Nội Dung Chính
Bạn muốn gửi trái cây cho người thân ở xa. Tuy nhiên vấn đề bảo quản trái cây trong khi vận chuyển dài ngày là một nhức nhối mà bạn phải giải quyết
Bạn đã đến tận vườn để có thể hái và thưởng thức những trái cây tươi ngon nhất. Bạn còn muốn chia sẻ những đồ tươi ngon ấy cho những người thân yêu của mình.
Thời gian vận chuyển luôn làm cho trái cây dễ bị hư hỏng đặc biệt là vận chuyển dài ngày.
Việt Nam luôn nổi tiếng với những đặc sản trái cây quanh năm, mỗi mùa mỗi loại, việc xuất khẩu trái cây ra thị trường quốc tế hiện đang được các DN đẩy mạnh.
Tuy nhiên vấn đề bảo quản trái cây trong khi vận chuyển dài ngày là một nhức nhối mà bạn phải giải quyết. Bestcargo sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này!
Sau Đây Là Một Số Cách Bảo Quản Trái Cây Khi Vận Chuyển
Để đảm bảo độ tươi ngon và vệ sinh nhất cho trái cây khi vận chuyển, các DN lớn sẽ vận chuyển trái cây trong container lạnh hoặc xe tải lạnh với nhiệt độ phụ thuộc vào từng loại sản phẩm.
Tuy nhiên thực tế số thương lái hiện nay vẫn sử dụng nước đá hoặc đá gel đóng gói chung với rau quả để bảo quản.
Cách Bảo Quản Bơ
Bơ là loại quả nhiệt đới, đa phần các giống bơ có hình bầu dục và vỏ có màu xanh lục, già chín chuyển hóa thành màu tím (một vài loại vẫn giữ nguyên màu xanh).
Chúng là một trong số ít các loại trái cây có chứa lượng dầu đáng kể (axit béo).
Một số giống bơ tiêu biểu ở nước ta, đang rất được ưa chuộng: bơ sáp, bơ hass, bơ booth, bơ tứ quý, bơ 034, bơ reed, bơ fuerte…
Bơ có thời gian bảo quản tương đối ngắn, bởi đặc tính của quả, cũng như môi trường bảo quản.
Các vấn đề về đặc tính dang thách thức quả bơ đi xa là gì?
Bơ rất dễ nhiễm bệnh sau thu hoạch, đặc biệt là bệnh thán thư (Colletotrichum gloesporioides) và bệnh thối ngọn.
Ngoài ra, trong quá trình lưu trữ và vận chuyển trái dễ bị tổn thương do lạnh và làm da bị rỗ và thâm đen, cùi xám, mạch máu hóa nâu, làm mềm trái nhanh.
Xử lý nhiệt, 1-mcp, phương pháp CA (biến đổi khí quyển), natacoat có thể ngăn bơ không bị thối và kéo dài thời gian bảo quản bơ một cách hiệu quả.
Bảo Quản Thanh Long
Sau khi lựa chọn những quả thanh màu đỏ tươi và đồng đều, tai trái màu xanh và cứng.
Thanh long được bao bằng bao polyetylen có đục 20 – 30 lỗ bằng kim và hàn kín bao.
Sau đó vận chuyển thanh long trong điều kiện trời mát, tốt nhất trong những container lạnh 5°C và độ thông khí 20 – 25m3 / giờ.
Bảo Quản Xoài
Xoài sau khi thu hoạch, phân loại, rửa sạch rồi ngâm trong dung dịch CaCl2 hoặc Ca(NO3)2, nồng độ sử dụng 4 – 6%, vớt ra để khô ở điều kiện tự nhiên, sau đó đựng trong túi nilông kích thước 15 x 25 cm, có 20 lỗ thoát ẩm trên túi.
Bảo quản trong nhiệt độ tối ưu là 10,5 – 12,5oC.
Thời gian bảo quản trên 30 ngày, xoài vẫn giữ được màu sắc, chất lượng tốt.
>>>Lưu ý: xoài không nên để trong container hoặc xe tải lạnh dưới 10oC, xoài dễ bị tổn thương do nhiệt độ lạnh làm trái chuyển màu, thịt mềm, mùi vị không đặc trưng như chín bình thường.
Ngoài ra, Sancopack đã tìm ra được công thức thành công trong việc bảo quản xoài tươi lâu sau thu hoạch đến 40 ngày xuất khẩu 10 container loại 40 feet qua Nga bằng đường biển.
Bảo Quản Sầu Riêng
Sầu riêng được chế biến qua các giai đoạn: rửa nhúng dung dịch clo, bóc vỏ, tách múi, phân loại múi, đóng gói.
Đóng gói sầu riêng bằng hộp PP và vận chuyển trong điều kiện bảo quản ở nhiệt độ khoảng 4oC.
Bảo Quản Măng Cụt:
Đối với măng cụt nhiệt độ bảo quản trong vận chuyển khoảng 13 oC.
Giống Cam ở Việt Nam được đánh giá là khá ngon, hàm lượng dinh dưỡng cao, được rất nhiều thị trường ưa chuộng.
Cơ hội về xuất khẩu, tăng giá trị cho loại quả này rất là lớn, nhưng vì một số rào cản khiến Cam Việt chưa đi xa được.
Rào cản chủ yếu đến từ đặc tính của loại quả này.
Do cam là loại quả có múi, mọng nước, nên rất dễ bị thối rữa, nguyên nhân chính là do nấm mốc xanh (Penicillium digitatum) và mốc xám bị nhiễm trong quá trình sản xuất, thu hoạch.
Nấm dễ dàng lây lan từ trái sang trái, giải quyết vấn đề này người ta thường sử dụng thuốc diệt nấm.
Tuy nhiên, phương pháp này không còn được ưu tiên sử dụng bởi tính không an toàn và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.
Giải pháp thay thế cách bảo quản cam tươi lâu sử dụng chế phẩm sinh học được sản xuất từ các thành phần tự nhiên nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm và tiêu chuẩn xuất khẩu vào các thị trường khó tính như: Mỹ, Trung Đông, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Châu Âu (EU)…
Hiệu quả bảo quản lên đến 40 ngày, cho lưu trữ và xuất khẩu đi xa bằng đường biển.
Cách Bảo Quản Trái Cây Khi Vận Chuyển Đi Xa Như Sau
– Bạn có thể gởi bằng đường hàng không để rút ngắn thời gian vận chuyển, trái cây được bọc trong bịch nilong nhớ đục lỗ trên bịch để
cho không khí thông thoáng, như vậy nó sẽ không bị đọng nước dễ bị hỏng.
– Bạn có thể sử dụng kèm túi hút khí Ethylene để làm chậm quá trình chín của trái cây, giúp bảo quản lâu ngày hơn.
Bạn có thể bọc chúng trong tờ giấy báo hoặc tối ưu nhất nên yêu cầu vận chuyển trong khoang lạnh.
1. Màng GreenMAP- Màng Bao Gói Khí Quyển Biến Đổi
Màng – Túi biến đổi khí quyển GreenMAP bảo quản rau quả, trái cây bằng cơ chế biến đổi khí quyển bên trong, tăng hàm lượng khí CO2 và giảm khí O2 về mức tương đương 3%, làm cho rau, trái cây bên trong ngừng hô hấp, kéo dài độ tươi.
Túi GreenMAP giúp bảo quản trái cây khi vận chuyển đường dài.
Túi GreenMap được nghiên cứu thành công bởi Viện Hóa học – Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam và đã được Cục an toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Hiệu quả cho lưu trữ, đóng gói bảo quản Cam tươi lâu với quy mô nhỏ. Thậm chí quy mô lớn người ta vẫn sử dụng bởi tính tiện dụng của nó.
Trái cây sau khi được rửa, xử lý với chế phẩm sinh học chiết suất tự nhiên Kadozan và Natacoat, để khô hoàn toàn.
Tiến hành đóng gói lần lượt vào túi biến đổi khí quyển GreenMap và bảo quản trong kho lạnh với nhiệt độ 2-10 độ C.
2. Bảo Quản Trong Container Có Gắn Thiết Bị Kiểm Soát Khí Quyển Purfresh – Hiệu Quả Cho Vận Chuyển Đường Biển
Công nghệ kiểm soát khí quyển, kết hợp tạo ra khí Ozone và giám sát hành trình, môi trường bên trong container lạnh thời gian thực Purfresh.
Purfresh là công nghệ biến đổi khí quyển, giải pháp bảo quản tối ưu cho quá trình vận chuyển trái cây đi xa hơn bằng đường
Nhờ đó mà môi trường bên trong container lạnh được kiểm soát, chủ hàng có thể điều chỉnh được các yếu tố môi trường như: CO2, O2… theo ý muốn.
Tại đây, chủ hàng sẽ áp dụng phương pháp CA, tăng C02 ở mức 10% và giảm O2 2 – 3%, lúc này môi trường bên trong container sẽ hoạt động tương tự túi GreenMap khổng lồ.
Trái cây được chứa bên trong sẽ ngừng hô hấp, rơi vào trạng thái ngủ đông, hoạt động trao đổi chất qua đó cũng ngừng hẳn, đảm bảo độ tươi của trái cây như lúc mới thu hoạch.
Ngoài công nghệ biến đổi khí quyển, Thiết bị Purfresh còn được trang bị thêm 2 tính năng hữu ích đó là chuyển hóa O2 thành Ozone trong suốt quá trình vận chuyển và phần mềm theo dõi và giám sát Intellipur.
Sức Mạnh Ozone
Kháng khuẩn an toàn: Ozone là một chất kháng khuẩn mạnh và có tác dụng chống lại nấm mốc, nấm men, vi khuẩn, bào tử, vi rút (salmonella, E. coli, listeria…) và ký sinh trùng và các chất gây ô nhiễm khác trong không khí và trên bề mặt.
Kiểm soát những vi khuẩn này trên sản phẩm, bề mặt cứng và trong không khí. Ozone không để lại dư lượng độc hại, thân thiện với môi trường.
Oxi hóa ethylene: Ozone oxy hóa khí ethylene, với phản ứng tạo ra nước, oxy và carbon dioxide.
Ozone có hiệu quả trong việc khử ethylene tích tụ từ sản phẩm trong container: C2H4 + 6O3 → 2CO2 + 2H20 + 6O2
Làm chậm quá trình chín: vì ethylene kích thích quá trình chín, nên quá trình oxy hóa ethylene bằng Ozone sẽ làm chậm quá trình chín và già ở nhiều loại trái cây, rau và hoa.
Giảm dư lượng thuốc trừ sâu: Ozone có hiệu quả trong việc oxy hóa và giảm dư lượng thuốc trừ sâu trên trái cây và rau quả trong quá trình vận chuyển.
Nấm mốc, mùi: Ozone ức chế sự nảy mầm và sản sinh bào tử nấm, ngăn chặn sự phát triển và sự lây lan thứ cấp trong các thùng chứa sản phẩm (làm tổ).
Ozone dễ dàng phản ứng với nhiều hóa chất trong không khí và trên bề mặt và có hiệu quả trong việc khử mùi hôi. Điều này ngăn ngừa sự lây nhiễm chéo mùi.
Giữ thực phẩm an toàn trong thời kỳ Coronavirus: có hơn 17 nghiên cứu khoa học cho thấy khí Ozone có thể tiêu diệt coronavirus SARS.