vận chuyển vắc-xin an toàn

0/5 (0 Reviews)
079.516.6689