ORIGINAL BILL (VẬN ĐƠN GỐC)
1.Khái niệm
ORIGINAL BILL Vận đơn gốc nghĩa là ‘’vận đơn gốc’’ , thế thôi, nó chính là cái vận đơn được hãng tàu hoặc Forwarder phát hành (tùy theo trường hợp chủ hàng book tàu trực tiếp qua hãng tàu, hay book qua Forwarder) , trên đó ghi thêm chữ Original và luôn phát 03 bản được đánh theo số thứ tự : first original, second original third original kèm theo đó là 3 bản copy.
Các bạn lưu ý rằng bill gốc có thể do hãng tàu hoặc forwarder đều có quyền phát hành. Hiểu nôm na là bill gốc của hãng tàu phát hành và bill gốc của forwarder phát hành.
Trong trường hợp bạn làm master bill thì hãng tàu sẽ cấp cho bạn bill gốc của hãng tàu, có in hình logo hãng tàu. Ngược lại, khi làm house bill thì trên bill gốc do forwarder phát hành in hình logo forwarder.
2. Ví dụ minh họa
Để làm rõ vấn đề này mình sẽ lấy ví dụ trong trường hợp đơn giản nhất theo hình minh họa, SHIPPER (người gửi hàng) chuyển hàng cho CNEE (người nhận hàng), người vận chuyển là hãng tàu WANHAI, trong trường hợp này SHIPPER book tàu và làm việc trực tiếp với hãng tàu WANHAI, không book qua FORWARDER.
Trường hợp này hãng tàu WANHAI sẽ phát hành 3 bản vận đơn gốc, trao cho SHIPPER. Sau khi nhận vận đơn gốc , SHIPPER chuyển cả 03 bản cho người nhận CNEE (bằng đường AIR). Khi hàng về đến cảng của người nhận, họ buộc phải mang 03 bản gốc ấy đến hãng tàu WANHAI và đóng các phí Local charge. Khi đó hãng tàu WANHAI mới chấp nhận giao D/O tức cho phép người nhận hàng được nhận lô hàng trên.
Như vậy 1 khi đã phát hành vận đơn gốc, thì muốn nhận hàng, CNEE bắt buộc phải có được vận đơn gốc đó thì mới nhận được hàng.
Điều này thể hiện sự chặt chẽ trong quá trình giao nhận. Ví dụ thế này, mặc dù SHIPPER đã chấp nhận gửi hàng cho CNEE, nhưng ngay cả khi hàng về đển cảng, CNEE vẫn chưa trả tiền hàng cho SHIPPER lô hàng đó, vì thế nên SHIPPER không gửi vận đơn gốc cho CNEE. Mà không có vận đơn gốc trong tay thì CNEE không thể lấy được hàng. Vận đơn gốc lúc này sẽ đóng vai trò ràng buộc việc giao nhận giữa các chủ thể với nhau.
Trong trường hợp CNEE chưa có vận đơn gốc, những hãng tàu WANHAI vẫn cố tình giao hàng, như vậy điều này là sai luật, SHIPPER hoàn toàn có thể kiện hãng tàu này và bắt bồi thường tổn thất phát sinh. Nhưng TH này gần như không có, vì hãng tàu là 1 hệ thống vô cùng lớn, làm việc vô cùng nguyên tắc.
Trái lại trong trường hợp SHIPPER không book qua hãng tàu mà book qua FWD, thì đại lý của FWD bên kia phải nhận được vận đơn gốc mới giao hàng, cái này tùy thuộc vào đạo đức của bên FWD nữa, đã có nhiều trường hợp FWD tự ý giao hàng khi chưa có vận đơn gốc rồi, nên đối với những lô hàng xác định làm vận đơn gốc, người bán rất ngại làm việc qua các Forwarder là vì thế.
3. Nội dung trên vận đơn gốc
Nội dung được thể hiện trong bill gốc thường là :
– Thông tin shiper : số điện thoại, fax, địa chỉ
– Thông tin consignee : số điện thoại, fax, địa chỉ
– Tên tàu, số hiệu tàu, ngày tàu chạy ETD, cảng đến ETA
– Số container, số seal
– Mặt hàng, mã HS code, trọng lượng hàng ( gross weight, net weight).
4. Điều kiện nhận hàng khi lấy vận đơn gốc :
Nếu chủ hàng lấy bill gốc thì phải gởi bộ bill này cho consignee đầy đủ 3 bản. Thiếu 1 bản xem như bộ bill không còn tính pháp lý.
BESTCARGO HY VỌNG BÀI VIẾT HỮU ÍCH CHO BẠN!