Hướng dẫn nhập khẩu xe đạp từ Trung Quốc

Nội Dung Chính

Hướng dẫn nhập khẩu xe đạp từ Trung Quốc

Toàn cầu hóa & hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế khách quan, thu hút nhiều quốc gia không chỉ Việt Nam mà toàn thế giới tham gia vào tất cả các lĩnh vực kinh tế. Trong đó, thương mại quốc tế là một lĩnh vực vô cùng quan trọng. Mặc dù, thương mại quốc tế đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử loài người, nhưng tầm quan trọng về kinh tế, xã hội và chính trị của nó mới được để ý đến một cách chi tiết trong vài thế kỷ gần đây. Tăng cường giao dịch thương mại quốc tế được xem như ý nghĩa cơ bản của “toàn cầu hoá”. Nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp, công ty vận chuyển Indochina247 phân tích một hợp đồng mẫu xuất nhập khẩu mặt hàng xe đạp từ Trung Quốc về bằng đường biển.

A.          PHÂN TÍCH HỢP ĐỒNG

I.                   NHỮNG NHẬN XÉT BAN ĐẦU

– Chủ thể:

Chủ thể tham gia HĐMBHHQT gồm:

Bên mua là: CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI   VIỆT NAM

Địa chỉ: Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Tel: 04-37811111    Fax: 04-37811111

Và bên bán là:  CHINA JOY KIE IND&TRAD.CO.,LTD

ADDRESS

Địa chỉ: Hàng Châu,      China

TEL: (86) 571-11111.

+ Chủ thể hợp pháp: Có tư cách pháp lý trong việc kí kết hợp đồng.

– Đối tượng:

+ Hợp pháp: hàng hóa được phép Nhập khẩu vì không vi phạm vào các mặt hàng cấm mà nhà nước quy định.

+ Xe đạp trẻ em hiệu Stich ( không có động cơ), có 2 bánh phụ, hàng mới 100%.

– Hình thức:

+ Hợp pháp: được thực hiện bằng văn bản.

– Hợp đồng: Hợp đồng nhập khẩu trực tiếp giữa người mua(công ty cổ phần thương mại   Việt Nam) và người bán (công ty  CHINA JOY KIE IND & TRAD.CO.,LTDADDRESS).

– Thời gian kí: 12/10/21015- Hợp đồng được kí bởi bên mua và bên bán tại địa điểm là Hà Nội, Việt Nam).

– Thời hạn hợp đồng: 90 ngày.

– Các thông tin ngân hàng của người bán:

CHINA JOYKIE IND.AND TRAD.CO.,LTD Address  : China, ChinaBeneficiary’s bank name : Shanghai Pudong Development Bank,  China Branch, ChinaBeneficiary’s bank address: China ChinaBeneficiary’s bank no: 6234292011111  SWIFT address: SPDBCNSH311.

II.               CÁC ĐIỀU KHOẢN HỢP ĐỒNG

Những nội dung chủ yếu của bản hợp đồng mua bán hoàng hóa như sau: Tên hàng hóa như sau:tên hàng, số lượng, màu sắc,giá cả, phương thức thanh toán, địa điểm, thời hạn giao hàng,…

Dưới đây là các điều khoản của bản hợp đồng mua bán giữa công ty thương mại cổ phần   Việt Nam và công ty  CHINA JOY KIE IND & TRAD.CO.,LTDADDRESS:

1.                       Điều khoản về hàng hóa, số lượng và giá cả

  • Thứ nhất, về hàng hóa:

Đối tượng của mặt hàng là xe đạp trẻ em . Đây là một trong những mặt hàng được phép lưu hành và đã đi vào lưu thông theo quy định của pháp luật và sự cho phép của các cơ quan chuyên trách. Như vậy, điều khoản này đã tuân thủ những quy định của pháp luật về đối tượng hàng hóa của hợp đồng mua bán hàng hóa ( nghị định 187 – 203/NĐ-CP). Mặt hàng xe đạp trẻ em này có các tên như sau: FAMILY-18, FAMILY-12, JK906-20, JK911-20, JK903-12, JK903-14, JK903-16, HK-18, AL966-20b

  • Thứ hai: về số lượng:

Ở hợp đồng này sử dụng cách ghi chính xác, quy định đơn vị tính số lượng cụ thể là chiếc.

  • Thứ ba: về giá cả:

Trong hợp đồng này cũng đã ghi rõ được giá cụ thể và đồng tiền tính trong hợp đồng là USD. Điều khoản này có thể nói là điều khoản quan trọng nhất của hợp đồng ngoại thương, mọi điều khoản khác có thể dễ dàng nhượng bộ hoặc bị thuyết phục, nhưng với điều khoản này hầu hết các đối tác đều không muốn nhượng bộ. Chính vì vậy, khi thương thảo hợp đồng các bên thường rất thận trọng đối với điều khoản này. Thông thường các bên thường phải thống nhất những nội dung sau:

Đồng tiền tính giá: Trong hợp đồng ngoại thương giá cả hàng hóa có thể được tính bằng tiền của nước nước người bán, có thể đượct tính bằng tiền của nước người mua hoặc một bên nước thứ ba. Đối với người bán luôn chọn đồng tiền có xu hướng tăng giá trị trên thị trường hối đoái, với người mua thì lại  ngược lại. Do vậy, người ta thường thống nhất chọn đồng tiền nào có giá ổn định trên thị trường hối đoái, đó là những đồng tiền có khả năng chuyển đối cao, hay gọi là đồng tiền mạnh, hiện nay nếu sắp xếp theo mức độ chuyển đổi thì những đồng tiền sau đây sử dụng phổ biến hơn cả: USD, JPY, EUR, GBP. Ở đây, hợp đồng chọn đồng USD là tương đối phù hợp.

Phương pháp tính giá: Có rất nhiều cách xác định giá cả hàng hóa. Các bên cần phải thống nhất phương pháp tính giá ngay khi đàm phán để không xảy ra tranh chấp trong qua trình thực hiện hợp đồng và không để xảy ra tình trạng bên có lợi nhiều và bên bị thiệt hại lớn, như vậy, ảnh hưởng đến sự phát triển của hoạt động thương mại quốc tế. Tùy theo từng thương vụ, từng đối tượng của hợp đồng mà người ta có thể chọn phương pháp tính giá sau đây:

Giá cố định: là giá được xác định ngay trong khi đàm phán ký kết hợp đồng và không thay đổi trong quá trình thực hiện hợp đồng. Phương pháp này chỉ nên dùng với các hợp đồng có giá trị nhỏ, thời gian thực hiện ngắn, giá cả trên thị trường ổn điịnh. Không nên dùng phương pháp này với những thương vụ mua bsn hàng chiến lược thời gian thực hiện dài, giá cả lại biến động mạnh trên thị trường, dễ gây thiệt hại cho 1 trong 2 bên, không hài hòa về quyền lợi. Ở đây, Hợp đồng lựa chọn theo phương pháp giá cố định là hoàn toàn phù hợp.

Nhóm chúng em xin bổ sung một vài phương pháp quy định giá như sau:

Giá quy định sau: Là giá chưa được quyêt định trong lúc đàm phán và ký kết hợp đồng. Trong lúc đàm phán các bên thỏa thuận các điều kiện và thời gian xác định giá. Phương pháp này được sử dụng với những hợp đồng mua bán hàng hóa có sự biến động mạnh về giá trên thị trường và trong thời kỳ lạm phát với tốc độ cao.

Giá xét lại: Các bên thỏa thuận và ghi rõ trong hợp đồng điều kiện, đơn giá được xác định tại thời điểm ký hợp đồng; nhưng sẽ được xét lại nếu tại thời điểm giao hàng haowcj thời điểm thanh toán, giá cả biến động trong khoảng(…..)%

2.                       Điều khoản chất lượng, đặc điểm kỹ thuật, xuất xứ

Tại hợp đồng này chưa nêu rõ về chất lượng, đặc điểm kỳ thuật,xuất xứ.Mô tả chi tiết và đúng chất lượng hàng hóa là cơ sở xác định giá cả của nó, đồng thời người bán phải giao hàng theo yêu cầu cảu hợp đồng. Nếu mô tả không kỹ không chi tiết có thể dẫn đến thiệt thòi cho 1 trong 2 bên.

Nhưng do đây là hợp đồng với khách hàng thân thiết nên trong bản hợp đồng này không đề cập đến vì giữa 2 bên tin tưởng với nhau và đã có sự uy tín đảm bảo.

3.                       Điều khoản đóng gói hàng, nhãn hiệu

Bao bì của hàng hóa có tác dụng bảo vệ hàng hóa, đóng một vai trò rất quan trọng trong khâu bốc xếp, chuyên trở hàng hóa. Do vậy, việc mô tả bao bì trong khâu bốc xếp cần tỉ mỉ về hình dáng kích cỡ, chất liệu, độ bền, cách đóng gói, vị trí ký mã hiệu, nội dung ký mã hiệu trên bao bì cần đảm bảo đầy đủ các dấu hiệu đặc trưng của từng loại hàng hóa.

Việc đưa ra những quy định chi tiết sẽ giúp các bên tranh được những sự bất đồng trong việc giải thích yêu cầu đối với bao bì. Nếu chỉ đưa ra yêu cầu chung thì mỗi bên có thể có  những cách hiểu khác nhau về quy định này.

Thông thường, việc cung cấp bao bì được thực hiện theo 3 cách:

cách 1: bên bán cung cấp bao bì, đồng thời với việc giao hàng cho bên mua

cách 2: bên bán ứng trước bao bì để đóng gói hàng hóa nhưng sau khi nhận hàng bên mua phải trả lại bao bì

cách 3: bên bán yêu cầu bên mua gửi bao bì đến trước để đóng gói sau đó mới giao hàng. Giá cả của bao bì có thể được tính luôn vào giá hàng hóa, có thể do bên mua trả riêng hoặc được tính như giá hàng hóa.

Nhãn hiệu của hàng hóa là những ký hiệu, hình vẽ, chữ viết nhằm phân biệt hàng hóa của cơ sở sản xuất  này với cơ sở  sản xuất khác.

Trong bản hợp đồng này chỉ quy định đóng gói và nhãn hiệu hàng hóa tùy theo lựa chọn của  người bán. Nếu là lần đầu hợp tác mua bán với nhau thì có thể sẽ gặp khó khăn cho các bên giao dịch trong việc giải thích các quy định của hợp đồng. Tuy nhiên, Vì đây là hợp đồng hợp tác lâu năm và là khách hàng thân thiết nên không đề cập chi tiết các quy định trong hợp đồng này.

4.                       Điều khoản giao hàng:

Thông thường, điều khoản này quy định trách nhiệm của bên bán phải thông báo cho bên mua về việc chuẩn bị xong để giao hàng. Ngoài ra, bên bán liệt kê những chứng từ phải giao cho bên mua để chứng minh việc giao hàng của mình.

Đây là điều khoản rất quan trọng của hợp đồng, vì nó sẽ quy định những nghĩa vụ cụ thể của bê bán; đồng thời cũng là ràng buộc các bên hoàn thành trách nhiệm của mình đối với đối phương.

Trong điều khoản giao hàng của hợp đồng này có những nội dung cơ bản sau:

– Thời hạn giao hàng: được quy định theo điều kiện cụ thể là 60 ngày.

+ Cảng xuất hàng: :  CNSHA SHANGHAI

+ Cảng nhận và điểm đến: Hải Phòng, Việt Nam.

– Điều kiện giao hàng theo Incoterms là: CFR, tức là:

  • Việc vận tải do tất cả người bán sắp xếp và người bán phải chịu chi phí vận chuyển tới cảng đến.
  • Rủi ro chuyển từ người bán sang người mua kể từ khi hàng lên tàu tại cảng đi.
  • Ranh giới phân chia chi phí là tại cảng đích .

Nhận xét:

Hàng hóa ở cảng đi, người bán thuê phương tiện vận chuyển nên có lợi cho người bán.

Thời hạn giao hàng và thanh toán là: 60 ngày

5.                       Điều khoản thanh toán:

Điều khoản thanh toán giữ vị trí vai trò quan trọng trong hợp đồng ngoại thương vì nó liên quan trực tiếp đến quyền lợi của cả hai bên. Do vạy khi đàm phán ký kết hợp đồng ngoại thương về điều khoản thanh toán các bên cần phải thống nhất những nội dung chính về đồng tiền thanh toán và phương thức thanh toán.

  • Phương thức thanh toán: T/TR 100%. Người mua thanh toán trước 100% ;Vì là đối tác làm ăn quen và có độ tin cậy cao ( Đã phỏng vấn cán bộ chuyên trách của công ty).
  • Thời hạn thanh toán: Trong vòng 60 ngày.

Nhận xét:

Phương thức T/TR trả trước này ít áp dụng trong mua bán ngoại thương vì độ rủi ro cao cho người mua vì không chắc nhà xuất khẩu có giao hàng đúng như cam kết trong hợp đồng hay không. Vì vậy, Sử dụng phương thức T/TR trả trước này chỉ  khi mà giữa  hai bên người mua và người bán tin tưởng lẫn nhau, có độ tin cậy cao.

B.          PHÂN TÍCH BỘ CHỨNG TỪ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LÔ HÀNG

I.                   HÓA ĐƠN THƯƠNG MẠI – Commercial Invoice

1.                       Phân tích

  1. Người lập và ký: 509 QINGTAI STREET, CHINA, CHINA
  2. Người mua: VIETNAM TRADING JOINT STOCK COMPANY, HANOI, VIETNAM.
  3. Số hóa đơn (invoice No): GWIIN-JOYKIE 121015
  4. Ngày lập (date): 16/10/2015
  5. Số hiệu container và mã số niêm phong (container/seal no) : TGHU6186862/ SITC585212.
  6. Điều kiện giao dịch: CFR HAI PHONG, VIETNAM
  7. Tuyến đường: từ SHANGHAI, CHINA đến HAIPHONG, VIETNAM
  8. Mã số, số lượng và đơn giá:
Mã KH Số lượng và mô tả hàng hóa  Giá đơn vị  Tổng giá
 

 

 

 

 

 

 

 

 

M/N

Mã hàng Mô tả hàng hóa (Xe đạp) Số lượng
FAMILY-18 Hồng 100 chiếc $17.08 US$1708.00
FAMILY-12 Hồng 50 chiếc $14.06 US$708.00
JK960-20 Hồng(4), đỏ(6), trắng(10) 20 chiếc $18.68 US$373.60
JY911-20 Đen/ cam 132 chiếc $18.68 US$2465.76
JY903-12 Bạc/ Xanh da trời 15 chiếc $14.16 US$212.40
JY903-14 Bạc/ Đỏ 55 chiếc $15.94 US$876.70
JY903-16 Bạc/ Xanh da trời (100)
Bạc/Đỏ (50)
150 chiếc $16.52 US$2487.00
HK-18 Đỏ (25)Xanh da trời ( 25) 50 chiếc $17.08 US$854.00
AL966-20B Vàng/ Đen 51 chiếc $18.68 US$952.68
Tổng 623 chiếc US$10629.14

2.                       Nhận xét chung

Theo hóa đơn thương mại thì tổng đơn giá cho hàng hóa là 10629.14 USD thanh toán theo phương thức T/TR 100% do đây là khách hàng thân thiết. Thông tin trên hóa đơn rất rõ ràng chi tiết và trùng với các chứng từ khác nên có độ tin cậy và trung thực.

II.               PHIẾU ĐÓNG GÓI – Packing list

1.                       Phân tích

  1. Người bán: 509 QINGTAI STREET, CHINA, CHINA
  2. Người nhận: TO ORDER
  3. Số hóa đơn (invoice No): GWIIN-JOYKIE 121015
  4. Ngày lập hóa đơn: 16 / 10 / 2015

5 Số hiệu container và mã số niêm phong (container/seal no) : TGHU6181111/ SITC581111.

  1. Mô tả cách thức đóng gói hàng hóa:

 

Mã hàng Mô tả hàng hóa (Xe đạp) Số lượng Đóng gói Trọng  lượng cả bì (kgs) Trọng lượng tịnh (kgs) Thể trọng (m)
FAMILY-18 Hồng 100 chiếc 100 ctns 1490.00 1340.00
FAMILY-12 Hồng 50 chiếc 50ctns 510.00 455.00
JK960-20 Hồng(4), đỏ(6), trắng(10) 20 chiếc 20ctns 270.00 240.00
JY911-20 Đen/ cam 132 chiếc 132ctns 2046.00 1848.00
JY903-12 Bạc/ Xanh da trời 15 chiếc 15ctns 168.00 148.50
JY903-14 Bạc/ Đỏ 55 chiếc 55ctns 660.00 583.00
JY903-16 Bạc/ Xanh da trời (100)
Bạc/Đỏ (50)
150 chiếc 150ctns 1995.00 1740.00
HK-18 Đỏ (25)Xanh da trời ( 25) 50 chiếc 50ctns 725.00 600.00
AL966-20B Vàng/Đen 51 chiếc 51ctns 688.50 612.00
Tổng 623 chiếc 623ctns 8552.50 7556.50 63.00

2.                       Nhận xét chung

Theo Phiếu đóng gói  trên thì có tổng cộng 623 thùng cartons với trọng lượng cả bì là 8552.50, trọng lượng tịnh là 7556.50, thể trọng 60 mét khối. Dựa vào thể trọng trên thì chỉ cần 1 container 40′ loại cao là đủ để chứa hết hàng. Việc đóng gói riêng từng chiếc vào từng hộp là rất hợp lý để tránh bị xước hàng và thất lạc linh kiện và cũng tiện cho người kiểm hàng. Phiếu đóng gói viết rất chi tiết và rõ ràng về việc đóng gói hàng hóa nên ta bên nhận có thể tính toán được những điều sau. Vì đây là hàng nặng, cồng kềnh nên khi cần xếp dỡ hàng thì phải dùng đến thiết bị chuyên dùng như xe nâng, cẩu… Từ đó cũng giúp bên nhận hàng dễ bố trí phương tiện vận tải đường bộ để vận chuyển hàng: dùng xe tải bao nhiêu tấn, kích thước bao nhiêu mới phù hợp. Phiếu đóng gói này phù hợp với hóa đơn thương mại tất cả các thông tin cần thiết như người nhận hàng, người gửi hàng, số hóa đơn, ngày cấp, điều này đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của chứng từ. Đây là một bản Phiếu đóng gói chi tiết (Detailed packing list).

III.            GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ – Certificate of Origin

1.                       Phân tích

  • C/O form E: Hàng xuất khẩu sang Trung Quốc và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN-Trung Quốc.
  • C/O gồm có:

–  Số hiệu (Reference NO): E153333350870065

–  Hàng hóa được ủy thác từ (Products consigned from):  CHINA JOY KIE IND & TRAD.  CO ,LTD, QINGTAI STREET,  CHINA, ZHEJIANG, CHINA

– Hàng hóa được gửi đến (Products consigned to):   VIETNAM TRADING JOINT STOCK CMPANY. ADD: HANOI, VIET NAM. TEL: +84 43781111/ FAX: +84437811111

–  Phương tiện vận chuyển và tuyến đường (Means of transport and route):

+ Cảng dỡ hàng (Port of Discharge): HAI PHONG

+ Tên tàu (Vessel’s name): SITC FANGCHENG 1528S

+ Ngày lập ( Date): 20 Oct 2015

+ Tuyến đường: Từ Thượng Hải, Trung Quốc đến Hải Phòng, Việt Nam bằng đường biển.

– Mã ký hiệu trên bao bì (Marks and numbers on packages): N/M

– Số lượng và loại kiện hàng (Number and type of packages) và Mô tả về hàng hóa (Description of products): Sáu trăm hai mươi ba (623) thùng cartons xe đạp có mã HS:8712.00

– Tiêu chuẩn xuất xứ (origin criteria) : xuất xứ toàn bộ (WO) => hàng hóa được sản xuất 100% tại Trung Quốc bằng các nguyên liệu từ chính nước xuất khẩu.

– Tổng trọng lượng: 8552.50 KGs

Giá: 10629.14 USD

– Số hiệu và ngày lập hóa đơn thương mại: GWIIN–JOYKIE_121015, 16 Oct 2015

– Cam đoan của nhà xuất khẩu (Declaration by the exporter): Chữ ký bên dưới cam đoan những thông tin bên trên là hoàn toàn chính xác, tất cả các sản phâm đều được sản xuất tại Trung Quốc và chúng đáp ứng được các yêu cầu dành cho sản phẩm này theo Luật xuất xứ hàng hóa ACFTA dành cho các sản phẩm được nhập khẩu vào Việt Nam.

2.                       Ý nghĩa của C/O

Chứng minh rõ ràng được xuất xứ của hàng hóa hợp pháp về thuế quan và các quy định khác của pháp luật về XNK của hai nước nhập và xuất khẩu để áp dụng ưu đãi ASEAN-Trung Quốc (form E).

IV.           VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN – Bill of Lading

1.                       Về hình thức thể hiện vận đơn

  • Ngôn ngữ của vận đơn: được sử dụng bằng 1 ngôn ngữ thống nhất là Tiếng Anh
  • Cấu trúc của vận đơn: Vận đơn chỉ gồm 1 mặt với cấu trúc 2 phần chính
  • Phần 1 là nội dung chính của vận đơn gồm những ô, dòng, cột được in sẵn để điền những thông tin cần thiết.
  • Phần 2 chứa đựng những điều kiện – điều khoản chuyên chở ngắn gọn đầy đủ nhất do hãng tàu in sẵn dẫn chiếu tới những nguồn luật quy định. Mặc dù là các điều khoản do các hãng tàu tự ý quy định, nhưng thường nội dung của nó phù hợp với quy định của các công ước, tập quán quốc tế vận chuyển hàng hoá bằng đường biển.
  • Người phát hành vận đơn: Vận đơn được làm thành văn bản và do người vận chuyển phát hành – tên và logo của người chuyên chở được in trên cùng của vận đơn SITC CONTAINER LINES CO., LTD. (Góc phải phía trên của vận đơn có số hiệu vận đơn B/L No. SITGSHHPK24103)
  • Loại vận đơn: Căn cứ vào phương thức thuê tàu thì đây là vận đơn tàu chợ Liner BL (do không có to be used with charter party – sử dụng với hợp đồng thuê tàu) – Liner BL được ký phát cho người gửi hàng khi sử dụng tàu chợ để vận chuyển hàng, vận đơn này ngoài giá trị là chứng từ sở hữu hàng hoá mà còn có giá trị pháp lý như một hợp đồng chuyên chở.
  • Sử dụng vận đơn tàu chợ là rất hợp lí cho bên mua vì trong trường hợp xảy ra mất mát. hư hỏng, thiếu hụt hoặc chậm giao hàng… ở cảng dỡ hàng thì chỉ phải sử dụng vận đơn để giải quyết tranh chấp (với Liner BL), nhưng sẽ phải sử dụng cả vận đơn và hợp đồng thuê tầu (với Charter Party BL). Trường hợp này mua theo điều kiện CFR thì hợp đồng thuê tàu do người bán kí với chủ tàu, người nhận hàng khó lòng nắm biết được gây rất nhiều rủi ro. Nên sử dụng Liner BL là phù hợp
  • Hình thức thể hiện của vận đơnPort to port or Combined Transport Bill of Loading. Đây là loại vận đơn dùng cho cả vận tải đơn phương thức và đa phương thức. Hình thức của vận đơn do các hãng tự lựa chọn và phát hành để sử dụng trong kinh doanh. Vì vậy, mỗi hãng khác nhau phát hành vận đơn có hình thức khác nhau. Tuy nhiên hình thức phát hành không quyết định giá trị pháp lý của vận đơn.

2.                       Về nội dung của vận đơn

  • Mục Shipper – người gửi hàng:
  • Tên người gửi hàng: CHINA JOY KIE IND&TRAD CO.,LTD
  • Địa chỉ: 8th Foor, Funchun building, 509 Qingtai Street, China, China
  • Cần có thông tin tối thiểu về về tên và địa chỉ người gửi hàng. Thông tin về số điện thoại, fax, email có thể không cần liệt kê để đảm bảo tính bảo mật cho shipper.
  • Mục Consignee – người nhận hàng:
  • Tên người nhận hàng: Công Ty Cổ Phần Thương Mại  Việt Nam –   VIETNAM TRADING JOINT STOCK COMPANY
  • Địa chỉ: Thành phố Hà Nội – Hanoi City, Vietnam
  • Số điện thoại: +84.437811111
  • Fax: +84.43711111
  • Đây là Vận đơn đích danh (Straight B/L) với yêu cầu đầy đủ về tên, địa chỉ, số điện thoại và số fax của người nhận hàng. Chỉ có người nhận hàng có tên ghi trên vận đơn mới được nhận hàng. Vận đơn đích danh không thể chuyển nhượng được bằng cách ký hậu.
  • Mục Notify Party – người thông báo: được khai giống hệt với mục người nhận hàng. Tức, người nhận thông báo hàng đến cũng chính là người nhận hàng. Trong một số trường hợp, Notify Party và Consignee không giống nhau, thì Notify Party có trách nhiệm nhận giấy báo hàng đến, sau đó gửi thông tin này đến Consignee.
  • Mục Pre – carriage by và Place of receipt:
  • Pre-carriage là thuật ngữ dùng để chỉ bất kỳ hoạt động vận chuyển nội địa (đường bộ, đường sắt, đường thủy) trước khi Container hàng được đưa tới bến/ cảng xếp hàng. Nếu hãng tàu cung cấp các hoạt động vận chuyển Pre-carriage cho chủ hàng thì họ sẽ thu phí Vận chuyển nội địa-xuất khẩu (IHE). Khi đó, trên vận đơn đường biển sẽ thể hiện thông tin Nơi nhận hàng (Place of receipt)
  • Trong trường hợp này, vận đơn đường biển để trống tại cả 2 mục đó để và ghi chú Applicable only when this document is used as a Combined Transport Bill of Lading. Tức, hoạt động vận chuyển trước khi hàng được đưa tới cảng để xếp là do chủ hàng tự thuê để thực hiện. Điều này chứng tỏ đây là vận đơn dùng cho vận tải đơn phương thức.
  • Mục Vessel/Voy No – Tên tàu/Số hiệu tàu: SITC FANGCHENG/V.1528S
  • Thông tin về tàu – Số IMO đăng ký 9639660 và MMSI 477182500 là container ship. Tàu được đóng năm 2012, tức đến năm 2015 thì tàu mới hoạt động được khoảng gần 3 năm
  • Có thể nhận thấy đây là 1 con tàu trẻ, có thể đảm bảo về điều kiện chuyên chở. Đặc biệt, với điều kiện CFR (rủi ro sẽ thuộc về người mua ngay khi hàng được giao cho người chuyên chở cho dù chi phí vẫn thuộc về người bán tới nơi nhận hàng) đã được thỏa thuận trong hợp đồng thì con tàu này được coi là đạt yêu cầu, giảm thiểu rủi ro trong chuyên chở hàng hóa (người mua chịu)– tránh tình trạng bên mua lại phải yêu cầu đổi tàu và trả thêm chi phí.
  • Mục Port of Loading/ Port of Discharge/ Place of Delivery – Cảng xếp hàng/cảng dỡ hàng/ Nơi giao hàng:
  • Tên cảng xếp hàng – dỡ hàng: SANGHAI, CHINA – HAIPHONG, VIETNAM
  • Không có mục Transshipment Port (cảng chuyển tải), nên có thể kết luận rằng: Đây là vận đơn đi thẳng direct, hàng hóa được chuyển thẳng từ cảng bốc đến cảng dỡ, mà không bị dỡ xuống chuyển sang phương tiện vận tải khác (tuy nhiên hoàn toàn có thể qua 1 số cảng khác để lấy hàng/ dỡ hàng, miễn là không dỡ hàng của mình xuống). Nhiều hãng tàu giá rẻ hiện nay thường chuyển tải (với hình thức gom hàng vào 1 tàu to và chuyển về VN) để tiết kiệm chi phí nhưng thời gian chuyển sẽ lâu hơn. Còn SITC là 1 hãng tàu lớn có tiềm lực cả về năng lực lẫn tài chính nên thường chạy Direct.
  • Nơi giao hàng: HAIPHONG, VIET NAM
  • Nơi giao hàng có thể là 1 điểm nằm sâu trong nội địa của nước người nhận hàng. Tuy nhiên trong trường hợp này, do vận tải đơn phương thức nên mục nơi giao hàng cũng được khai giống hệt với cảng dỡ hàng.
  • Mục Particulars furnished by the merchant – Thông tin cụ thể do thương nhân cung cấp: Có ghi chú “Above paticulars declared by shipper. Carrier is not responsible (see clause 12)” tức mọi thông tin trên đây thì đều do bên shipper cung cấp và bên chuyên chở không có trách nhiệm gì đối với sự sai sót trong đó.
  • Container No./Seal No. – Số container/ Số chì của container: TGHU6111111/SITC511111; Type 1*40HC FCL CONTAINER STC; Marks and Numbers – Kí mã hiệu:N/M
  • Được ghi đầy đủ để đảm bảo hàng hóa không bị tổn thất hay mất mát, thuận lợi cho công tác giao nhận. 1*40HC – tức số lượng container là 1 cont, và hàng được đóng nguyên cont. Cont được sử dụng ở đây là contaner 40’ cao HC – Theo tiêu chuẩn ISO 668:1995(E) thì kích thước bên ngoài cont có chiều dài, rộng cao lần lượt là 12,192m 2,438m 2,896m; kích thước tối thiểu bên trong lần lượt là 11,998m 2,330m 2,655m; dung tích 86,1m3; trọng lượng rỗng 4800kg; trọng lượng toàn bộ 30480kg.
  • Mục Description of goods (Mô tả hàng hóa) – BICYCLES; Number and kind of Packages (số lượng và kiểu đóng gói) – 623CTNS; Gross weight (trọng lượng tổng bao gồm cả bì) – 8522,500KGS; Meassurement (thể tích) – 63,000 CBM (m3).
  • Có thể thấy tổng trọng thượng gồm cả bao bì của hàng hóa không vượt quá mực trọng lượng toàn bộ mà container cho phép, nên đủ điều kiện đóng lên. Khi tính cước, có thể áp giá cước theo trọng lượng hoặc thể tích (tùy hãng)
  • Vận đơn ghi CY/CY – phương thức vận chuyển hàng hóa: CY – Bãi Container là khu vực trong cảng biển hoặc cảng cạn để chứa các Container FCL được dỡ từ tàu chở hàng xuống hoặc để các Container trước khi đưa lên tàu.
  • Chữ CY đầu tiên để chỉ bãi Container tại cảng xếp hàng (POL), nơi Hãng tàu bắt đầu chịu trách nhiệm đối với Container hàng. Chữ CY thứ hai để chỉ bãi Container tại cảng dỡ hàng (POD) nơi Hãng tàu hết trách nhiệm khi hoàn thành việc chuyên chở và dỡ Container đến bãi đó. Trong trường hợp này nếu muốn làm rõ ràng hơn, có thể để SANGHAI, CHINA CY/ HAIPHONG, VIETNAM CY.
  • Vận đơn ghi SHIPPED ON BOARD: Vận đơn đã xếp hàng lên tàu (Shipped on board B/L) là vận đơn được ký phát sau khi hàng hóa đã thực sự được được xếp lên tàu tại cảng xếp hàng. Ngay ở mặt trước của vận đơn loại này này đã in sẵn câu “Shipped on board
  • Vận đơn ghi SHIPPER’S LOAD, COUT & SEAL – người gửi hàng bốc, đếm & niêm phong kẹp chì
  • Đây là vận đơn sạch vì những ghi chú chung chung như vậy không làm mất tính hoàn hảo của vận đơn. Lấy được vận đơn sạch có ý nghĩa quan trọng trong thương mại quốc tế. Người mua hàng cũng như ngân hàng đều yêu cầu phải có vận đơn sạch vì đó là bằng chứng hiển nhiên (prima facie evidence) của việc hàng đã được bốc lên tàu trong tình trạng bên ngoài tốt (in apparent good order and condition). Muốn lấy được vận đơn sạch thì khi bốc hàng lên tàu phải đảm bảo hàng không bị hư hỏng, đổ vỡ, bao bì không rách, hàng không bị ướt và trông bên ngoài là tốt.
  • Mục cước phí và phụ phíFREIGHT PREPAID – cước phí trả trước này do người gửi hàng trả tại cảng xếp hàng – hàng muốn lên tàu thì phải trả cước trước vì hãng tàu không chấp nhận công nợ.
  • Có thể thấy, Bill không khai báo cước phí có thể do hãng tàu không muốn tiết lộ mức cước phí của mình. Điều này cũng không làm mất tính hợp lệ của BL vì hợp đồng thỏa thuận chỉ là thanh toán TTR 100%.
  • Mục Place of issue and date – ngày và nơi kí phát vận đơnSANGHAI, 20 OCT 2015 trùng với ngày xếp hàng lên tàu ON BOARD.
  • Theo quy định của UCP 600 thì ngày phát hành vận đơn sẽ được coi là ngày giao hàng (the date of issuance of the Bill of Lading will be deemed to be the date of shipment), trừ khi trên chứng từ vận chuyển đã có ghi chú ngày xếp hàng lên tàu thì ngày xếp hàng lên tàu sẽ được coi là ngày giao hàng (the date stated in the on board notation will be deemed to be the date of shipment). Như vậy, ngày xếp hàng lên tàu chính là ngày giao hàng. Còn ngày phát hành chứng từ vận chuyển sẽ được coi như ngày giao hàng nếu trên chứng từ không có ghi chú khác về ngày xếp hàng lên tàu. Trên thực tế cũng có những trường hợp ngày phát hành chứng từ vận chuyển có thể trước hoặc sau ngày xếp hàng lên tàu – Trong những trường hợp này không được coi ngày phát hành chứng từ vận chuyển là ngày giao hàng .
  • Mục số bản vận đơn gốc đã ký phát cho người giao hàng – Number of Original B(s)/L: vận đơn ghi THREE, tức 3 bản vận đơn gốcVận đơn phải đầy đủ 3 bản gốc có ghi chú “bản gốc thứ nhất” (Original), “bản gốc thứ hai” (Duplicate), “bản gốc thứ ba” (triplicate) và cả 3 bản đều có giá trị pháp lí như nhau. Trên vận đơn còn đóng dấu ORIGINAL có thể nhận biết ngay đây là vận đơn gốc.
  • Thông thường thì sau khi xếp hàng lên tàu thì người vận chuyển sẽ phát hành cho người gửi hàng một bộ vận đơn gốc để  gửi cho người nhận hàng để khi hàng đến đích người đó sẽ trình 01 bản gốc cho đại diện hoặc đại lý của người vận chuyển để đổi lấy lệnh giao hàng và đi nhận hàng. Do nhược điểm thời gian gửi lâu và phí cao hơn nên hiện nay, 1 bộ phận đã sử dụng surrender bill, seaway bill tuy nhiên tính pháp lí không cao.
  • Mục chữ ký vận đơn: vận đơn cho thấy chữ kí của đại lí của hãng tàu SITC cùng đóng dấu “SITC CONTAINER LINES (Shanghai) Co., Ltd – AS AGENTS
  • Chữ kí trên vận đơn có thể của người vận chuyển hoặc của thuyền trưởng hoặc đại diện khác có thẩm quyền của người vận chuyển. Bất cứ chữ ký hay chứng thực nào của người chuyên chở hoặc thuyền trưởng phải được nhận biết họ đích thực là người chuyên chở hoặc thuyền trưởng. Tuỳ từng trường hợp, một người đại lý ký tên hoặc chứng thực cho người chuyên chở hoặc thuyền trưởng cũng phải ghi rõ tên và năng lực của họ, người chuyên chở hoặc thuyền trưởng mà người đại lý thay mặt để hành động.
  • Về các sửa chữa và thay đổikhông có các sửa chữa thay đổi
  • Một tờ vận đơn sau khi đã phát hành, thực tế vẫn có thể được sửa chữa và thay đổi. Song những sửa chữa và thay đổi trên vận đơn, ngân hàng chỉ chấp nhận khi có xác nhận của người vận chuyển, thuyền trưởng hay đại lý của người vận chuyển hoặc thuyền trưởng.

3.                       Nhận xét chung

  • Đây là một vận đơn tương đối hợp lệ và đầy đủ cả về hình thức lẫn nội dung (hoàn toàn có thể xuất trình cho Ngân hàng – trong trường hợp thanh toán bằng LC). Với hình thức thanh toán TTR 100% trả trước, thì vận đơn này không cần kĩ lưỡng đến như thế do không cần nộp cho NHTM.
  • Đây là vận đơn gốc nên người nhận hàng sau khi nhận được vận đơn gốc này, hoàn toàn có thể mang ra cảng để nhận hàng hóa của mình.

V.                TỜ KHAI HẢI QUAN

1.                       Khái quát:

  • Đây là văn bản mà chủ hàng ( hoặc chủ phương tiện) phải kê khai về lô hàng ( hoặc phương tiện) khi xuất khẩu hoặc nhập khẩu ( xuất nhập cảnh) ra vào lãnh thổ Việt Nam.
  • Việc khai hải quan được thực hiện trên mẫu tờ khai hải quan do Bộ tài chính quy định.
  • Người khai hải quan khai đầy đủ, chính xác, rõ ràng về tên và mã số hàng hóa, đơn vị tính, số lượng, trọng lượng chất lượng, xuất xứ, đơn giá, trị giá hải quan, các loại thuế suất và các tiêu chí khác quy định tại tờ khai hải quan; tự tính để xác định số thuế, các khoản thu khác phải nộp ngân sách nhà nước và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã khai.

2.                       Nội dung tờ khai:

  • Số tờ khai: 100603911111
  • Cơ quan tiếp nhận tờ khai: Đây là cơ quan hải quan đăng ký tờ khai.
  • Ngày đăng ký: 6/10/2015, D ệ thống tại nơi đăng ký tự động ghi.
  • Tờ khai ghi rõ người xuất khẩu( người bán) và người nhập khẩu( người mua) và các thông tin liên lạc cần thiết.
  • Mã B/L: SITGSHHPK24103, đúng theo vận đơn mà chủ tàu đã cấp.
  • Tổng khối lượng: 552,5 KGM
  • Tổng số lượng: 623 CT
  • Số lượng container: 1
  • Điểm lưu kho: 03EESO1 CANG DINH VU.
  • Địa điểm dỡ hàng: VNDVU CANG DINH VU – HP.
  • Địa điểm xếp hàng: CNSHA SHANGHAI.
  • Phương tiện vận tải: 9999 SITC FANGCHENG 1528S.
  • Hình thức là : Hóa đơn (A)
  • Tổng giá trị hóa đơn: A – CFR – USD(A thể hiện trị giá hóa đơn cho hàng hóa phải trả tiền; Điều kiện cơ sơ giao hàng :CFR;Đồng tiền thanh toán :USD)
  • Phương thức thanh toán :TTR
  • Phí bảo hiểm: D
  • Thuế phải chịu:Thuế NK: 23.639.207 VNĐ

Thuế GTGT: 26.003.128 VNĐ

  • Tổng số thuế phải nộp là: 642.335VNĐ
  • Tỷ giá tính thuế: 1USD = 22.240 VNĐ
  • Mã xác định thời hạn nộp thuế là: D -tức là nộp thuế ngay, đây là trường hợp khai báo sửa đổi bổ sung để được cấp phép thông quan ngay sau khi thực hiện quy trình tạm giải phóng hàng.
  • Người nộp thuế: 1- tức là người nhập khẩu- Cty cổ phần thương mại  Việt Nam.
  • Phân loại nộp thuế và thuế suất là :A

C.          PHÂN TÍCH QUY TRÌNH XUẤT – NHẬP KHẨU HÀNG HÓA

I.                   QUY TRÌNH XUẤT KHẨU LÔ HÀNG

1.                       Đàm phán và kí kết hợp đồng

  • Đàm phán
  • Để đàm phán tốt, phía nhà xuất khẩu Trung Quốc cần chuẩn bị thông tin về khách hàng: về thị trường, kinh tế, văn hoá, chính trị, pháp luật của Việt Nam để đáp ứng đúng nhu cầu và thị hiếu khách hàng; hay về sự phát triển, danh tiếng, cũng như khả năng tài chính của đối phương để đảm bảo về khả năng thanh toán cho lô hàng.
  • Ngoài ra, bên phía xuất khẩu cần: chuẩn bị nội dung và xác định mục tiêu, chuẩn bị dữ liệu thông tin, chuẩn bị nhân sự đàm phán chuẩn bị chương trình đàm phán. Việc chuẩn bị nội dung là rất quan trọng để cho cuộc đàm phán đạt hiệu quả cao hơn và giảm được rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng sau này. Việc chuẩn bị số liệu thông tin chẳng hạn như: thông tin về hàng hoá (xe đạp) để biết được tính thương phẩm học của hàng hoá, do các yêu cầu của Việt Nam về tính thẩm mĩ, chất lượng, các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế.
  • Trường hợp này do 2 bên là đối tác thân thiết nên hợp đồng này là đàm phán qua thư tín. Phương thức đàm phán này giúp 2 bên có thời gian để cân nhắc và thảo luận với phía bên công ty của mình, chi phí thực hiện thấp.
  • Kí kết hợp đồng
  • Hợp đồng mua bán hàng hóa giữa 2 bên có bao gồm 1 vài điều khoản bắt buộc như: Thông tin bên mua – bên bán, tên hàng – phẩm chất – số lượng – bao bì – kí mã hiệu, giá cả, thời hạn – địa điểm – phương thức giao hàng – vận tải, điều kiện thanh toán trả tiền.
  • Tuy nhiên, điều khoản về thời hạn giao hàng và thanh toán còn mập mờ “Time of shipment and payment : 60 days”, hay như điều kiện thanh toán cũng không chỉ rõ là TTR 100% là trả trước hay trả sau “Terms of Payment: T/TR 100%” như vậy nếu có tranh chấp xảy ra người nhập khẩu sẽ không được bảo vệ quyền lợi.
  • Có thể thấy nội dung hợp đồng còn sơ sài và còn nhiều sơ hở. Nhưng việc kí kết này phù hợp với mối quan hệ thân thiết giữa 2 bên xuất khẩu – nhập khẩu làm ăn dựa trên sự tin tưởng.

2.                       Xin giấy phép xuất khẩu

  • Hàng hóa được kí kết trong hợp đồng là xe đạp (hàng hóa bình thường) được sự cho phép nên có thể không cần xin giấy phép.

3.                       Xác nhận thanh toán

  • Hợp đồng kí kết phương thức thanh toán là TTR 100% – trả trước (thời hạn giao hàng và thanh toán là 60 ngày). Vậy nên nhà xuất khẩu Trung Quốc đặc biệt quan tâm đến thời điểm thanh toán (không ghi cụ thể) để việc giao hàng được diễn ra.
  • Nhà xuất khẩu chỉ cần kiểm tra bản fax, điện chuyển tiền của đối tác để đối chiếu với tài khoản ngoại tệ ở ngân hàng. Trên thực tế chỉ khi nhận được giấy báo có của ngân hàng thì bên bán mới yên tâm xuất hàng và đảm bảo thanh toán được tiền hàng.
  • Để đảm bảo chắc chắn nhận được tiền hàng, bên xuất khẩu Trung Quốc cần làm 2 nghiệp vụ sau:
  • Phải yêu cầu nhà nhập khẩu có bản sao lệnh chuyển tiền
  • Liên hệ trực tiếp với ngân hàng xem tiền có thực sự nổi trên tài khoản ngoại tệ của mình không

4.                       Đặt chỗ (booking) và lấy container rỗng

  • Chủ hàng Trung Quốc sẽ gửi Booking request để xác nhận lại thông tin về hàng hóa: người gửi hàng, người nhận hàng, trọng lượng, loại container, nơi đóng hàng (đóng ở kho người gửi), cảng hạ container chứa hàng để thông quan xuất khẩu, cảng đến, ngày tàu chạy,…
  • Sau đó, nhân viên công ty vận chuyển sẽ gửi Booking request đến hãng tàu để đặt chỗ, xuất CFR – phía Trung Quốc sẽ gửi ra cảng đối lấy Booking Confirmation (Lệnh cấp cont rỗng) để xác nhận đã chừa chỗ trên con tàu. Booking Confirmation thể hiện những thông tin cần thiết sau: Số booking, tên tàu, cảng xếp hàng, cảng dỡ hàng, cảng chuyển tải, bãi duyệt lệnh cấp container rỗng, giờ cắt máng (closing time),… Việc lấy Booking Confirmation nhằm xác nhận với hãng tàu rằng bên xuất khẩu xác nhận lấy container và seal (chú ý thỏa thuận lấy container sạch tốt để tránh được phí sửa chữa xảy ra).

5.                       Chuẩn bị hàng xuất và kiểm tra hàng xuất

  • Sau khi nhận được sự đồng ý của bên nhập khẩu Việt Nam về hóa đơn chiếu lệ (sau khi bên Việt Nam gửi PO, người bán sẽ căn cứ vào hóa đơn chiếu lệ PI để người mua trả trước cho mình). Công ty bên Trung Quốc sẽ lên kế hoạch sản xuất và đảm bảo về chất lượng – số lượng như trong hợp đồng.
  • Việc kiểm tra hàng xuất do chính nhà xuất khẩu Trung Quốc tự tiến hành kiểm tra và phát hành chứng thư: ra quyết định thành lập hội đồng chứng thư, tổ chức kiểm tra hàng mẫu theo các phương pháp, lập biên bản đánh giá với đầy đủ chữ kí của hội đồng, soạn thảo và trình ký chứng thư.
  • Khi đã có booking, nhân viên công ty xuất khẩu lên kế hoạch lấy container đóng hàng và kiểm tra hàng 2 lần trước khi container niêm phong đóng chì (seal).

6.                       Đóng gói hàng và kí hiệu chuyên chở

  • Nhà xuất khẩu Trung Quốc sẽ kết hợp với đội ngũ kĩ thuật và công nhân trong nhà máy để đóng hàng ngay tại kho. Hợp đồng quy định đóng gói theo ý người bán, nên phía Trung Quốc sẽ không bị bó buộc yêu cầu đóng gói – đóng thùng carton.
  • Đây là hàng FCL nên không yêu cầu để shipping mark.

7.                       Làm thủ tục hải quan

Trước khi giao hàng lên phương tiện vận tải, phía xuất khẩu phải làm thủ tục khai báo hải quan theo quy định của Trung Quốc

  • Bước 1: Mở tờ khai hải quan theo mẫu quy định
  • Bước 2: Nộp tờ khai và đăng kí kiểm hóa
  • Bước 3: Nhận thông báo kiểm hóa và vận chuyển hàng đến địa điểm kiểm hóa
  • Bước 4: Kí xác nhận chủ hàng vào tờ khai để hải quan kẹp chì, xin xác nhận hàng đã kiểm và nhận thông báo thuế

8.                       Giao hàng cho tàu

  • Cung cấp chi tiết bill để hãng tàu làm vận đơn (làm trước giờ cắt máng closing time và trước bước thực xuất). Vận chuyển container lên tàu là việc của hãng tàu vì họ đã thu phía xuất khẩu Trung Quốc phí THC.
  • Sau bước này bên xuất khẩu Trung Quốc nhận được 3 bill gốc

9.                       Làm thủ tục thanh toán

  • Người xuất khẩu phải hoàn thành bộ chứng từ thanh toán gồm: commercial invoice, packing list, BL, CO để gửi cho người nhập khẩu

II.               QUY TRÌNH NHẬP KHẨU LÔ HÀNG

1.                       Đàm phán và kí hợp đồng

  • Việc đàm phán và kí hợp đồng tương tự như trong phần I (Quy trình xuất khẩu hàng hóa).
  • Tuy nhiên, bên nhập khẩu hàng hóa cần lưu ý xem xe đạp của Trung Quốc đã đáp ứng được yêu cầu về chất lượng cũng như tương ứng về mặt giá cả chưa? Các điều kiện về thanh toán và giao hàng đã chắc chắn chưa? (Qua phỏng vấn cán bộ chuyên trách thì được cho biết, cho dù thỏa thuận là trả trước 100%, nhưng trên thực tế thì bên nhập khẩu vẫn trả sau).
  • Không cần xin giấy phép nhập khẩu (do không thuộc danh mục hàng cấm/quân sự,…)

2.                       Xác nhận thanh toán

  • Sau khi người bán ra lệnh chuyển tiền thì ngân hàng người mua báo điện cho bên ngân hàng người bán và ngân hàng người mua báo nợ cho người mua.

3.                       Làm thủ tục hải quan

  • Để làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa, cần có bộ chứng từ để làm hồ sơ hải quan. Sau khi hàng xếp lên tàu, người bán hàng gửi cho bạn một bộ chứng từ gốc. Số lượng & loại giấy tờ sẽ quy định rõ trong hợp đồng mua bán, và thường gồm các chứng từ sau: Bill of Lading – 3 bản chính, Commercial Invoice – 3 bản chính, Packing List – 3 bản chính, CO – form E được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu.
  • Việc làm thủ tục thông quan hàng nhập khẩu cũng tương tự như khai báo hàng xuất khẩu nhưng thực hiện trên mẫu tờ khai hàng nhập khẩu. Do việc quản lý hàng nhập bao giờ cũng chặt chẽ hơn nên việc kê khai phải đảm bảo chính xác. Đặc biệt chú ý đến mã số hàng hóa và áp mức thuế phải nộp. Việc áp sai mã hàng dễ dẫn đến việc hải quan phạt hành chính và quy vào việc gian lận thuế.
  • Nhà nhập khẩu Việt Nam có thể làm công văn xin giải phóng hàng sớm và xin nợ chứng từ trong thời gian làm thủ tục khai báo hải quan.
  • Khi có dấu hiệu bất thường, hải quan có quyền yêu cầu nhà nhập khẩu giải trình về giá trị hay số lượng hàng hóa sau khi đã thông quan. Đây là sự khác biệt với thủ tục thông quan hàng xuất khẩu nên đòi hỏi nhà nhập khẩu phải lưu ý.
  • Nghiệp vụ thông quan hàng nhập khẩu cũng phức tạp hơn nghiệp vụ thông quan hàng xuất khẩu về việc áp mã số hàng hóa và thuế suất nhập khẩu (vì thông thường hàng hóa xuất khẩu có mức thuế 0%). Nghiệp vụ tra cứu mã số hàng hóa và mức thuế suất hàng nhập khẩu đòi hỏi các công ty nhập khẩu của Việt Nam phải thực hiện các bước sau:
  • Bước 1: Cập nhật thông tin về biểu thuế suất và mức thuế suất
  • Bước 2: Tự tra mã số hàng hóa và áp mức thuế suất cho hàng hóa
  • Bước 3: Kê khai đầy đủ các loại thuế hàng hóa nhập khẩu phải chịu theo quy định pháp luật như Luật thuế nhập khẩu, Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt…

4.                       Nhận hàng

  • Sau khi nhận được thông báo hàng đến (Notice of arrival), bên nhập khẩu Việt Nam mang vận đơn gốc và giấy giới thiệu đến hãng tàu để lấy lệnh giao hàng D/O.
  • Mang D/O đến hải quan làm thủ tục và đăng kí kiểm hóa, bên mua mang hàng về kho riêng để kiểm tra hải quan nhưng phải trả vỏ container đúng hạt nếu không sẽ bị phạt.
  • Trình toàn bộ chứng từ và lệnh giao hàng với văn phòng quản lý tàu ở cảng để xác nhận lệnh giao hàng.
  • Lấy phiếu xuất kho và nhận hàng
  • Nghiệp vụ nhận hàng được diễn ra nhanh gọn đồng thời với nghiệp vụ thông quan hàng hóa. Đòi hỏi nhà nhập khẩu Việt Nam cần nhanh chóng hoàn tất các thủ tục giấy tờ hải quan trước khi lấy hàng ra khỏi cảng. Các chi phí và dịch vụ ngoài giờ thường rất cao và gặp khó khăn trong giao nhận và kiểm đếm. Tuy nhiên trong trường hợp này khoảng cách giữa bên mua (Hà Nội) và cảng nhận hàng (Hải Phòng) cũng không quá xa nên có thể thu xếp làm thủ tục hành chính và nhận hàng sớm trong giờ làm việc.

5.                       Kiểm tra hàng nhập khẩu

Nghiệp vụ kiểm tra hàng nhập khẩu được thực hiện đồng thời với nghiệp vụ nhận hàng, bao gồm các bước sau:

  • Bước 1: Liên hệ và mời cơ quan giám định
  • Bước 2: Tổ chức kiểm tra hàng hóa theo yêu cầu, kiểm tra đại diện.
  • Bước 3: Lập biên bản và kí xác nhận biên bản kiểm định
  • Bước 4: Thanh toán cước phí và lấy giấy chứng nhận kiểm định

6.                       Khiếu nại (nếu có)

Khi nhận hàng và kiểm tra hàng nhập đạt yêu cầu chất lượng theo hợp đồng thì coi như bên nhập khẩu Việt Nam đã kết thúc việc tổ chức nhập khẩu hàng hóa. Tuy nhiên, khi có những phát sinh về việc thiếu hàng hay hỏng,… thì việc khiếu nại sẽ diễn ra khi phát hiện sự việc. Nghiệp vụ khiếu nại thực hiện như sau:

  • Bước 1: Xác minh và kiểm tra những phát sinh về hàng hóa.
  • Bước 2: Lập thư khiếu nại và củng cố các chứng từ
  • Bước 3: Gửi thư khiếu nại cùng chứng từ cho nhà cung cấp, thương thảo biện pháp xử lý và khắc phục
  • Bước 4: Ký xác nhận các thỏa ước, phụ lục hợp đồng và giám sát các giải pháp xử lý sự cố của nhà cung cấp
  • Bước 5: Thanh quyết toán các chi phí phát sinh và thanh lý hợp đồng

III.            NHẬN XÉT CHUNG

  • Đối với doanh nghiệp Việt Nam thì quy trình nhập khẩu hàng như vậy là khá đơn giản và dễ dàng, phù hợp với Quy định – Luật pháp của Việt Nam. Do thỏa thuận điều kiện CFR nên phía xuất khẩu bên Trung Quốc phải có trách nhiệm thuê tàu, chịu chi phí cho tới cảng đến. Điều này đặc biệt phù hợp cho phía công ty Cổ phần thương mại  Việt Nam, do công ty mới thành lập tại Việt Nam từ năm 2011: tiềm lực tài chính cũng như năng lực còn non trẻ.
  • Tuy nhiên còn tồn tại nhiều rủi ro, do không được nắm được thế chủ động trong hoạt động thanh toán – nhận hàng. Do có thể hiện tại thì mối quan hệ giữa hai bên là thân thiết nhưng sẽ gặp rủi ro khi bên xuất khẩu phá sản/ cố tình lừa bên nhập khẩu Việt Nam theo thời gian.
5/5 - (1 bình chọn)
0/5 (0 Reviews)
079.516.6689