MSDS là gì? Những điều cần biết về MSDS

MSDS là gì? Những điều cần biết về MSDS

Nội Dung Chính

MSDS là gì? Những điều cần biết về MSDS

Khi doanh nghiệp sản xuất muốn xuất khẩu một loại hàng hóa có thành phần là hóa chất; hải quan sẽ yêu cầu xuất trình giấy MSDS. Khách hàng cá nhân khi muốn gửi hàng cho người thân cũng thường bối rối khi được hỏi về loại giấy tờ này. Hôm nay, Best cargo sẽ giới thiệu đến mọi người biết MSDS là gì; cũng như những điều cần lưu ý về loại giấy này.

MSDS là gì?
MSDS là gì?

MSDS là gì?

MSDS (Material Safety Data Sheet); tiếng Việt là Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất. Đây là một loại giấy tờ chứa những thông tin liên quan đến tính chất của một loại hóa chất cụ thể. MSDS còn chứa đựng những hướng dẫn an toàn khi sử dụng; cũng như cách xử lý khi bị tiếp xúc, nhiễm độc, phát tán, cháy nổ; hay bất kì sự cố nào khác có thể xảy ra với loại hóa chất này.

Mặt hàng nào cần MSDS?

MSDS là yêu cầu bắt buộc với những lô hàng hóa chất gây nguy hiểm trong quá trình vận chuyển: dễ cháy, dễ ăn mòn, dễ bay hơi độc, có mùi,…

Nhiều mặt hàng tuy bản chất không phải hóa chất nguy hiểm; nhưng vẫn cần có giấy MSDS: thực phẩm chức năng, thực phẩm dạng bột, mỹ phẩm,… Lý do là để cung cấp thông tin cho người tiêu dùng để đảm bảo an toàn khỏi những vấn đề: dị ứng, mẫn cảm, tác dụng phụ,…

Nhiều loại hóa chất có độ nguy hiểm quá cao sẽ bị cấm vận chuyển bằng đường hàng không.

Ai là người làm MSDS?

MSDS do người gửi cung cấp khi khai báo hải quan. Họ có thể là công ty sản xuất, công ty-phân phối hoặc cá nhân. MSDS cần có mộc tròn của những đơn vị hoặc cá nhân này.

MSDS sẽ được gửi đến đại lý vận chuyển, sau đó đến các hãng chuyển phát nhanh FedEx, DHL, UPS nếu đi đường không và các hãng tàu nếu đi đường biển. Cuối cùng, MSDS và hàng hóa sẽ được kiểm tra bởi Hải quan An Ninh hàng không và đường biển ở cả hai đầu. Nếu MSDS là giả hoặc thông tin trên MSDS không trùng khớp với thực tế sản phẩm, lô hàng sẽ bị tạm giữ, lập biên bản phạt tiền và trả về người gửi hoặc là tiêu hủy.

Các thành phần của một MSDS

MSDS có thể có cấu trúc khác nhau nhưng những thông tin sau đây là bắt buộc phải có:

NHững thành phần của một MSDS
NHững thành phần của một MSDS
  • Tên thương mai, tên hóa học, tên gọi khác đã đăng ký
  • Thành phần hóa học: tên hóa chất, công thức hóa học, phản ứng hóa học với môi trường: tính axit, tính oxi hóa,…
  • Tính chất vật lý của hàng hóa:
    • Bề ngoài: Màu, mùi, vị, khối lượng riêng, độ nhớt,…
    • Các điểm nhiệt độ: nóng chảy, sôi, bắt lửa, cháy, nổ,…
    • Độ bay hơi, độ hòa tan
  • Độc tính và ảnh hưởng sinh học:
    • Làm hại mắt, da, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ sinh sản,..
    • Gây ung thư, dị biến, đột biến gen, ngô độc,…
  • Độ nguy hiểm về cháy nổ theo thang NFPA từ 0 tới 4.
  • Đồ bảo hộ lao động cần thiết khi làm việc với hóa chất.
  • Quy trình thao tác làm việc với hóa chất.
  • Trợ giúp y tế khẩn cấp khi ngộ độc và bị tai nạn.
  • Các điều kiện tiểu chuẩn để lưu giữ, bảo quản hàng hóa; các điều kiện cần tuân thủ khi tiếp xúc.
  • Phương pháp xử lý phế thải; xử lý khi bị rò rỉ hóa chất ra ngoài môi trường.
  • Các thiết bị, phương tiện, trình tư phòng cháy chữa cháy.
  • Quy định về đóng gói, tem mác và vận chuyển.

Trên đây là bài viết về MSDS và những điều cần lưu ý. Mong răng bài viết đã cung cấp cho mọi người những kiến thức đầy đủ nhất về loại giấy tờ này. Quý khách hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ tốt nhất!

0/5 (0 Reviews)
090.625.1816