Nội Dung Chính
Đã tìm ra được công thức thành công trong việc bảo quản xoài tươi lâu sau thu hoạch đến 40 ngày xuất khẩu 10 container loại 40 feet qua Nga bằng đường biển.
Việt nam có hơn 1 triệu ha diện tích trồng cây ăn trái, với sản lượng mỗi năm trên 12 triệu tấn.
Hiệp định thương mại tự do EVFTA (VN – EU) có hiệu lực tháng 8 năm nay, mở ra cơ hội trái cây Việt xuất khẩu vào thị trường rộng lớn với hơn 500 triệu dân, nhu cầu về thực phẩm lớn, giá trị thương mại ước tính lên đến 36 tỷ USD.
Hiện nay, Việt Nam đang xuất khẩu một số loại trái cây tươi qua Châu Âu như: chanh dây, thanh long, xoài, dừa, chuối,… Tất cả đều đi bằng đường hàng không.
Tuy nhiên, việc xuất khẩu trái cây bằng đường hàng không đang gặp nhiều khó khăn, bởi chi phí vận chuyển rất cao, gấp 2 đến 3 lần so với các phương tiện vận chuyển khác, với trọng tải cho mỗi lần vận chuyển là cực kỳ thấp.,
Sản phẩm khi đến nơi, giá bán cao khiến nông sản không hấp dẫn người tiêu dùng khó cạnh tranh với sản phẩm trong nước nhập khẩu và các nước khác.
Đường biển là giải pháp tốt nhất, nhưng hàng hóa lại không đảm bảo được độ tươi ngon khi qua tới nơi.
Đây thực sự là điểm nghẽn trong chuỗi cung cấp nông sản sang Châu Âu (EU).
Giải Pháp Tiết Kiệm Chi Phí Vận Chuyển Để Giảm Giá Bán, Tăng Khả Năng Cạnh Tranh Cho Nông Sản Việt
Sử dụng đường biển cho vận chuyển hàng nông sản sang Châu Âu đang là lựa chọn tối ưu cho chi phí nhất.
Nhưng thời gian vận chuyển quá xa, thời gian đều trên 30 ngày, đến nơi sản phẩm sẽ hư hỏng hết nếu không có biện pháp bảo quản tốt. Chưa kể thời gian làm thủ tục thông quan, kiểm dịch thực vật…
Vậy giải pháp nào bảo quản nông sản tươi lâu hơn 40 ngày cho lưu trữ vận chuyển đường biển đi Châu Âu?
Các chuyên gia cho rằng, nếu trái cây, nông sản của chúng ta vẫn giữ độ tươi ngon trên 40 ngày, thì không chỉ thị trường Châu Âu, ngay cả các thị trường khó tính khác như Mỹ, Úc, Nhật Bản, nông sản Việt vẫn chiếm thế thượng phong hơn so với các nước khác như Thái Lan, Malaysia,…
Tuy nhiên, việc bảo quản nông sản, đặc biệt là trái cây sau thu hoạch của nước ta còn khá kém, đang là điểm cố hữu của ngành sản xuất trái cây nước ta.
Tìm Ra Cách Giải Quyết Điểm Nghẽn Để Nông Sản Việt Vươn Xa
Nước ta với lợi thế vùng nguyên liệu dồi dào, rau quả có giống ngon nhưng số lượng không ổn định, sản xuất nhỏ lẻ.
Cũng như điều kiện sản xuất và công nghệ sử dụng để bảo quản trái cây sau thu hoạch còn khá kém.
Làm cách nào để giải quyết bài toán khó này cho doanh nghiệp Việt xuất khẩu trái cây, nông sản đi xa?
Thực tế, nhiều năm qua đã có nhiều công ty tiêu tốn hàng tỷ đồng chỉ để nghiên cứu, tìm ra phương thức bảo quản trái cây được lâu hơn, Và con số thành công chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Nhưng mới đây, một công ty xuất khẩu trái cây ở ĐBSCL đã thành công trong việc bảo quản trái cây sau thu hoạch, với thời gian bảo quản lên đến 40 ngày.
Những năm trước trái cây của doanh nghiệp này đều được xuất khẩu đi bằng đường hàng không, nhưng chi phí cho vận chuyển quá cao và khối lượng vận chuyển quá ít.
Việc vận chuyển trái cây qua Nga bằng đường biển giúp DN giảm rất nhiều chi phí, Trước kia xuất khẩu bằng máy bay tiêu tốn đến 2,8 đô la Mỹ/kg, nhưng đường biển chỉ cần 0,26 đô la Mỹ/kg.
Cước phí giảm là điều kiện để trái cây Việt cạnh tranh về giá so với sản phẩm đến từ các nước khác.
Quá Trình Áp Dụng Bộ Giải Pháp Bảo Quản Xoài Sau Thu Hoạch Tươi Lâu Đến 40 Ngày
Để bảo quản trái xoài sau thu hoạch được lâu từ 35 – 40 ngày, khi sử dụng các doanh nghiệp và bà con cần thực hiện cả chuỗi theo bộ giải pháp:
Xoài sau khi được thu hoạch → Tiếp nhận, phân loại → Rửa, xử lý nấm, vi sinh vật → Hong khô → Đóng gói → Bảo quản lạnh.
1. Rửa, xử lý nấm, vi sinh vật
Trước khi thu hoạch, nhằm tăng khả năng kháng bệnh cho trái xoài, nhà vườn sẽ sử dụng Kazodan, chế phẩm sinh học này được ví như vaccine cho trái.
Sau đó trái xoài sẽ được tiếp nhận và phân loại (loại bỏ những trái hư hỏng, không đủ tiêu chuẩn về mẫu mã, hình dán).
Tiếp đến xử lý nấm mốc, vi sinh vật có trên trái, sử dụng chế phẩm sinh học Natacoat với tính năng ức chế các loại nấm mốc.
Để tăng hiệu quả bảo quản: sử dụng Natacoat kết hợp với Kazodan.
Hai chế phẩm này sẽ tăng cường sức đề kháng của xoài (trái cây), và nó tạo ra một lớp màng giống như sáp trên trái.
Không chỉ có khả năng chống nấm mà còn ngăn ngừa sự mất nước khi xử lý sau thu hoạch.
Cơ chế hoạt động của Natacoat: thành phần Natamycin có trong Natacoat kết hợp với ergosterol đặc biệt trên màng tế bào nấm và cản trở khả năng thẩm thấu, cuối cùng dẫn đến chết tế bào nấm.
Natacoat có 2 cách để xử lý:
- Pha với nước sạch bình thường.
- Xử lý gia nhiệt với nhiệt độ 46 – 52 độ.
2. Hong khô trái xoài
3. Xử lý ethylene
Ức chế quá trình sản sinh ethylene ở trái xoài bằng cách sử dụng sản phẩm AnsiP.
Là dòng sản phẩm ứng dụng hoạt chất 1-methylcyclopropene bảo quản rau, hoa/quả sau thu hoạch.
Hoạt chất sẽ kiểm soát khí ethylene và ức chế sự hô hấp, chín tự nhiên, giúp kéo dài độ tươi của rau, hoa/quả.
Ngăn ngừa: Trái cây chín vàng, héo cuống, làm chậm quá trình chín tự nhiên, hoa bị lão hóa và rụng.
Sản phẩm không mùi, không độc hại, không tồn dư thuốc, thân thiện với môi trường.
4. Đóng gói
Khâu đóng gói cực kỳ quan trọng quyết định đến 50% trong chuỗi bảo quản.
Xoài sau khi được xử lý nấm, vi sinh vật và khóa ethylene trong trái.
Trái cây được đưa vào đóng gói với sản phẩm túi (màng) biến đổi khí quyển Greenmap + Túi hút ethylene + Túi hút ẩm.
Túi biến đổi khí quyển Greenmap: bảo quản rau quả, trái cây bằng cơ chế biến đổi khí quyển bên trong, tăng hàm lượng khí CO2 và giảm khí O2 về mức tương đương 3%, làm cho rau, trái cây bên trong ngừng hô hấp, kéo dài độ tươi.
Túi hút ethylene: giải pháp kèm theo nhằm tối đa việc khóa, hút ethylene của xoài bên trong túi.
Túi hút ẩm: điều chỉnh độ ẩm để mang lại hiệu quả bảo quản trái cây bên trong túi Greenmap một cách hoàn thiện nhất.
5. Bảo quản lạnh, vận chuyển đường biển
Điều chỉnh nhiệt độ trong kho và container lạnh đảm bảo môi trường bảo quản trái xoài sau thu hoạch xuất khẩu duy trì ở nhiệt độ 2-15 độ C để đạt được kết quả tối ưu nhất khi qua đến nơi.