Nhập khẩu thiết bị bể bơi từ Trung Quốc

Nội Dung Chính

Hướng dẫn nhập khẩu thiết bị bể bơi từ Trung Quốc

Hoạt động giao dịch thương mại hiện nay không còn là hoạt động bán hàng trao tay nữa mà ngày càng mang tính khoa học và pháp lí mà cụ thể hơn là phương thức giao dịch bằng hợp đồng thương mại. Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam, công ty vận chuyển chúng tôi phân tích một hợp đồng mẫu xuất nhập khẩu thiết bị bể bơi từ Trung Quốc.

PHẦN I. PHÂN TÍCH HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ SỐ

I. Các bên tham gia

Hợp đồng được thỏa thuận giữa hai bên:

  1. Bên mua (bên nhập khẩu):

VIETNAM CONSTRUCTION AND EQUIPMENT COMPANY LIMITED

Tên chính thức: Công Ty TNHH Xây Dựng Và Thiểt Bị VIETNAM

Tên giao dịch: VIETNAM.,LTD

Địa chỉ trụ sở:  Hà Nội, Việt Nam.

Đại diện pháp luật: Trần Thanh Bình – Giám đốc.

Loại hình: Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở nên

Ngành nghề chính: Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác

Điện thoại: 04 66811111

Trong trường hợp này gọi là Người mua.

  1. Bên bán (bên xuất khẩu):

SHENZHEN CHINA TRADING CO.,LTD

Công ty TNHH Thương mại CHINA Thâm Quyến

Địa chỉ: Shenzhen, China

Điện thoại: 0086 – 13600011111

Thông tin tài khoản:

Tên ngân hàng: The Hong Kong and Shanghai Banking Corporation Limited

Địa chỉ ngân hàng: Tsuen Wan, NT, Hong Kong

Số điện thoại ngân hàng: 00852 24911111

Fax: 00852 24111111

Mã ngân hàng: 004

Mã SWIFT: HSBCHKHHHKH

Tên tài khoản: PRO-CHINA TRADING CO.

Số tài khoản: 032-720211-111

Trong trường hợp này gọi là Người bán.

* Nhận xét:

Theo Điều 6 Luật Thương Mại 2005 và Nghị định 187/2013 NĐ-CP về quyền kinh doanh xuất nhập khẩu thì cả hai chủ thể trong hợp đồng đều là chủ thể hợp pháp và có quyền kinh doanh xuất nhập khẩu tại Việt Nam.

  • Đây là hình thức mua bán hàng hóa quốc tế giữa các chủ thể có đầy đủ tư cách pháp lý có trụ sở tại hai quốc gia khác nhau là Việt Nam (Bên mua) và Trung Quốc (Bên bán).

Người mua đồng ý mua của Người bán và Người bán đồng ý bán cho Người mua theo các điều khoản và điều kiện sau đây.

II. Các điều khoản

  • Nội dung hợp đồng

Hợp đồng số: 160101200

Ngày kí kết hợp đồng: 02-02-2016

Điều khoản 1: Thiết bị

Chi tiết về hàng hóa trong bản đính kèm

Người nhận hàng được quy định bởi Người mua (Công ty TNHH Xây dựng và Thiết bị VIETNAM)

Điều khoản 2: Giá cả hợp đồng

Tổng giá trị thanh toán của hợp đồng chỉ bao gồm giá giao tại xưởng của hàng hóa, không bao gồm bất kỳ các khoản phí khác.

Điều khoản 3: Điều khoản giao hàng

Ngày giao hàng: 40 ngày kể từ ngày nhận được tiền cọc

Điều khoản 4: Điều khoản thanh toán

Chuyển trước 30% tiền hàng (tiền cọc) bằng TT (Telegraphic Transfer – Chuyển tiền bằng điện) khi nhận được hóa đơn.

Người mua sẽ phải trả 70% tiền hàng còn lại trước khi giao hàng.

Điều khoản 5: Chứng từ

Chứng từ giao hàng bắt buộc gồm:

Ba (03) bản Hợp đồng chính thức đã được ký

Ba (03) bản Hóa đơn thương mại chính thức đã có chữ ký

Ba (03) bản Phiếu đóng gói chi tiết chính thức

Sách hướng dẫn sử dụng sản phẩm đi kèm

Người bán sẽ gửi các tài liệu cần thiết mới nhất cho Người mua để Người mua có thể chuẩn bị các thủ tục cần thiết để nhận hàng.

Người bán có trách nhiệm kịp thời cung cấp cho người mua bằng fax một bản sao của các chứng từ để tạo thuận lợi cho người mua có thể chuẩn bị các thủ tục cần thiết để nhận được hàng tại cảng dỡ hàng.

Điều khoản 6: Bao bì, đóng gói

Các mặt hàng đặt mua sẽ được đóng gói theo tiêu chuẩn xuất khẩu của MINDER.

Điều khoản 7: Bảo hành

Người bán có trách nhiệm đảm bảo chất lượng và hiệu suất của thiết bị khỏi các sai sót trong quá trình sản xuất trong thời gian 12 tháng kể từ ngày ra khỏi nhà máy. Và không áp dụng cho các trường hợp như sử dụng không thân thiện, thiệt hại do con người gây ra, trường hợp bất khả kháng, hoặc bị thiệt hại trong quá trình vận chuyển.

Người bán có trách nhiệm sửa chữa hoặc thay thế bất kỳ phần nào của thiết bị khi phát hiện có sai sót, do vấn đề chất lượng, trong thời gian bảo hành, sau khi được kiểm tra bởi người bán.

Người bán không có trách nhiệm đối với thiệt hại của các thiết bị trong các trường hợp: sử dụng trong trường hợp ngoài ý muốn, sử dụng sai cách, lạm dụng, hoặc bảo quản không đúng cách, thiết bị được vận hành bảo dưỡng lắp đặt hoặc sửa chữa bởi người không thuộc sự giám sát của người bán hoặc bất khả kháng.

Bảo hành không bao gồm những thiệt hại do hao mòn hư hỏng trong khi sử dụng bình thường gây ra.

Người bán không bảo đảm gì khác ngoài những điều đã nêu trong này hoặc bất kỳ sự bảo đảm ngụ ý nào.

Điều khoản 8: Tài liệu

Một (01) bộ Hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Anh nếu có sẽ được cung cấp bởi Người bán.

Người bán có trách nhiệm gửi những sản phẩm có nhãn mác với đầy đủ thông tin chi tiết, đặc biệt là các nhãn mác trên các bộ lọc.

Điều khoản 9: Trọng tài

Bất kỳ tranh chấp / bất đồng có thể phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng này sẽ được thảo luận, đàm phán và giải quyết theo cách hòa giải và mang tính xây dựng. Nếu hòa giải thất bại, những tranh chấp / bất đồng cuối cùng sẽ được đưa ra giải quyết tại Trung tâm Trọng tài nội bộ ở Trung Quốc.

Phán quyết của Trung tâm Trọng tài về vụ tranh chấp/ bất đồng sẽ là phán quyết cuối cùng và sẽ là bắt buộc đối với hai bên. Bên nào thua sẽ phải chịu toàn bộ chi phí liên quan đến thủ tục tố tụng.

Điều khoản 10: Hiệu lực hợp đồng

Hợp đồng sẽ có hiệu lực ngay sau khi có chữ ký của các bên có liên quan.

Hợp đồng này được sao thành bốn bản bằng tiếng Anh có giá trị như nhau, hai bản sao cho mỗi bên. Hợ đồng bao gồm 03 trang giá trị như nhau. Tất cả các trang của hợp đồng đều có chữ ký viết tắt của cả hai bên.

Hợp đồng này được viết bằng 3 bản. Hai cho mỗi bên.

  • Phân tích và nhận xét:

Tính chất và hiệu lực của hợp đồng:

* Về nội dung và chủ thể:

Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ gioa hàng chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận.

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng ký kết giữa một bên là thương nhân Việt Nam và một bên là thương nhân nước ngoài.

Trong bản hợp đồng này đó là nội dung thực hiện việc mua bán hàng hóa giữa một bên là thương nhân Việt Nam và một bên là thương nhân Trung Quốc có đầy đủ tư cách pháp lý, và các thỏa thuận khác nhằm tạo điều kiện để việc mua bán được tiến hành thuận lợi.

Vì vậy, hợp đồng này là một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

* Về hiệu lực của hợp đồng:

Theo Luật Thương mại Việt Nam thì hợp đồng trong giao dịch thương mại quốc tế nói chung và trong mua ngoại thương nói riêng, phải đáp ứng 4 điều kiện sau:

  • Chủ thể phải có tư cách pháp lý trong việc ký kết hợp đồng
  • Đối tượng hợp đồng phải được phép xuất nhập khâu
  • Nội dung của hợp đồng phải có các điều khoản mà luật yêu cầu (các điều khoản chủ yếu: tên hàng, số lượng, chất lượng, giá cả, thanh toán, thời hạn giao hàng…)
  • Hình thức hợp đồng phải phù hợp với yêu cầu của luật pháp

Trong hợp đồng này có ghi rõ thông tin của chủ thể tham gia đều có tư cách pháp lý trong việc ký kết hợp đồng; hàng hóa được mua bán trong hợp đồng này là các thiết bị bể bơi được phép xuất nhập khẩu; hợp đồng ghi rõ các điều khoản mà luật yêu cầu (bao gồm 10 điều khoản); hợp đồng bao gồm những phần như tên hợp đồng, ngày tháng năm, thông tin của các bên, các điều khoản thỏa thuận và chữ ký.

Do đó bản hợp đồng này có hiệu lực và được pháp luật bảo vệ.

* Về hình thức

Bản hợp đồng này được soạn thảo bằng văn bản có chữ ký của các bên xác nhận nội dung mua bán hàng hóa. Đây là một quy định bắt buộc mà các chủ thể của hợp đồng phải tuân theo.

Các điều khoản trong hợp đồng:

Điều khoản 1: Thiết bị

Trong điều khoản này, hợp đồng ghi rõ số hiệu mẫu mã của hàng hóa, mô tả hàng hóa, số lượng hàng hóa, giá tiền từng mặt hàng và tổng tiền của tất cả các mặt hàng trong hợp đồng.

Ø Thứ nhất, về hàng hóa: Trước hết phải nêu rõ tên hàng là đối tượng mua bán của hợp đồng, có tác dụng hướng dẫn các bên dựa vào đó để xác định các mặt hàng cần mua bán – trao đổi. Vì vậy đây là điều khoản quan trọng không thể thiếu giúp cho các bên tránh được những hiểu lầm có thể dẫn đến tranh chấp sau này, đồng thời dễ dàng phân biệt những sản phẩm khác cùng loại.

Trong bản hợp đồng này, tên hàng hóa được ghi kèm theo mô tả tổng hợp, có mã ký hiệu của tên hàng.

Ø Thứ hai, về số lượng: Hợp đồng không nêu rõ đơn vị tính số lượng hàng hóa, gây khó hiểu cho người đọc và không rõ ràng trong việc thực hiện hợp đồng. Nhưng từ các hàng hóa trong hợp đồng, chúng ta có thể nhận ra rằng hàng hóa trong hợp đồng đếm được bằng các đơn vị cái, chiếc.

Ngoài ra, trong điều khoản này của hợp đồng không nêu rõ chất lượng và quy cách hàng hóa. Mô tả chi tiết và đúng chất lượng hàng hoá là cơ sở xác định chính xác giá cả của nó, đồng thời buộc người bán phải giao hàng theo yêu cầu của hợp đồng. Nếu mô tả không kỹ, thiếu chi tiết có thể dẫn đến thiệt thòi cho một trong hai bên. Bởi vậy, trong điều khoản này hai bên cần thỏa thuận kỹ càng và mô tả chi tiết hàng hóa cũng như các thông số kỹ thuật của hàng hóa trong Hợp đồng để tránh gây mâu thuẫn khi thực hiện.

Điều khoản 2: Giá cả hợp đồng

Ở hợp đồng nãy đã ghi rõ giá cụ thể – chỉ bao gồm giá xuất xưởng và không bao gồm bất kì khoản phí nào khác.

  • Đồng tiền tính giá: Trong hợp đồng ngoại thương giá cả hàng hóa có thể được tính bằng tiền của nước người bán, có thể tính bằng tiền của nước người mua hoặc có thể được tính bằng tiền của nước thứ ba. Đối với người bán luôn chọn đồng tiền có xu hướng tăng giá trị trên thị trường hối đoái, với người mua thì ngược lại. Do vậy người ta thường thống nhất chọn đồng tiền nào có giá ổn định trên thị trường hối đoái, đó là những đồng tiền có khả năng chuyển đổi cao, hay gọi là đồng tiền mạnh như USD, JPY, EUR, GBP. Ở đây hợp đồng chọn đồng USD là tương đối phù hợp.
  • Phương pháp tính giá: ở hợp đồng này chỉ nêu một loại giá, được hiểu là giá cố định được xác định vào thời điểm kí hợp đồng, không thay đổi cho tới khi giao hàng.

Điều khoản 3: Điều khoản giao hàng

Trong điều khoản giao hàng của hợp đồng này có nội dung:

  • Thời hạn giao hàng: 40 ngày để từ ngày nhận được tiền cọc.

Mặc dù trong bản Hợp đồng không ghi rõ giao hàng theo điều kiện nào nhưng trong Hóa đơn thương mại lại có ghi, nên ở đây có thể hiểu là Hợp đồng này được thực hiện theo điều kiện EXW – giao tại xưởng, nhưng lại không nêu rõ áp dụng theo Incoterms năm nào. Đây là một thiếu sót vô cùng lớn, nó gây ra sự không rõ ràng trong việc phân định trách nhiệm giữa Người mua và Người bán.

Giao tại xưởng có nghĩa là người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng khi đặt hàng hóa dưới sự định đoạt của người mua tại cơ sở của người bán hoặc tại một nơi quy định khác, chẳng hạn như xưởng, nhà máy, kho,… Người bán không cần bốc hàng lên bất cứ phương tiện vận tải nào đến nhận hàng và cũng không phải làm thủ tục thông quan xuất khẩu cho hàng hóa, trong trường hợp phải thông quan. Các bên nên quy định càng rõ càng tốt địa điểm tại nơi giao hàng quy định, vì người bán phải chịu chi phí và rủi ro đến điểm đó. Người mua chịu mọi chi phí và rủi ro liên quan đến việc nhận hàng từ địa điểm đã thỏa thuận, nếu có, tại nơi giao hàng quy định.

Tuy nhiên, trong hợp đồng này đã không nêu rõ địa điểm giao hàng.

Như vậy, trong điều khoản này của hợp đồng đã không nêu rõ một số thông tin cần thiết về việc giao hàng như điều kiện giao hàng, cơ sở áp dụng, địa điểm giao hàng.

Điều khoản 4: Điều khoản thanh toán

Với người bán, họ quan tâm nhất là việc người mua thanh toán đầy đủ và đúng thời hạn, cho nên rủi ro là vấn đề mà họ lưu tâm nhiều nhất. Trả trước có lẽ là phương thức thanh toán mong muốn nhất của người bán vì họ không phải chịu sức ép về rủi ro phát sinh và có thể thu được tiền hàng ngay nếu sử dụng phương thức điện chuyển tiền. Tuy nhiên, phương thức này gây nhiều khó khăn về dòng tiền và tăng rủi ro cho người mua cho nên thông thường họ ít khi chấp nhận trả tiền trước khi nhận được hàng.

Tuy nhiên trong hợp đồng này hai bên đã quy định Người mua sẽ trả tiền hàng trước khi hàng được giao, điều này đòi hỏi hai bên phải có sự tin tưởng nhau rất cao và đã có mối quan hệ hợp tác làm ăn khá lâu dài.

Điều khoản 5: Chứng từ

Hợp đồng quy định rõ các chứng từ cần thiết để thực hiện giao nhận hàng và quy định rõ nghĩa vụ của Người bán trong việc cung cấp các chứng từ cho người mua trong quá trình thực hiện giao nhận hàng.

Điều khoản này cũng vô cùng quan trọng trong việc tạo điều kiện cho Người mua nhận được hàng hóa kịp thời.

Điều khoản 6: Bao bì, đóng gói

Trong hợp đồng này chỉ có ghi các mặt hàng đặt mua sẽ được đóng gói theo tiêu chuẩn xuất khẩu của MINDER mà không nói rõ ràng bao bì, đóng gói như thế nào. Điều này gây khó hiểu cho người khác, có thể dẫn đến việc tranh chấp cũng như nhầm lẫn trong quá trình giao nhận hàng, có thể gây thiệt hại cho hàng hóa và cả hai bên trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Điều khoản 7: Bảo hành

Trong bản hợp đồng, hai bên đã thỏa thuận các điều khoản chỉ rõ từng trường hợp cụ thể có thể phát sinh cũng như trách nhiệm của từng bên trong mỗi trường hợp.

Về thời hạn và phạm vi bảo hành: Người bán có trách nhiệm đảm bảo chất lượng và hiệu suất của thiết bị khỏi các sai sót trong quá trình sản xuất trong thời gian 12 tháng kể từ ngày ra khỏi nhà máy.

Về trách nhiệm của Người bán: Người bán có trách nhiệm sửa chữa hoặc thay thế bất kỳ phần nào của thiết bị khi phát hiện có sai sót, do vấn đề chất lượng, trong thời gian bảo hành, sau khi được kiểm tra bởi người bán.

Điều kiện này giúp quá trình thực hiện hợp đồng được thuận lợi, tránh gây tranh chấp khi có sự cố xảy ra và là điều khoản quan trọng đối với loại hàng mang nhiều tính năng kỹ thuật như trong Hợp đồng này.

Điều khoản 8: Tài liệu

Về nguyên tắc, những hàng hóa có tính năng kỹ thuật, người bán phải làm giấy hướng dẫn sử dụng cần thiết cho loại hàng đó. Trong bản hợp đồng, do một số hàng hóa thuộc diện có tính năng kỹ thuật cao nên hợp đồng ghi rõ bên bán có trách nhiệm cung cấp cho bên mua các tài liệu: sách hướng dẫn sử dụng, sản phẩm có nhãn mác với đầy đủ thông tin.

Việc hợp đồng quy định rõ trách nhiệm Bên bán phải cung cấp cho Bên mua những tài liệu có liên quan này là rất cần thiết, bởi đây chính là căn cứ chứng thực rõ ràng về quy cách chất lượng của hàng hóa.

Điều khoản 9: Trọng tài

Điều khoản trọng tài là một điều khoản quan trọng được sử dụng trong các hợp đồng, trong đó yêu cầu các bên giải quyết tranh chấp phát sinh giữa họ thông qua thủ tục trọng tài. Thỏa thuận trọng tài là “nền móng” của tố tụng trọng tài. Đây là yếu tố không thể thiếu giữa các bên nếu muốn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Tranh chấp là sự mâu thuẫn hoặc bất đồng về những yêu cầu hay quyền lợi, sự đòi hỏi về yêu cầu hay quyền lợi từ một bên được đáp lại bởi một yêu cầu hay lập luận trái ngược từ bên kia.

  • Về loại trọng tài trong hợp đồng này là trọng tài quy chế – là trọng tài hoạt động theo điều lệ, có trụ sở có đội ngũ trọng tài viên.
  • Địa điểm trọng tài: trong trường hợp này là ở Trung Quốc – nước xuất khẩu.

Phán quyết của Trung tâm Trọng tài về vụ tranh chấp/ bất đồng sẽ là phán quyết cuối cùng và sẽ là bắt buộc đối với hai bên. Bên nào thua sẽ phải chịu toàn bộ chi phí liên quan đến thủ tục tố tụng.

Điều khoản 10: Hiệu lực hợp đồng

Theo điều 18 – Pháp lệnh hợp đồng kinh tế quy định: Thời hạn có hiệu lực của Hợp đồng kinh tế do các bên thỏa thuận. Trong bản hợp đồng này quy định rõ: hợp đồng sẽ có hiệu lực ngay sau khi có chữ ký của các bên có liên quan.

Hợp đồng này được sao thành bốn bản bằng tiếng Anh có giá trị như nhau, hai bản sao cho mỗi bên. Hợ đồng bao gồm 03 trang giá trị như nhau. Tất cả các trang của hợp đồng đều có chữ ký viết tắt của cả hai bên.

Điều khoản này được nêu trong hợp đồng nhằm hoàn thiện bản hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, quy định rõ các bước cần tuân thủ để việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng có hiệu lực, buộc các bên phải tuân theo những điều đã được thỏa thuận và ghi trong hợp đồng.

PHỤ LỤC HỢP ĐỒNG

Phụ lục hợp đồng là văn bản kèm theo hợp đồng, quy định chi tiết một số điều khoản theo hợp đồng hoặc là phần phụ lục để điều chỉnh một số nội dung của Hợp đồng chính. Trường hợp, phụ lục hợp đồng được đính kèm với Hợp đồng thì Phụ lục không được có nội dung trái với nội dung của hợp đồng, nếu phụ lục có điều khoản trái với hợp đồng thì điều khoản đó không có hiệu lực trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Khi chấp nhận điều khoản trong phụ lục trái với hợp đồng nghĩa là mặc nhiên thừa nhận sửa chữa điều khoản đó trong hợp đồng.

Phụ lục hợp đồng thường có hai loại:

Loại 1: Phụ lục Hợp đồng như một phần bổ sung cho Hợp đồng chính và được lập đồng thời với Hợp đồng chính. Phụ lục loại này thường quy định cụ thể về công việc thực hiện, tiêu chuẩn, hàng hóa, số liệu, giai đoạn, ngày tháng,… theo như Hợp đồng chính nhưng chi tiết và cụ thể hơn.

Loại 2: Phụ lục Hợp đồng để bổ sung hoặc sửa đổi một số quy định của Hợp đồng đã được lập trước đó. Phụ lục thương là thay đổi các nội dung của Hợp đồng đã lập như: gian hạn, rút ngắn thời hạn Hợp đồng, điều chỉnh tăng hoặc giảm giá trị theo Hợp đồng, sửa đổi hoặc bổ sung một số hạng mục công việc thực hiện,…

Trong trường hợp này, Phụ lục hợp đồng số 160101200 thuộc loại 2:

PHỤ LỤC SỐ 160101200 (R1)

Thỏa thuận về việc thay đổi thông tin BẢN HỢP ĐỒNG số 160101200

vào ngày 02-02-2016

Bởi vì Công ty TNHH Xây dựng và Thiết bị VIETNAM muốn mua thêm một số thiết bị nên sẽ có một số thay đổi, cụ thể ở đây là thay đổi Điều khoản 1: Thiết bị trong bản hợp đồng.

Theo đó, sau đây là danh mục các sản phẩm được chuyển tới cho Công ty Xây dựng và Thiết bị VIETNAM Hà Nội:

Điều khoản 4: Điều khoản thanh toán: Giá cả hợp đồng được thay đổi như sau:

Tổng giá trị: 21067,92 USD

Đã trả: 6068,91 USD

Tổng tiền còn lại hạn trả là 14-04-2016: 14999,01 USD

Các điều khoản còn lại vẫn giữ nguyên, không thay đổi.

Cả hai công ty đã đồng ý các mặt hàng nêu trên và phụ lục sẽ có hiệu lực ngay sau khi được ký bởi các bên có liên quan.

Đối với Phụ lục hợp đồng số 160101200, có sự bổ sung thêm vào danh mục thiết bị mua bán giữa hai bên trong Điều khoản 1, từ đó làm thay đổi giá thanh toán trong Điều khoản 4, ngoài ra các Điều khoản còn lại đều giống hệt như trong bản Hợp đồng gốc. Phụ lục này đã thỏa mãn yêu cầu hợp lý và có sự đảm bảo thỏa thuận giữa hai bên nên được coi là có giá trị ngang với hợp đồng.

PHẦN II. PHÂN TÍCH BỘ CHỨNG TỪ

I. Chứng từ hàng hóa

1. Phiếu đóng gói – Packing List

Tổng quan

Phiếu đóng gói (packing list) là một chứng từ hàng hóa liệt kê những mặt hàng, loại hàng được đóng gói trong một kiện hàng nhất định, do chủ hàng (người gửi hàng) lập ra. Có hai loại phiếu đóng gói: Phiếu đóng gói chi tiết và phiếu đóng gói trung lập. Phiếu đóng gói thường được lập thành 3 bản:

  • Một bản để trong kiện hàng để cho người nhận hàng có thể kiểm tra hàng trong kiện khi cần, nó là chứng từ để đối chiếu hàng hóa thực tế với hàng hóa do người bán gởi.
  • Một bản kèm theo hóa đơn thương mại và các chứng từ khác lập thành bộ chứng từ xuất trình cho ngân hàng làm cơ sở thanh toán tiền hàng.
  • Một bản còn lại lập hồ sơ lưu.

Phân tích

Ở đây, Packing list này là một phiếu đóng gói chi tiết (Detailed Packing list) vì đã liệt kê cụ thể từng mã hàng hóa, quy cách, đóng gói, trọng lượng,… Các nội dung sau đây hoàn toàn phù hợp với nội dung trong Hóa đơn thương mại:

  • Người bán
  • Người mua
  • Phương thức thanh toán

Các nội dung khác được ghi trong Thông báo hàng đến (Arrival Notice)

Nội dung cụ thể của Bản kê chi tiết phiếu đóng gói bao gồm các mục:

  • Tên, số lượng, trọng lượng, thể tích hàng hóa
  • Quy cách đóng gói hàng hóa: Hộp giấy, quy định rõ kích cỡ của hộp
  • Phiếu đóng gói không đề cập đến số container và số kẹp chì, bên mua phải tìm thông tin này trong giấy báo hàng đến
  • Tổng số hộp đóng gói, trọng lượng tịnh, trọng lượng gộp, thể tích tổng của hàng hóa

Nhận xét

Phiếu đóng gói chưa ghi đầy đủ các mục cơ bản, còn thiếu những mục sau:

– Ngày và cảng bốc hàng

– Số hiệu container

– Số hiệu B/L

– Số hiệu kẹp chì

– Cảng dỡ hàng

Phiếu đóng gói thể hiện đầy đủ chi tiết hàng hóa và quy cách đóng gói hàng hóa

Khi đóng gói, bên xuất khẩu đã tách chi tiết van 1.5” và van 2” đóng thành các hộp riêng nhờ vậy giảm thiểu được rủi ro khi vận chuyển đối với các chi tiết máy.

Chênh lệch trọng lượng tịnh và trọng lượng gộp chứng tỏ hàng hóa được đóng gói, chằng buộc chắc chắn và cẩn thận.

Có thể tính toán được thời gian, cách thức bốc dỡ hàng, số nhân công hoặc máy móc hỗ trợ và chuẩn bị kho bãi.

2. Chứng nhận nguồn gốc – Certificate of Origin

Tổng quan

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ( Certificate of Origin, thường viết tắt là C/O) là một tài liêu sử dụng trong Thương mại quốc tế nhằm xác định quốc gia xuất xứ của hàng hóa. Đây là một giấy chứng nhận hàng hóa được đưa lên tàu, có xuất xứ từ một quốc gia nào đó. Thông thường, nếu hơn 50% giá hàng bán ra xuất phát từ một nước thì nước đó được chấp nhận là quốc gia xuất xứ. Theo nhiều hiệp ước quốc tế khác, các tỉ lệ khác về mức nội hóa cũng được chấp nhận.

Chứng từ C/O có thể không được coi là một chứng từ chính thức, khi nó được chính người xuất khẩu cấp. Thông thường, nước nhập khẩu sẽ yêu cầu nhà nhập khẩu trình chứng nhận xuất xứ do một cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp. Trong nhiều trường hợp, việc sử dụng chứng từ chính thức là bắt buộc.

Phân tích

C/O đang nghiên cứu được cấp bởi chính đơn vị xuất khẩu hàng hóa. Giấy  chứng nhận này có nêu rằng hàng hóa được sản xuất tại nhà máy của người bán nhưng không chỉ rõ xuất xứ cụ thể dựa trên nguyên vật liệu cấu thành trong hàng hóa.

  • Tên giấy tờ: Giấy chứng nhận xuất xứ( Certificate of Origin)
  • Đơn vị cấp Giấy chứng nhận:

Công ty TNHH Thương mại SHENZEN CHINA.

Địa chỉ: Shenzen, Trung Quốc

  • Ngày cấp: 05/04/2016
  • Các mục sau có nội dung phù hợp và trùng khớp với nội dung ghi trong Hợp đồng và Hóa đơn Thương mại
  • Số Hợp đồng
  • Số Hóa đơn Thương mại
  • Bản kê sơ lược về mặt hàng xuất khẩu gồm mã số hàng hóa, màu sắc, kích thước và mục đích sử dụng.
  • Số lượng, trọng lượng, tên tàu chở hàng, cảng bốc hàng và cảng dỡ hàng,
  • Có đóng dấu của Đơn vị Xuất khẩu: SHENZEN CHINA TRADING CO., LTD

Nhận xét:

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa này không được coi là một chứng từ chính thức do được cấp bởi chính đơn vị xuất khẩu chứ không phải cơ quan có thẩm quyền tại nước xuất khẩu.

Trên Giấy chứng nhận, không có mã số Giấy chứng nhận, không nêu rõ nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, không đáp ứng những thông tin cơ bản của một Giấy chứng nhận xuất xứ. Bên cạnh đó, câu chữ sử dụng trong Giấy chứng nhận này không phù hợp và còn có lỗi sai. Từ đó cho ta thấy Giấy chứng nhận này còn sơ sài, trong trường hợp được yêu cầu bởi cơ quan Hải quan nước Nhập khẩu sẽ gây ảnh hưởng đến việc kê khai và tính thuế hàng hóa.

3. Chứng nhận chất lượng – Certificate of Quality

Tổng quan

Là chứng từ xác nhận chất lượng của hàng hóa thực giao và chứng minh phẩm chất hàng phù hợp với các điều khoản của hợp đồng. Nếu trong hợp đồng không quy định gì khác, giấy chứng nhận phẩm chất có thể do xưởng hoặc xí nghiệp sản xuất hàng hóa cấp, cũng có thể do cơ quan kiểm nghiệm (hoặc giấm định) hàng xuất khẩu cấp.

Giấy chứng nhận phẩm chất trong thương mại quốc tế có ý nghĩa quan trọng đối với cả bên bán (xuất khẩu) và bên mua (nhập khẩu).

Phân tích

Giấy chứng nhận chất lượng do chính nhà xuất khẩu phát hành xác thực về số lượng, chất lượng, trọng lượng hành hóa được giao trong điều kiện tốt sau khi đã được kiểm định đầy đủ tại nhà máy sản xuất của người bán.

  • Các mục thông tin sau trùng khớp với hóa đơn thương mại và phiếu đóng gói
  • Nhà sản xuất
  • Số hợp đồng thương mại
  • Số hóa đơn thương mại
  • Kết quả kiểm tra:
  • Phiếu chứng nhận chất lượng có nêu cụ thể các mặt hàng với mã số, mô tả sơ lược về màu sắc và công dụng trùng với Phiếu đóng gói và Hợp đồng
  • Kiểm tra trước khi chất hàng thấy đầy đủ số lượng, trọng lượng phù hợp với nội dung đối chiếu trong Phiếu đóng gói và Hợp đồng
  • Nêu rõ tên tàu, cảng bốc hàng và cảng dỡ hàng trùng khớp với Hóa đơn thương mại.
  • Có đóng dấu của bên bán SHENZEN CHINA TRADING CO., LTD

Nhận xét:

Phiếu chứng nhận chất lượng được cấp bởi chính nhà máy sản xuất sản phẩm đảm bảo chất lượng, số lượng và trọng lượng hàng hóa nên sẽ không khách quan và chính xác như Phiếu chứng nhận được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền tại nước người bán. Trong Phiếu chứng nhận này nhận thấy còn nhiều sai sót trong việc sử dụng ngôn ngữ cho thấy tính thiếu chuyên nghiệp của đơn vị xuất khẩu, tuy nhiên không ảnh hưởng đến việc thực hiện Hợp đồng.

II. Chứng từ vận tải

1. Vận đơn đường biển – Bill of Lading

Tổng quan

Vận đơn, thường được viết tắt là B/L (Bill of Lading), là chứng từ chuyên chở hàng hóa được người chuyên chở ký phát cho người gửi hàng xác nhận việc người chuyên chở đã nhận hàng để vận chuyển hàng hóa theo yêu cầu của người gửi hàng. Một vận đơn đường biển (Marine Bill of Lading) mang 3 chức năng cơ bản sau:

Biên lai của người chuyên chở giao cho người xếp hàng, chứng tỏ số lượng, chủng loại, tình trạng hàng mà người chuyên chở nhận lên tàu, người chuyên chở có trách nhiệm giao hàng đến cảng đích và giao hàng cho người có vận đơn gốc.

Vận đơn gốc là một chứng từ sở hữu hàng hóa, quy định hàng hóa sẽ giao cho ai ở cảng đích, do đó cho phép mua bán hàng hóa bằng cách chuyển nhượng B/L. Chính vì chức năng đặc biệt này mà việc thay thế B/L bằng thủ tục EDI là việc rất khó khăn hiện nay.

Thông qua nội dung của vận đơn đường biển trong bộ chứng từ nghiên cứu, ta có thể thấy được những nội dung chính được ghi ở Vận đơn đường biển trong hợp đồng.

Phân tích

  • Tiêu đề:

SHENZEN A & E CONTAINER TRANSPORTATION CO.,LTD.

BILL OF LADING

Tiêu đề cho thấy đây là Vận đơn do Công ty TNHH Vận tải SHENZEN A & E kí phát. Vận đơn này có ghi chú “Non-negotiable”, vận đơn không chuyển nhượng được, tức chứng từ này không cho phép mua bán, và người Nhận sẽ tự nhận lô hàng.

  • Nội dung Vận đơn:
  • Mã hiệu vận đơn: B/L No. SZAE16040469
  • Đơn vị giao hàng: Công ty TNHH Vận tải SHENZEN CHINA

SHENZEN, TRUNG QUỐC

  • Đơn vị nhận hàng: Công ty TNHH Thiết bị và Xây dựng VIETNAM, HÀ NỘI, VIỆT NAM

Do trên vận đơn chỉ rõ đơn vị giao hàng và đơn vị nhận hàng nên Vận đơn này thuộc loại vận đơn đích danh, nêu rõ đơn vị giao nhận hàng.

  • Bên thông báo: Đồng thời là Đơn vị nhận hàng

Đơn vị nhận hàng và Bên thông báo là một, như vậy, Công ty Nhập khẩu tự nhận hàng mà không thông qua bên trung gian thứ ba.

  • Tàu vận chuyển: BO YUN 178 160413
  • Cảng bốc hàng: HUANGPU
  • Cảng dỡ hàng: Hải Phòng
  • Nơi giao hàng: Hải Phòng
  • Số lượng BL bản gốc được phát hành: 3

Các vận đơn đường biển thông thường được in thành 03 bản gốc nhằm
tránh thất lạc: 01 bản được gửi cùng hàng hóa tới người nhận, 01 bản khác được gửi tới người nhận thông qua đường bưu điện hoặc các phương tiện khác, 01 bản do người giao hàng giữ. Khi một bản được sử dụng để nhận hàng, hai bản còn lại sẽ bị vô hiệu.

  • Mã kí hiệu hàng hóa và số lượng: Minder( Made in China)
  • Số lượng và hình thức đóng gói: 189 thùng cát-ton
  • Mô tả hàng hóa:

Hàng hóa do người vận chuyển bốc, đếm, niêm phong kẹp chì, bao gồm 1 container 20’ GP.

Container 20 feet GP( General Purpose) là loại Container được dùng phổ biến nhất, dùng để chứa hàng hóa đi biển, vỏ thép chịu được môi trường nước biển, sàn gỗ ép, có thể chồng cao được thành nhiều tầng mà không bị biến dạng,  nó có thể chứa hàng hóa, đồ dùng, chứa đồ xuất hàng sang nước ngoài hoặc nhập khẩu hàng hóa trong và ngoài nước.

  • Thông số Kỹ thuật Container 20’ GP:
  • Kích cỡ bên ngoài container 20 feet:

Rộng 8 ft tương đương 2,440 mm

Cao 8 ft 6 in tương đương 2,590 mm

Dài 20 ft tương đương 6,060 mm

  • Kích cỡ bên trong:

Rộng: 7 ft 8,6in tương đương 2,352 mm

Cao: 7ft 10,3 tương đương 2,392 mm

Dài: 19 ft 4,2 in tương đương 5,898 mm

  • Kích cỡ cửa mở container:

Rộng: 92,1 in tương 2,340 mm

Cao: 89,7 in tương đương 22,80 mm

  • Thể tích: 33m3
  • Trọng lượng vỏ: 2200 kg
  • Trọng lượng tối đa: 28,280 kg

Đối với mặt hàng Thiết bị bể bơi, vận chuyển với quãng đường không quá dài từ Trung Quốc tới Việt Nam, trọng lượng hàng hóa: 2466 kg, không có yêu cầu đặc biệt về điều kiện bảo quản hàng hóa trong Container thì loại Container này là hoàn toàn đủ kích thước và điều kiện chứa hàng cho quá trình vận chuyển.

  • Hàng hóa: Thiết bị bể bơi
  • Khối lượng và trọng lượng: trùng khớp với Phiếu đóng gói, Hóa đơn Thương mại và các chứng từ khác
  • Điều kiện giao: CY- CY( Container Yard)
    CY: bãi container, trách nhiệm của người giao hàng là giao hàng từ bãi container tại nơi đi cho đến bãi container tại nơi đến.
  • Cước phí: Freight Collect:

Cước phí vận chuyển sẽ do người Mua thanh toán và cước tàu được trả tại cảng đến. Tuy nhiên, cũng có trường hợp cước này được trả tại cảng bốc hàng, khi đó người nhận hàng sẽ nhờ người chuyển hàng trả giúp mình.

  • Shipped on board: Hàng đã được xếp lên tàu ngày 15/4/2016.
  • Đóng dấu Telex Release:

Đây là hình thức giao hàng mà người giao hàng không cần gửi vận đơn gốc cho người nhận hàng, giúp cho việc nhận hàng được nhanh hơn thuận tiện hơn trong trường hợp người nhận hàng không yêu cầu lấy vận đơn gốc.

  • Đại lý có thẩm quyền( Agent reference): Có ghi rõ tên và địa chỉ.
  • Nơi phát hành vận đơn: SHENZHEN, Trung Quốc. Ngày 15/4/2016

2. Thông báo hàng đến – Arrival Notice

Tổng quan

Sau khi hàng được gửi đi, hãng tàu hoặc forwarder phát hành bill và gửi cho người gửi hàng shipper. Khi hàng sắp đến, hãng tàu hoặc forwarder phát hành thông báo hàng đến gửi cho người nhận (có thể là cả người gửi), thông báo về thời gian, địa điểm, kho cảng mà lô hàng sẽ cập. Thông báo này là thông báo hàng về hay thông báo hàng đến Arrival Notice.

Phân tích

Nội dung cụ thể trong tờ thông báo

– Người phát hành thông báo: Bee Logistics Corporation

– Số bill tương ứng của lô hàng: không nêu rõ

– Người gửi hàng: SHENZHEN CHINA TRADING CO.,LTD

– Người nhận hàng: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Xây dựng và Thiết bị VIETNAM

– Ngày hàng đến (dự kiến) 23/04/2016

– Phương tiện vận chuyển: Tàu JRS CANIS

– Chuyến: 1618S

– Cảng bốc hàng: HUANGPU

– Cảng dỡ hàng: TAN CANG 189

– Container: 1 x 20’ DC, số hiệu: OCBU2011111/SITH411111

– Các giấy tờ: Vận đơn chính, vận đơn phụ

– Giao hàng theo: Surrender B/L

– Chi tiết các loại phí gồm: cước đường biển, phí bốc xếp hàng, phí làm hàng tại nước ngoài, phí chứng nhận xuất xứ, phí lệnh giao hàng, handling fee, phụ phí xếp dỡ tại cảng, phí vệ sinh và phí hải quan.

Trong đó:

  • Chi tiết về phương tiện vận chuyển

  IMO: 9339014

Là một chuỗi ký tự xác định phân cấp của Tổ chức Hàng hải quốc tế cho một tàu, nhằm mục đích nhận diện để tăng cường “an toàn hàng hải, và công tác phòng chống ô nhiễm và tạo thuận lợi cho công tác phòng chống gian lận hàng hải”. Số IMO sẽ không thay đổi trong suốt cuộc đời của con tàu, và sẽ không bao giờ được chỉ định lại cho bất kỳ chiếc tàu khác.

  Name: JRS CANIS

  MMSI: 209371000

Số MMSI được cơ quan có thẩm quyền của quốc gia mà tàu đăng ký cấp, số này cũng có thể giúp ta truy ngược thông tin về con tàu, chủ tàu và các thông tin khác, mỗi tàu chỉ có một số MMSI duy nhất.

  Vessel Type: CONTAINER SHIP

  Gross Tonnage: 7545

Tổng dung tích tàu.

1 GT bằng 100 feet khối hay bằng 2,831 mét khối.

  Summer DWT: 8241 t

Trọng tải mớn nước mùa hè của tàu.

1 tấn trọng tải DWT = 2.240 pounds (đơn vị khối lượng Anh) = 1.016,05 kg (1.000 kg = 1 tấn)

  Build: 2006

  Flag: CYPRUS

Home port: LIMASSOL
Nhận xét

Phương tiện vận chuyển và cảng dỡ hàng không trùng khớp với BL. Tuy nhiên hai bên vẫn thực hiện giao dịch bình thường chứng tỏ đã có sự sắp xếp, thông báo trước cũng như các giấy tờ chứng minh cần thiết để người mua có thể nhận lô hàng.

Hàng được giao nguyên container 20’ và là dry container. Điều này phù hợp với việc đóng gói hàng hóa vào các hộp giấy.

Giấy báo ghi rõ thông tin của container, trọng lượng và khối lượng hàng.

Giấy báo kê khai đầy đủ các loại phí liên quan, thuận tiện trong việc theo dõi và kiểm tra. Trong đó:

  • Có 3 loại phí không có VAT: cước đường biển, phí làm hàng tại nước ngoài và phí chứng nhận xuất xứ.
  • Có Handling fee: khi sử dụng Vận đơn thứ cấp
  • Giao hàng theo Surrender B/L: Vì một số lý do như thời gian hành trình vận chuyển ngắn nên việc chuẩn bị chứng từ không kịp hoặc do thỏa thuận cuối cùng giữa người mua và người bán về việc nhận hàng thuận lợi tại cảng đến không cần xuất trình B/L gốc.
  • Thông thường giấy báo hàng đến sẽ được phát hành và gửi cho nhà nhập khẩu từ 3, 5 đến 7 ngày trước khi hàng hóa được vận chuyển tới cảng đích. Tuy nhiên thông báo trong trường hợp này được gửi chỉ 1 ngày trước khi tàu dự kiến cập cảng. Điều này có thể gây ra nhiều khó khăn cho nhà nhập khẩu trong viêc chuẩn bị đầy đủ giấy tờ để nhận hàng.

III. Chứng từ thanh toán

1. Hóa đơn thương mại – Commercial Invoice

Tổng quan

Hóa đơn thương mại là chứng từ hàng hóa do người bán (nhà xuất khẩu) lập ra trao cho người mua (nhà nhập khẩu) để chứng minh thật sự việc cung cấp hàng hóa hay dịch vụ sau khi hoàn thành việc giao hàng và để đòi tiền người mua. Hóa đơn thương mại thiên về chức năng thanh toán.

Hóa đơn thương mại quốc tế là một chứng từ được cung cấp bởi nhà xuất khẩu cho nhà nhập khẩu và được sử dụng như một tờ khai hải quan nhằm xác định giá trị hải quan của hàng hóa để tính thuế nhập khẩu và là một văn bản không thể thiếu trong bộ chứng từ giao hàng.

Phân tích

– Tiêu đề: COMMERCIAL INVOICE

– Số: PW160101200

– Ngày phát hành: 05/04/2016

– Nhà xuất khẩu:

Tên: SHENZHEN CHINA TRADING CO.,LTD

Địa chỉ: Shenzhen, China

– Nhà nhập khẩu:

Tên: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Xây dựng và Thiết bị VIETNAM

Địa chỉ: Hà Nội

– Điều kiện giao hàng: EXW

– Cảng bốc hàng: Không đề cập

– Cảng dỡ hàng: Hải Phòng, Việt Nam

– Xuất xứ hàng hóa: Trung Quốc

– Phương thức thanh toán: TTR – trả trước 30% tổng giá trị đơn hàng trước khi sản xuất hàng và trả 70% tổng giá trị còn lại trước khi giao hàng.

– Chi tiết hàng hóa: Bản đính kèm

– Đồng tiền áp dụng: USD

Nhận xét

Đối chiếu với UCP 600:

– Hóa đơn này do người xuất khẩu (Người bán) phát hành.

– Theo UCP 600, hóa đơn thương mại không cần phải kí. Tuy nhiên trong hợp đồng đã yêu cầu hóa đơn thương mại có 3 bản và phải được kí.

– Đồng tiền sử dụng ghi trong hóa đơn đã trùng khớp với hợp đồng.

– Hóa đơn thương mại không ghi rõ điều khoản Incoterms áp dụng.

Nhìn chung, hóa đơn thương mại này có khá đầy đủ các yếu tố cơ bản. Do có vai trò giống một tờ khai hải quan nên hóa đơn này bao gồm đầy đủ chi tiết về số lượng, giá cả hàng hóa và tổng giá trị theo điều kiện EXW.

Tuy nhiên, khi đối chiếu với hợp đồng và phụ lục hợp đồng, nhóm đã phát hiện một vài chi tiết không trùng khớp như sau:

– Số thứ tự 9 trong hóa đơn thương mại: Mã hàng MXB200 không trùng khớp trong hợp đồng.

– Số thứ tự 13: Mô tả hàng hóa ghi rõ loại máy tách bọt là loại miệng rộng gắn tường, trong khi ở hợp đồng không nêu rõ

– Số thứ tự 15 và 16: Mô tả hàng hóa ghi sai tên hàng “Ladder” thành “Ledder”

– Số thứ tự 27 và 28: Có sự sai khác trong sử dụng từ ngữ gây khó hiểu là “Square of pump/filter” và “Spare of pump/filter”

– Phương thức thanh toán: TTR không trùng khớp với TT trong hợp đồng. (Nhóm chỉ phân tích về phương thức TT như đã được ghi trong hợp đồng và coi sự khác biệt này như một sai sót về chính tả).

Sau đó hợp đồng vẫn được thực hiện chứng tỏ sai khác này đã có sự đồng thuận của cả hai bên và không ảnh hưởng lớn tới quá trình giao dịch.

2. Điện chuyển tiền – Telegraphic Transfer

Tổng quan

Thanh toán bằng chuyển tiền là một phương thức thanh toán trong đó khách hàng (người có yêu cầu chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình, chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người thụ hưởng) ở một địa điểm nhất định. Để thực hiện việc chuyển tiền thì ngân hàng chuyển tiền phải thông qua đại lý của mình ở nước người thụ hưởng.

Trong hợp đồng này, phương thức thanh toán được sử dụng là điện chuyển tiền T/T: 30% deposit first by TT upon receipt of the Invoice. The buyer will pay 70% of the contract before the delivery (Trả trước 30% để đặt cọc khi nhận được Hóa đơn và trả

70% còn lại trước khi giao hàng)

Flow trả trước 30%:

Sau khi trả trước 30%, người mua thanh toán nốt 70%

 

Phân tích

Sau khi kiểm tra đầy đủ  bộ  chứng từ  thanh toán thấy phù hợp, người mua sẽ ra lệnh chuyển tiền cho ngân hàng đại lí của mình để  thanh toán  tiền lô hàng.

Ngân  hàng  đại  lí  sử  dụng  hình  thức  chuyển  tiền  bằng  điện  dựa  vào  mã SWIFT.

Mã SWIFT là mã giao dịch của các thành viên ngân hàng trong hệ thống ngân hàng  và  các  tổ  chức  tài  chính  quốc  tế.   Các  thành  viên  trao  đổi  thông tin/chuyển  tiền  cho  nhau  dưới  dạng  các  SWIFT  message,  là  các  bức  điện được  chuẩn  hóa  dưới  dạng  các  trường  dữ  liệu, ký  hiệu  để  máy  tính  có  thể nhận  biết  và  tự  động  xử  lý  giao  dịch.  SWIFT  cung  cấp  các  dịch  vụ  truyền thông  an  ninh  và  phần  mềm  giao  diện  cho  các  ngân  hàng và  tổ  chức  tài chính.  Có  một  số  mẫu  điện  thanh  toán  cho  hình  thức  này  như  MT100, MT102, MT103,….

Trong trường hợp này, ngân  hà ng của người mua phát hành điện thanh toán MT103. Đây là một mẫu điện sử dụng phổ biến trên thế giới, bao gồm các câu lệnh.

Nội dung cụ thể:

Tên đơn vị phát điện tín: HA NOI (Chi nhánh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam – Vietinbank)

Nghiệp vụ: Khách hàng

Ngày phát: 06/04/2016

MT103: Single Customer Credit Transfer

  • 20: Sender’s Reference

0619092014011111

Đây là số  tham chiếu do ngân hàng chuyển tiền quy định, ở  đây là kí hiệu mà

Ngân hàng thương mại cổ  phần Công thương Việt Nam  cấp cho  khách hàng

là Công ty TNHH Xây dựng và Thiết bị VIETNAM.

Tác dụng: Số  hiệu của thư điện tín tạo thuận tiện trong việc trao đổi thông tin

giữa các bên có liên quan trong quá trình giao dịch thanh toán và ghi vào các

chứng từ liên quan trong bộchứng từ thanh toán

  • 23B: Bank Operation Code

CRED

Mã này do hệ thống SWIFT quy định

  • 32A: Value Date, Currency Code, Amount

06/04/2016 USD 15.004,01

Ngày chuyển tiền: Ngày 06 tháng 04 năm 2016

USD: đồng tiền sử dụng

15.004,01: số tiền thanh toán trong giao dịch

  • 33B: Currency/ Instructed Amount

USD14.999,01

14.999,01: Số tiền thực trả cho đơn hàng, chưa bao gồm phụ phí

  • 50K: Ordering Customer (Người đề nghị chuyển tiền và địa chỉ)

/102010001211111

VIETNAM CONSTRUCTION AND EQUIPMENT

COMPANY LIMITED

BLOCK9-D2CAUDIEN, COMMUNE22, PHUDIEN

WARD, TULIEM DIST, HANOICITY, VIETNAM

102010001299621: Số tài khoản của người đề nghị chuyển tiền

  • 52A: Ordering Institution (Ngân hàng chuyển tiền – Tên và địa chỉ)

ICBVVNVX146

VIETNAM JOINT STOCK COMMERCIAL BANK

FOR INDUSTRY AND TRADE

(WESTERN HANOI BRANCH)

MAI DICH COMMUNE

ICBVVNVX146: Mã SWIFT của Ngân hàng Vietinbank

Mục này được điền do Ngân hàng Vietinbank thay mặt cho người đề nghị chuyển tiền là Công ty TNHH Xây dựng và Thiết bị VIETNAM phát điện chuyển tiền này

  • 57A: Account With Institution (Ngân hàng thụ hưởng – Tên và địa chỉ)

HSBCHKHHHKH

HONGKONG AND SHANGHAI BANKING CORPORATION LIMITED

(ALL HK OFFICES AND HEAD OFFICE)

1 QUEEN’S ROAD CENTRAL

HSBCHKHHHKH: mã SWIFT của ngân hàng thụ hưởng

Ngân hàng người thụ hưởng: HONGKONG AND SHANGHAI BANKING CORPORATION LIMITED

Địa chỉ: QUEEN’S ROAD CENTRAL

  • 59: Beneficiary Customer (Người thụ hưởng – Tên và địa chỉ)

/032-720211-838

PRO-CHINA TRADING CO.

KOWLOON, HONGKONG

032-720211-838: Số tài khoản của người thụ hưởng

Người thụ hưởng: PRO-CHINA TRADING CO.

Địa chỉ: Kowloon, Hồng Kông

  • 70: Remittance Information (Nội dung chuyển tiền)

PYT 70 PERCENTAGES OF CONTRACT

  1. 160101200, DATE: 02/02/2016

Chuyển 70% giá trị hợp đồng số 160101200 ký ngày 02 tháng 02 năm 2016

  • 71A: Details of Charges (Chi tiết tính phí)

OUR

Người gửi sẽ trả toàn bộ chi phí, ở đây là Công ty TNHH Xây dựng và Thiết bị VIETNAM

  • 71G: Receiver’s Charges (Phí do người thụ hưởng trả)

USD5,00

  • 72: Sender to Receiver Information (Thông tin khác từ người gửi đến người nhận)

/ACC/BANK CODE: 004

PHẦN III. QUY TRÌNH GIAO DỊCH

  1. Xin giấy phép nhập khẩu
    Hàng hóa giao dịch không phải xin giấy phép nhập khẩu.
    2. Tiến hành thủ tục thuộc nghĩa vụ thanh toán

Phương thức thanh toán: T/T – Chuyển trước 30% tiền hàng (tiền cọc) khi nhận được hóa đơn và trả 70% tiền hàng còn lại trước khi giao hàng.
3. Thuê tàu và lưu cước
Bên xuất khẩu không có trách nhiệm kí hợp đồng vận tải và chịu chi phí để vận chuyển hàng từ địa điểm giao hàng đã thỏa thuận là cảng HuangFu tới cảng Hải Phòng, Việt Nam.
4. Thông quan nhập khẩu hàng hóa
Bên Nhập khẩu (bên mua) có trách nhiệm làm thủ tục nhập khẩu, chịu mọi rủi
ro và chi phí cho các thủ tục này.
– Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) số PW160101200 ngày 05/04/2016.
– Chứng từ vận tải (B/L) số SZAE16011111 ngày 14/4/2016.
– Hợp đồng mua bán hàng hóa (Sales Contract) ngày 02/02/2016.
5. Nhận hàng từ phương tiện vận chuyển đến

– Khai tờ khai hải quan
– Khi nhận được ETA: Chuẩn bị phương tiện lấy hàng, đăng kí kiểm nghiệm

– Nhận giấy thông báo hàng đến (NOR), cầm vận đơn đi lấy lệnh giao hàng (D/O).

– Xác nhận D/O.

– Nhận hàng tại bãi.

  1. Kiểm tra chất lượng hàng hóa, giám định hàng hóa

Trong quá trình giao dịch không thấy nhắc đến cơ quan kiểm tra, giám định được thoả thuận khi phát hiện có dấu hiệu hàng hoá bị tổn thất nên việc kiểm tra chất lượng hàng hoá trong giao dịch này chỉ bao gồm việc tự kiểm tra của người bán trước khi xuất hàng và người mua khi nhận hàng.

  1. Khiếu nại

Không xảy ra tranh chấp nào trong quá trình thực hiện hợp đồng của hai bên à không có khiếu nại.

5/5 - (1 bình chọn)
0/5 (0 Reviews)
090.625.1816