PHÂN TÍCH HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU NGÔ HẠT – Việt Nam – Singapore

Dịch vụ gửi hàng thực phẩm từ Malaysia về Việt Nam

Nội Dung Chính

PHÂN TÍCH HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU NGÔ HẠT (Việt Nam – Singapore)

PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ CÁC BÊN THAM GIA HỢP ĐỒNG

1.1. Bên xuất khẩu

1.1.1. Vài nét về công ty

Công ty TNHH Tư nhân Toyota Singapore Company

– Địa chỉ văn phòng: 600 North Bridge Pead #109-01 Parkview Square Singapore 188778 – Điện thoại:  – Mã số đăng ký kinh doanh của công ty: 1975-

Công ty TNHH Toyotađược thành lập vào năm 1975, tiền thân là Công ty TNHH Tư nhân Toyoda (Singapore). Đến 1987, công ty đổi tên thành Công ty TNHH Tư nhân Toyota Tsusho (Singapore); trải qua hai lần sát nhập bao gồm sát nhập với Công ty TNHH Kasho Company vào năm 2000 và Tập đoàn Tomen Corporation vào năm 2006. Đến năm 2012, công ty đổi tên thành Công ty TNHH Toyotavà sử dụng tên này cho đến nay. Công ty có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và kinh doanh nội địa trải dài trong các lĩnh vực như ô tô và phụ tùng ô tô; linh kiện điện tử; kim loại, nhựa và hóa chất; thực phẩm; sản xuất các bộ phận công nghệ thông tin và điện tử. Với lịch sử hơn 40 năm tồn tại và phát triển, công ty đã khẳng định được vị thế của mình với giá chứng khoán niêm yết là SGD 2,000,000.

Mặc dù sản phẩm chủ đạo của công ty vẫn là ô tô và phụ tùng ô tô nhưng trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm, công ty vẫn được các đối tác đánh giá cao.Với vị trí địa lý là trung tâm khu vực Đông Nam Á, công ty có lợi thế về hoạt động cung ứng ổn định các thực phẩm từ khắp nơi trên thế giới, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

 

1.1.2. Ngân hàng bên Xuất khẩu

Ngân hàng Tokyo-Mitsubishi UFJ (BTMU) chi nhánh Singapore

 Địa chỉ chi nhánh: 9 Raffles Place, #01-01 Republic Plaza, Singapore 048619, Singapore  Số điện thoại: 65-6538-3388  Mã SWIFT: BOTKSGSXXXX  Thành lập: vào năm 2006, ngân hàng Tokyo-Mitsubishi sát nhập với ngân hàng UFJ, hình thành nên ngân hàng Tokyo-Mitsubishi UFJ.  Loại hình dịch vụ: – Cho vay – Mở tài khoản thu mua – Tư vấn về chứng khoán nợ tư nhân – Tư vấn về bảo mật tài sản – Các dịch vụ đầu tư và tư vấn khác – Tải khoản vãng lai/ tài khoản tiết kiệm – Liên quan lĩnh vực xuất khẩu: Thư tín dụng thương mại, xác nhận thư tín dụng thương mại – Liên quan lĩnh vực nhập khẩu: Thư tín dụng, hóa đơn tín dụng; Phiếu thu, bảo lãnh vận chuyển.

Tokyo-Mitsubishi là một trong số những ngân hàng lớn nhất Nhật Bản và trên thế giới với gần 1500 văn phòng tại Nhật Bản và hơn 40 văn phòng ở các quốc gia khác. Ngân hàng này được biết đến với sự chắc chắn, uy tín, mang tầm cỡ quốc tế và có trách nhiệm với cộng đồng.

1.1.3. Giao dịch thực hiện

 Vai trò: Ngân hàng thông báo (Advising Bank)  Giao dịch thực hiện: Ngân hàng phát hành yêu cầu thông báo L/C cho người thụ hưởng (Bên người bán).

1.2. Bên nhập khẩu

1.2.1. Vài nét về công ty

Công ty TNHH Việt Nam

 Địa chỉ văn phòng: Phạm Sư Mạnh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội  Điện thoại: (84)4 3 972 9876   Người đại diện pháp lý: Phạm Ngọc A

Công ty TNHH Việt Nam là một công ty con của tập đoàn Việt Nam (tập đoàn có tuổi đời trên 24 năm với số vốn điều lệ lên mức 5000 tỷ VNĐ). Công ty được thành lập vào năm 2014, tập trung vào lĩnh vực bán buôn nông, lâm sản, nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống. Với vai trò là một công ty con của tập đoàn Việt Nam, công ty TNHH Việt Nam đã tạo được sự uy tín cao, sự tin tưởng của đối tác nên Công ty TNHH Việt Nam là đối tác tin cậy để Công ty TNHH Toyotatạo lập mối quan hệ làm ăn và mở rộng thị trường tại Việt Nam.

1.2.2. Ngân hàng bên nhập khẩu

Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội

 

 Địa chỉ: 77, Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội  Mã SWIFT: SHBAVNVXXXX

1.2.3. Giao dịch thực hiện

 Vai trò: Ngân hàng phát hành L/C (Issuing Bank) hay Ngân hàng mở L/C (Opening L/C)  Giao dịch: Ngân hàng phát hành một L/C cho người bán hưởng

1.3. Quá trình giao kết hợp đồng

1.3.1. Nghiên cứu thị trường nhập khẩu

1.3.1.1. Nhận biết mặt hàng

Ngô hạt sản xuất trong nước và nhập khẩu được sử dụng như là nguồn nguyên liệu chính cho ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi, ngành thực phẩm tiêu dùng, ví dụ bột ngô và các ngành công nghiệp khác như bia, dệt may và dược phẩm; trong đó 80% sản lượng ngô hiện tại được sử dụng trong ngành thức ăn chăn nuôi.

Ngô hạt sản xuất trong nước chủ yếu được sử dụng cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và sản xuất, chăn nuôi trên quy mô hộ gia đình, chủ yếu là cho lợn và gia cầm. Thị trường nhập khẩu

Thương mại quốc tế giúp thị trường các nước mở rộng hơn, chúng ta có thể mua các hàng hóa và dịch vụ mà nước mình không có, giúp thúc đẩy sự trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia trên toàn thế giới. Trong vài năm qua, nhu cầu của ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi thế giới dao động từ 1,8 đến 2 triệu tấn ngô nhập khẩu. Dự báo từ năm 2011 đến năm 2050, nhu cầu về ngô ở các nước đang phát triển sẽ tăng gấp đôi, và đến năm 2025 ngô sẽ trở thành cây trồng có nhu cầu sản xuất lớn nhất trên toàn cầu và ở các nước đang phát triển (CIMMYT, 2011).

 

Nhằm đáp ứng sự phát triển của ngành chăn nuôi, sản lượng ngô được sử dụng dự kiến sẽ tăng nhưng phần lớn là ngô nhập khẩu. Điều này là do sản lượng ngô trong nước là không thể theo kịp với nhu cầu cũng như tốc độ phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi. Theo Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, năm 2015 Việt Nam nhập khẩu khoảng 4,5 triệu tấn ngô từ Mỹ, Brazil, Argentina… trong đó 80% là ngô biến đổi gen. Theo số liệu thống kê, trong 3 tháng đầu năm 2016, nhập khẩu ngô về Việt Nam đạt 2,097,104 tấn, trị giá 415,630,139 USD, tăng 19,08% về lượng và tăng 1,44% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Trong 3 tháng đầu năm 2016, Braxin là thị trường lớn nhất cung cấp ngô cho Việt Nam, với 1,686,358 tấn, trị giá 329,906,432 USD, tăng 17,78% về lượng và tăng 2,03% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Argentina là thị trường lớn thứ hai cung cấp mặt hàng ngô cho Việt Nam, với 403.506 tấn, trị giá 74.924.046 USD tăng 76,36% về lượng và tăng 39,66% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, Singapore là một trong những đối tác lớn của Việt Nam trong việc nhập khẩu ngô từ Argentina và Braxin phục vụ cho mục đích sản xuất thực phẩm và thức ăn chăn nuôi.

 

1.3.1.2. Lựa chọn đối tác

Công ty TNHH Toyota(tại Singapore) với uy tín hơn 40 năm kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực, trong đó có sản xuất và cung cấp các sản phẩm nông nghiệp, và ngô hạt là một trong những sản phẩm chính của công ty. Thêm vào đó, vì Toyota Tsusho Asia Pacific vốn là đối tác làm ăn lâu dài, có uy tín với công ty TNHH T&T, nên trong đợt nhập khẩu này, Công ty TNHH T&T tiếp tục chọn Toyota Tsusho Asia Pacific làm đối tác cung cấp ngô hạt cho mình.

1.3.2. Quá trình đàm phán

1.3.2.1. Hỏi hàng

Công ty TNHH Việt Nam tìm kiếm đối tác làm qua Internet chuyên cung cấp các mặt hàng lương thực, thực phẩm dành cho con người và động vật. Sau đó, tìm conact,liên lạc và gửi thư hỏi hàng qua email.

1.3.2.2. Chào hàng

Nhận được thư hỏi hàng từ Công ty TNHH Việt Nam, Công ty Toyota Tsusho Asia Pacific gửi qua email cho công ty T&T calatogue về các mặt hàng ngô hạt và các thông tin về sản phẩm như giá cả, số lượng…

Đây là hình thức chào hàng tự do.Với chào hàng tự do, công ty Toyota Tsusho Asia Pacific không bị ràng buộc trách nhiệm với thư chào hàng, có nghĩa là Toyota Tsusho Asia Pacific không cam kết một cách dứt khoát nghĩa vụ cung cấp hàng hoá cho công ty TNHH T&T.

1.3.2.3. Đặt hàng

Công ty TNHH T&T trả lời và đưa ra lời đề nghị ký kết hợp đồng bằng cách đặt hàng

– Loại mặt hàng: Ngô hạt Argentina No.2 trở lên hoặc ngô hạt Brazil – Khối lượng: 40,000MT  Nhận xét: Vẫn ko có yếu tố “vụ mùa” – yếu tố cần thiết trong các mặt hàng nông sản trong hợp đồng. Như vậy, nếu xảy ra tranh chấp bên mua tự làm mất quyền lợi

Công ty TNHH T&T nêu cụ thể về tất cả những nội dung cần thiết cho việc ký kết hợp đồng.

1.3.2.4. Chấp nhận và xác nhận

Hai bên công ty rà soát và đồng ý về các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng để tăng thêm tính chắc chắn. Sau khi đã thống nhất về các điều khoản, các bên ký kết hợp đồng và tiến hành thực hiện giao dịch như trong hợp đồng.

 

1.3.3. Hình thức ký kết hợp đồng

Trong đàm phán, có 3 hình thức được sử dụng là:

– Đàm phán giao dịch qua thư tín – Đàm phán giao dịch qua điện thoại – Đàm phán giao dịch bằng cách gặp gỡ trực tiếp

Tuy khoa học công nghệ, cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông ngày càng phát triển, trở nên hiện đại rất nhiều nhưng việc gặp gỡ làm ăn giữa các đối tác vẫn là vấn đề nan giải, đòi hỏi nhiều chi phí, công sức. Do vậy, hình thức đàm phán giao dịch qua thư tín trở thành phương thức chủ yếu để các doanh nghiệp liên lạc với nhau, đặc biệt là với các doanh nghiệp nước ngoài. Đối với 2 công ty TNHH T&T và Toyota Tsusho Asia Pacific cũng không phải ngoại lệ, họ chọn hình thức đàm phán thư tín.

Sau khi trải qua các bước hỏi hàng, chào hàng, rồi đến đàm phán về các điều khoản của hợp đồng, hai bên đồng ý và đi đến ký kết hợp đồng bằng văn bản. Trong đó có ghi đầy đủ các điều khoản về hàng hóa, thanh toán, vận tải, các điều khoản liên quan đến pháp lý, nghĩa vụ của hai bên. Giao hàng sẽ được thực hiện bằng đường biển (từ ngày 11/04/2015 đến 11/05/2015; cảng đi: San Loorenzo, Argentina; cảng đến: cảng Cái Lân hoặc cảng Hòn Gai, VN) trên cơ sở điều kiện giao hàng như GAFTA 100.

 

PHẦN II: PHÂN TÍCH HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA  QUỐC TẾ

2.1. Lý thuyết về hợp đồng mua bán quốc tế

Hợp đồng thương mại quốc tế là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ thương mại quốc tế. Hợp đồng thương mại quốc tế có rất nhiều loại, chẳng hạn như hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hợp đồng cung ứng dịch vụ, hợp đồng chuyển giao công nghệ,… Say đây là nội dung hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, một trong những loại hợp đồng thương mại quốc tế thường gặp có liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

2.1.1. Khái niệm

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (còn được gọi là hợp đồng mua bán ngoại thương hoặc hợp đồng xuất nhập khẩu) là hợp đồng mua bán hàng hóa có tính chất quốc tế (có yếu tố nước ngoài, có nhân tố nước ngoài). Tính chất quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được hiểu không giống nhau tùy theo quan điểm của luật pháp từng nước.

Theo công ước La Haye năm 1964 về luật thống nhất về mua bán hàng hóa quốc tế (Convention relating to a Uniform Law on the International Sale of Goods) thì Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (HĐMBHHQT) là hợp đồng mua bán hàng hóa (HĐMBHH) được ký kết giữa các bên có trụ sở thương mại đóng trên lãnh thổ các quốc gia khác nhau nếu có thêm một trong các điều kiện sau:

– Thứ nhất, hợp đồng liên quan đến vật mà trong thời gian ký kết hợp đồng vật đó được chuyên chở hoặc phải được chuyên chở từ lãnh thổ của quốc gia này đến lãnh thổ của quốc gia khác; – Thứ hai, hành vi chào hàng và hành vi chấp nhận chào hàng được thực hiện trên lãnh thổ các quốc gia khác nhau; – Thứ ba, việc giao hàng được thực hiện trên lãnh thổ của một quốc gia khác với quốc gia nơi tiến hành hành vi chào hàng hoặc hành vi chấp nhận chào hàng (Điều 1 PL HĐKT).

 

Khác với Công ước La Haye 1964, Công ước Viên 1980 của Liên Hợp Quốc về HĐMBHHQT (United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods) không đưa ra định nghĩa nào về HĐMBHHQT mà chỉ đưa ra một tiêu chuẩn để khẳng định tính quốc tế của HĐMBHHQT. Tương tự, Bộ nguyên tắc của Unidroit (Viện thống nhất về tư pháp quốc tế) về hợp đồng thương mại quốc tế 2004 (Principles of International Commercial Contracts – viết tắt là PICC) không đưa ra quy trình trực tiếp về HĐMBHHQT nhưng phần bình luận về lời mở đầu của PICC (phần bình luận cũng là một phần của Bộ nguyên tắc hoàn chỉnh) đã chỉ rõ rằng tính chất quốc tế (yếu tố nước ngoài) của mọt hợp đồng có thể được xác định bằng nhiều cách.

Theo quan điểm của Việt Nam, Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 không đưa ra tiêu chí để xác định tính chất quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà liệt kê những hoạt động được coi là mua bán hàng hóa quốc tế. Điều 27 nêu rõ mua bán quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm nhập tái nhập và chuyển khẩu.

“Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật” (Điều 28 Khoản 1).

“Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa vào lãnh thổ Việt nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật” (Điều 28  Khoản 2).

“Tạm nhập, tái xuất hàng hoá là việc hàng hoá được đưa từ lãnh thổ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam” (Điều 29 Khoản 1).

“Tạm xuất, tái nhập hàng hoá là việc hàng hoá được đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật, có làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam và làm thủ tục nhập khẩu lại chính hàng hoá đó vào Việt Nam” (Điều 29 Khoản 2).

“Chuyển khẩu hàng hoá là việc mua hàng từ một nước, vùng lãnh thổ để bán sang một nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam” (Điều 30 Khoản 1).

2.1.2.  Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế:

So với hợp đồng mua bán trong nước, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có những đặc điểm sau đây:

2.1.2.1. Về chủ thể:

Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là các bên, người bán và người mua, có trụ sở thương mại đặt ở các nước khác nhau. Luật Thương mại Việt Nam 2005 còn quy định thêm: giữa các bên có trụ sở cùng trên lãnh thổ Việt Nam nhưng một bên trong nội địa còn bên kia ở trong các khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.

2.1.2.2. Về đối tượng của hợp đồng:

Hàng hoá là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là động sản, tức là hàng có thể chuyển qua biên giới của một nước.

2.1.2.3. Về đồng tiền thanh toán:

Tiền tệ dùng để thanh toán thường là nội tệ hoặc có thể là ngoại tệ đối với các bên. Ví dụ: hợp đồng được giao kết giữa người bán Việt Nam và người mua Hà Lan, hai bên thoả thuận sử dụng đồng euro làm đồng tiền thanh toán. Lúc này, đồng euro là ngoại tệ đối với phía người bán Việt Nam nhưng lại là nội tệ đối với người mua Hà Lan. Tuy nhiên, cũng có trường hợp đồng tiền thanh toán đều là nội tệ của cả hai bên, như trường hợp các doanh nghiệp thuộc các nước trong cộng đồng châu Âu sử dụng đồng euro làm đồng tiền chung.

2.1.2.4. Về ngôn ngữ của hợp đồng:

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thường được ký kết bằng tiếng nước ngoài, trong đó phần lớn là được ký bằng tiếng Anh.Điều này đòi hỏi các bên phải giỏi ngoại ngữ.

 

2.1.2.5. Về cơ quan giải quyết tranh chấp:

Tranh chấp phát sinh từ việc giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể là toà án hoặc trọng tài của một trong hai nước hoặc nước thứ ba. Và một lần nữa, vấn đề ngoại ngữ lại được đặt ra nếu muốn chủ động tranh tụng tại tòa án hoặc trọng tài nước ngoài.

2.1.2.6. Về luật điều chỉnh hợp đồng (luật áp dụng cho hợp đồng):

Luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế mang tính chất đa dạng và phức tạp. Điều này có nghĩa là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể phải chịu sự điều chỉnh không phải chỉ của luật pháp nước đó mà cả của luật nước ngoài (luật nước người bán, luật nước người mua hoặc luật của bất kỳ một nước thứ ba nào), thậm chí phải chịu sự điều chỉnh của điều ước quốc tế, tập quán thương mại quốc tế hoặc cả án lệ (tiền lệ pháp) để điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.

Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, dù được giao kết hoàn chỉnh, chi tiết đến đâu, bản thân nó cũng không thể dự kiến, chứa đựng tất cả những vấn đề, những tình huống có thể phát sinh trong thực tế. Do đó, cần phải bổ sung cho hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế một cơ sở pháp lý cụ thể bằng cách lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng đó. Vì hợp đồng mua bán có tính chất quốc tế nên luật điều chỉnh hợp đồng này cũng có thể là luật người người bán, cũng có khi là luật nước người mua… Nếu luật áp dụng là luật nước người mua thì luật này là luật nước ngoài đối với người bán.Người bán phải có sự hiểu biết về nó, trong đó ít ra người bán phải hiểu rõ được luật này có bảo vệ quyền lợi cho người bán hay không.Và ngược lại, đối với người mua cũng vậy. Như vậy, không chỉ người bán và người mua cần có sự hiểu biết để lựa chọn, để tuân thủ luật áp dụng mà ngay cả cơ quan giải quyết tranh chấp (tòa án hoặc trọng tài) cũng phải nghiên cứu vấn đề luật áp dụng cho hợp đồng đó thì mới có thể làm tốt được chức năng, nhiệm vụ của mình.

Theo nguyên tắc chung của tư pháp quốc tế, trong mua bán hàng hóa quốc tế, các bên có quyền tự do thoả thuận chọn nguồn luật áp dụng cho quan hệ hợp đồng của mình. Nguồn luật đó có thể là luật quốc gia, điều ước quốc tế về thương mại hoặc tập quán thương mại quốc tế và thậm chí cả các án lệ (tiền lệ xét xử). Cấu trúc của hợp đồng mua bán hàng hóa

 

2.1.3. Cấu trúc bản hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Về nguyên tắc, các bên tự do thể hiện các nội dung thỏa thuận, tùy theo từng loại hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận về những nội dung sau đây:

 Đối tượng của hợp đồng là tài sản phải giao, công việc phải làm hoặc không được làm;

 Số lượng, chất lượng;

 Giá cả, phương thức thanh toán;

 Thời gian, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;

 Quyền, nghĩa vụ giữa các bên;

 Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;

 Phạt vi phạm hợp đồng;

 Các nội dung khác.

Một số hợp đồng có thể kèm các nội dung khác như:

 Luật áp dụng;

 Định nghĩa;

 Hợp đồng và các tài liệu thuộc hợp đồng;

 Kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng;

 Giao hàng sớm, giào hàng từng phần và giao hàng trễ;

 Trách nhiệm đối với các khiếm khuyết;

 Trách nhiệm đối với bên thứ 3;

 Thuế;

 Quyền sở hữu trí tuệ;

 Hiệu lực của hợp đồng;

 Chấm dứt hợp đồng;

 Vô hiệu từng phần;

 

 Bổ sung sửa đổi hợp đồng;

 Thông báo;

 Ngôn ngữ của hợp đồng.

Nhìn chung một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thường bao gồm ba phần: Phần giới thiệu, các điều kiện và điều khoản của hợp đồng và phần kết thúc hợp đồng.

 

Phần giới thiệu

Phần giới thiệu thông thường bao gồm những thông tin sau:

 Tiêu đề: Hợp đồng, Bản thỏa thuận.

 Số hợp đồng: để quản lý, lưu trữ hợp đồng, để tham chiếu trong các chứng từ giao dịch sau này, nên số hợp đồng phải được thể hiện sao cho có thể nhận biết được hợp đồng một cách nhanh chóng, chính xác.

 Địa điểm và địa điểm ký kết hợp đồng: có thể được ghi ở đầu hoặc cuối hợp đồng. Địa điểm ký kết hợp đồng có ý nghĩa góp phần xác định nguồn luật điều chỉnh hợp đồng nếu các bên không thỏa thuận nguồn luật điều chỉnh trong hợp đồng, đó là luật nơi ký kết hợp đồng. Thông thường nếu các bên không thỏa thuận gì khác về thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng thì thời điểm này được tính toán từ thời điểm các bên ký kết hợp đồng.

 Tên và địa chỉ các bên: tên các bên ký kết hợp đồng, địa chỉ, số điện thoại, số fax, email, người đại diện có đủ thẩm quyền giao kết hợp đồng. Nếu ngươi ký kết không phải là người đại diện cho thương nhân đó theo luật fhì họ phải là người đại diện theo ủy quyền.

 Định nghĩa: định nghĩa về các hàng hóa, dịch vụ phức tạp hoặc các thuật ngữ khác được gắn một ý nghĩa riêng cho hợp đồng đang đề cập, không theo các cách hiểu thông thường.

 Cơ sở ký kết hợp đồng: Hiệp định, Nghị định, sự tự nguyện và nhu cầu của các bên.

 

 Thỏa thuận tự nguyện giữa các bên: các bên cùng nhau thỏa thuận rằng bên bán cam kết bán và bên mua cam kết mua hàng hóa theo các điều khoản và điều kiện của hợp đồng.

Các điều khoản, điều kiện:

 Hàng hóa, tên hàng, chất lượng, số lượng, bao bì – đóng gói.

 Điều kiện tài chính: Giá cả, thanh toán, chứng từ thanh toán.

 Điều kiện về vận tải: thời gian, địa điểm giao hàng, số lần giao hàng, vấn đề chuyển tải.

 Điều khoản pháp lý: luật áp dụng, khiếu nại, trường hợp bất khả kháng, trọng tài.

Phần kết:

Thông thường có các thông tin sau:

 Số bản hợp đồng và số lượng hợp đồng giữ lại của mỗi bên,

 Ngôn ngữ của hợp đồng: Nếu hợp đồng được thể hiện bằng nhiều ngôn ngữ thì phải quy định rõ những ngôn ngữ đó có giá trị pháp lý ngang nhau không, nếu không thì phải quy định bản có ngôn ngữ nào là bản chủ yếu sẽ được xem xét nếu có tranh chấp xảy ra.

 Thời gian hiệu lực của hợp đồng.

 Quy định liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng.

 Chữ ký của người đại diện có thẩm quyền giữa các bên.

2.2. Phân tích hợp đồng số FX 01547

Đây là hợp đồng nhập khẩu ngô vàng Argentine và ngô vàng Brazil từ Công ty TNHH Toyotatại Singapore (bên bán) về Việt Nam (bên mua). Nội dung hợp đồng bao gồm 17 điều khoản đầy đủ và chi tiết quy định rõ ràng về thông tin hàng hóa, giá cả, phương thức đóng gói, vận chuyển; phương thức thanh toán; các chứng từ bắt buộc đi kèm cùng một số điều khoản quy định rõ vấn đề bảo hiểm rủi ro; hệ quy chiếu trọng tài khi xảy ra tranh chấp; quy định liên quan đến các

loại thuế; điều kiện về tàu chở hàng và cảng dỡ hàng. Như vậy có thể đánh giá bản hợp đồng rất chặt chẽ về các điều khoản pháp lý, giảm thiểu rủi ro cho cả bên mua và bên bán.

2.2.1. Tiêu đề hợp đồng

TOYOTA TSUSHO ASIA PACIFIC PTE. LTD.

600 NORTH BRIDGE PEAD #109-01 PARKVIEW SQUARE SINGAPORE 188778

TELEPHONE: (65) 62223711 FACSIMILE: (65) 6293 3680

COMPANY REGISTRATION NUMBER 197501152G

 Nhận xét:

Phần tiêu đề hợp đồng trình bày chi tiết các thông tin của bên người bán là Công ty TNHH Toyotatại Singapore bao gồm: địa chỉ (600 North Bridge Pead #109-01 Parkview Square Singapore 188778), số điện thoại (Telephone: (65) 62223711), số fax (Facsimile: (65) 6293 3680), mã số đăng ký kinh doanh của công ty (Company Registration Number 197501152G). Ta có thể nhận xét hai ý chính từ phần tiêu đề hợp đồng như sau:

– Bản hợp đồng này được bên người bán (Công ty TNHH Tư nhân Toyota Tsusho Asia Pacific) soạn thảo các điều khoản dưới sự thỏa thuận và thống nhất của cả hai bên người bán và người mua. – Việc cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết (địa chỉ, số điện thoại, số fax, mã số đăng ký kinh doanh của công ty) giúp cho người đọc bản hợp đồng hiểu rõ về một trong hai chủ thể thực hiện hợp đồng, ở đây là người bán.

2.2.2. Tên hợp đồng

“SALES CONTRACT”

Ngày ký kết hợp đồng: 30/01/2015

Hợp đồng mã FX 01547

 Phần mở đầu

 

Chủ thể Vai trò Địa chỉ

Công ty TNHH Tư nhân TOYOTA SINGAPORE COMPANY

Người bán (Seller) Số 2, phố Phạm Sư Mạnh, đường Phan Chu Trinh,  Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

Công ty TNHH Việt Nam

Người mua (The buyer)

600 North Bridge Road #19-01 Parkview Square, Singapore

 

 Cơ sở ký kết hợp đồng:

Hợp đồng trên được tạo ra và ký kết giữa hai bên người mua và người bán. Trong đó, người mua chấp nhận mua và người bán chấp nhận bán loại hàng hóa được nhắc tới trong điều khoản được cụ thể hóa dưới đây.

 Nhận xét

Ở phần nội dung đầu, ta thấy hợp đồng đã nói sơ qua về điều kiện ký kết hợp đồng và thông tin của bên mua, bên bán. Tuy nhiên, cả hai bên đều không có thông tin về người đại diện ký kết hợp đồng. Phần thông tin của người mua còn sơ sài, chỉ có duy nhất địa chỉ của công ty; phần thông tin của người bán đã được nhắc đến ở phần tiêu đề đã có địa chỉ, số điện thoại, số fax và mã số đăng ký kinh doanh của công ty.

2.2.3. Điều khoản hợp đồng:

Hợp đồng này có 17 điều khoản

2.2.3.1. Commodity (Tên hàng hóa)

 Tên hàng hóa: Ngô vàng (Yellow Corn)

Ngô là cây lương thực quan trọng trên toàn thế giới bên cạnh lúa mỳ và lúa gạo. Ở các nước thuộc Trung Mỹ, Nam Á và Châu Phi, người ta sử dụng ngô làm lương thực chính cho với phương thức đa dạng theo vùng địa lý và tập quán từng nơi. Bên cạnh đó, ngô cũng là cây thức ăn chăn nuôi quan trọng nhất hiện nay với 70% chất tinh trong thức ăn tổng hợp của gia súc là từ ngô. Ngô còn là thức ăn xanh và ủ chua lý tưởng cho đại gia súc, đặc biệt là bò sữa. Ngoài ra ngô cũng là một trong số những

 

nguyên liệu chủ đạo của ngành công nghiệp lương thực – thực phẩm và công nghiệp nhẹ để sản xuất rượu, cồn, tinh bột, dầu, glucozo, bánh kẹo,….

 Cách nêu tên hàng hóa:

COMMODITY: ARGENTINA OR BRAZILYELLOW CORN AT SELLER’S OPTION

 Nhận xét:

Tên hàng hóa được nêu gồm hai phần “tên hàng đi kèm xuất xứ” + “điều kiện lựa chọn hàng hóa”. Ở đây việc lựa chọn hàng xuất khẩu: ngô vàng Argentina hay ngô vàng Bazil phụ thuộc vào lựa chọn của người bán (AT SELLER‟S OPTION). Tên của hàng hóa thiếu mã HS đi kèm, điều này có thể gây ra khó khăn và mất thời gian khi làm thủ tục nhập khẩu hạt ngô vào Việt Nam. Theo thông tin nhóm tác giả tra cứu trên website của Hải quan Việt Nam , mã HS của các loại ngô nói chung là 1005. Ở đây chỉ có thể tra được mã HS nói chung của ngô mà không tra được cụ thể mã HS của các lại ngô do thiếu thông tin mục đích sử dụng của ngô từ bên mua. Ví dụ: mã HS của ngô hạt giống là 10051000, mã HS của ngô loại khác dùng để rang nổ (popcorn) là 10059010, mã HS của ngô loại khác là 10059090,…

 Khuyến nghị: Bên soạn thảo hợp đồng nên bổ sung thêm mã HS bên cạnh tên của hàng hóa để làm rõ danh mục hàng hóa, tạo điều kiện thông quan hàng hóa dễ dàng hơn.  Mã HS là gì? Mã HS (HS Code) là mã số dùng để phâm loại hàng hóa xuất nhập khẩu trên toàn thế giới theo Hệ thống phân loại hàng hóa do Tổ chức Hải quan thế giới WCO phát hành có tên là “Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa” (HS – Harmonized Commodity Description and Coding System). Dựa vào số này, cơ quan hải quan sẽ áp thuế xuất nhập khẩu tương ứng cho doanh nghiệp, đồng thời có thể thống kê được thương mại trong nước và xuất nhập khẩu.

Mục tiêu của doanh mục HS là đảm bảo phân loại hàng hóa có hệ thống; thống nhất mã số áp dụng cho các lại hàng hóa ở tất cả các quốc gia, thống nhất hệ thống thuật ngữ và ngôn ngữ hải quan nhằm giúp mọi người dễ hiểu và đơn giản hóa công việc của các tổ chức, cá nhân có liên quan; tạo điều kiện thuận lợi cho đàm phán các

 

hiệp ước thương mại cũng như áp dụng các hiệp ướcL hiệp định này giữa cơ quan hải quan các nước.

Hệ thống mô tả và mã hóa hàng hóa HS hiện đang phân loại trên 98% hàng hóa trong thương mại quốc tế và phiên bản mới nhất của hiệu lực kể từ ngày 01/01/2012. Trước đó, hệ thống này đã trải qua 4 lần sửa đổi vào các năm 1992, 1996, 2002, 20006. Hiện tại có hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ cũng như các tổ chức quốc tế như Phòng Thống kê Liên hợp quốc và Tổ chức thương mại thế giới sử dụng Danh mục HS.

 

2.2.3.2. Specifications (Điều khoản về chất lượng hàng hóa)

 

SPECIFICATIONS: IN CASE OF ARGENTINE ORIGIN

GRADE ARGENTINE NO.2 OR BETTER

MOISTURE MAX 14.5%

DAMAGE KERNELS MAX 5.0%

BROKEN KERNELS MAX 3.0%

FOREIGN MATTERS MAX 1.5%

AFLATOXIN MAX 20PPB

IN CASE OF BRAZIL ORIGIN

MOISTURE MAX 14.5%

BROKEN KERNELS MAX 3.0%

FOREIGN MATTERS MAX 1.5%

DAMAGE KERNELS MAX 5.0% OF WHICH MAXIMUN 1% HEAT DAMAGED AND / OR GERMINATING

AFLATOXIN MAX 20PPB

Nội dung điều khoản về chất lượng ở đây được xác định theo hàm lượng chất chủ yếu trong hàng hóa, đối với trường hợp này, các bên đưa ra 5 tiêu chuẩn chất lượng chung với cả hai loại ngô: ngô vàng Argentina và ngô vàng Braxin được quy định theo hàm lượng: moisture (độ ẩm), damage kernels (hạt hỏng), broken kernels (hạt vỡ), foreign matters (tạp chất), aflatoxin (độc tố vi nấm trong hạt ngô).

Riêng với ngô vàng Argentina có chỉ ra loại hạt đi kèm chất lượng (Argentine No.2 or better) giúp cho người mua biết được loại hạt. Đối với ngô vàng xuất xứ từ Braxin, trong điều kiện về hàm lượng hạt hỏng (damage kernels) trình bày rõ hơn về nguyên nhân gây ra việc hạt ngô bị hỏng: do hơi nóng hoặc hạt bị nảy mầm. Cụ thể:

– Độ ẩm (Moisture): Lượng nước tự do của hạt, được xác định bằng phần trăm khối lượng bị mất đi trong quá trình sấy mẫu ở nhiệt độ 105oC đến khối lượng không đổi. Độ ẩm càng lớn thì gạo càng khó bảo quản vì dễ bị ẩm mốc hơn. Theo quy định của hợp đồng thì độ ẩm tối đa của cả hai loại ngô nguồn gốc từ Argentina và Braxin là 14,5%. – Hạt bị hư hỏng (Damage Kernels): Hạt ngô bị giảm chất lượng rõ rệt do ẩm, sâu bệnh, nấm mốc, côn trùng phá hoại và/hoặc do nguyên nhân khác. Và trong hợp đồng này qui định % hạt hỏng tối đa là 5,0% với cả hai loại ngô. – Tạp chất (Foreign Matters): Những vật không phải là ngô gồm: + Tạp chất vô cơ: mảnh đá, kim loại, đất, gạch và tro bụi,… lẫn trong ngô. + Tạp chất hữu cơ: hạt cỏ dại, râu ngô, rác, xác sâu, mọt,… lẫn trong ngô. Cụ thể ở hợp đồng này quy định phải nằm dưới mức 1,5% với cả hai loại ngô. – Hạt vỡ (Broken kernels): Hạt ngô bị vỡ có kích thước bằng khoảng 2/10 đến 8/10 kích thước của một hạt ngô trung bình, không đơược lọt qua sàng Þ 1,4mm. Hàm lượng hạt vỡ quy định cho cả hai loại ngô ở hợp đồng này là tối đa 3,0%. – Độc tố vi nấm trong ngô (Aflatoxin): Aflatoxin là một loại độc tố vi nấm sản sinh tự nhiên bởi một loại nấm mốc có tên là Aspergillus. Độc tố này rất nguy hiểm đối với cả động vật và con người, có thể gây ra các loại bệnh ung thư, gây quái thai và đột biến. Chính vì lý do nguy hiểm đến sức khỏe của cả động vật và con người, hợp đồng này chỉ ra hàm lượng aflatoxin trong lô hàng không được vượt quá 20ppb với cả hai loại hạt, tương đương với 2×10-6 khối lượng hạt.  Nhận xét:

Điều khoản quy định về chất lượng được chỉ ra và quy định rõ ràng, giúp cho bên mua hiểu rõ về mặt hàng mình tiến hành đặt mua và có thể sử dụng điều khoản này làm lợi thế trong trường hợp có tranh chấp phát sinh do hàng người bán giao không đúng phẩm chất như đã quy định trong hợp đồng.

Tuy nhiên, cả hai loại hạt này đều thiếu thời gian sản xuất, điều này có thể khiến cho việc bảo quản và xác định thời gian tiêu thụ, chế biến sản phẩm của bên mua gặp khó khăn. Đối với các mặt hàng nông sản, việc quy định tên hàng kèm theo các hàm lượng chất chủ yếu và xuất xứ là quan trọng bởi đây là loại mặt hàng đa dạng, khó bảo quản và dễ hư hỏng.

2.2.3.3. Price (Điều khoản về giá)

PRICE

US$ 203,48 PER METRIC TON

Giá của 1 MT ngô vàng là 203,48 US$

 Nhận xét:

Có thể thấy cả hai bên người mua và người bán không sử dụng đồng thanh toán là đồng nội tệ của nước mình mà là nội tệ của 1 nước thứ 3 có giá trị thanh khoản lớn là đồng USD. Điều này rất thuận tiện cho việc thanh toán giữa các ngân hàng. Ở đây chỉ có một loại giá có thể hiểu là giá cố định được xác định tại thời điểm ký hợp đồng, không thay đổi cho tới khi giao hàng. Tuy nhiên, hợp đồng này nên bổ sung thêm tổng giá bằng số và bằng chữ của tổng đơn hàng để tránh sai sót nhầm lẫn. Bên cạnh đó, điều khoản về vgias nên quy định cụ thể giá đã bao gồm chi phí bốc hàng hay chưa.

2.2.3.4. Weight & Quality (Khối lượng và chất lượng)

WEIGHT & QUALITY

TO BE FINAL AT CERTIFICATE ISSUED BY AN INTERNATIONALLY REPUTABLE INDEPENDENT SURVEYOR AT LOADING PORT(S). THE INSPECTION CHARGES AT THE SELLER’S ACCOUNT. THE BUYER HAS AN OPTION TO APPOINT ANOTHER INSPECTION COMPANY AT THE BUYER’S OWN ACCOUNT.

Điều khoản về trọng lượng và chất lượng của đơn hàng quy định: nội dung về khối lượng và chất lượng của hàng hóa sẽ được công nhận theo chứng nhận được phát hành bởi tổ chức kiểm định quốc tế độc lập có danh tiếng tại các cảng bốc hàng, ở đây là cảng San Lorenzo, Argentina.Trong đó chi phí kiểm định do người bán chi trả. Người mua có quyền được chỉ định công ty kiểm định với điều kiện chi phí kiểm định do người mua chịu. Chi tiết về giấy kiểm định chất lượng và trọng lượng sẽ được phân tích kỹ hơn ở phần chứng từ liên quan đến hàng hóa.

 Nhận xét:

Việc thuê một bên thứ 3 kiểm định trọng lượng và chất lượng của hàng hóa giúp cho kết quả kiểm định công tâm và không mang tính chất chủ quan của cả hai bên mua và bán; hơn nữa điều khoản cũng quy định rõ tổ chức kiểm định phải là tổ chức kiểm định quốc tế độc lập và có danh tiếng. Bên cạnh đó, điều khoản vẫn có điểm linh hoạt khi cho phép người mua hoặc người bán có quyền chọn tổ chức kiểm định trọng lượng và chất lượng của hàng hóa với điều kiện bên nào thuê tổ chức kiểm định thì chi phí sẽ do bên đó chịu.

2.2.3.5. Packing (Điều khoản về đóng gói)

PACKING: IN BULK

Điều khoản về đóng gói là đóng hàng rời.

 Nhận xét:

Nội dung về điều khoản đóng gói rất sơ sài, thiếu nhiều thông tin cần thiết như không có dung sai quy định khi vận chuyển cũng như không có quy định cụ thể về chất lượng của thùng carton, trọng lượng trước và sau khi đóng gói; điều khoản bao bì gói hàng, quy định về đóng hàng, mã hiệu ghi trên bao bì sản phẩm, kích thước của container. Điều này sẽ dễ gây ra tranh chấp trong quá trình giao nhận hàng.

Ở đây đối với mặt hàng nông sản, nhóm phân tích khuyến nghị thêm các nội dung như sau:

– Packing: in export customary packing, in seaworthy cartons marked 1 – 6, bulked in 20‟ FCL/10 x 20‟ FCL – Marking: upon the buyer‟s instructions Tạm dịch là: – Đóng gói: theo tập quán đóng gói tại nước xuất khẩu, trong thùng carton được đánh dấu từ 1 đến 6, hàng nguyên contanier kích thước 10 x 20‟ – Đánh dấu: dưới sự hướng dẫn của người mua

2.2.3.6. Shipment Period (Điều khoản về thời gian vận chuyển hàng)

SHIPMENT PERIOD:

FROM 11TH APRIL TO 11TH MAY 2015

SHIPMENT EXTENSION AS PER GAFTA 100 ALLOWED

– Thời gian giao hàng từ 11/04/2015 đến 11/05/2015 – Phần mở rộng của lô hàng được quy định theo như hợp đồng mẫu GAFTA số 100 cho phép.  Nhận xét:

Thời gian giao hàng được chỉ ra rõ ràng và đầy đủ theo hình thức quy định khoảng thời gian, song chưa quy định rõ tên cảng bốc hàng, cảng dỡ hàng. Trong quá trình đàm phán điều khoản về thời gian vận chuyển hàng, các bên đã sử dụng điều khoản Shipment Extension trong mẫu hợp đồng GAFTA số 100. Việc sử dụng điều khoản này trong hợp đồng mẫu sẽ giúp hợp đồng đỡ cồng kềnh, các bên có thể dẫn chiếu các mục có sẵn trong hợp đồng về gia hạn thời gian giao hàng và quy định khoản tiền phạt khi có vi phạm giao hàng muộn, không giao hàng xảy ra.

2.2.3.7. Quantity (Điều khoản về số lượng)

QUANTITY

40,000 METRIC TONS, 10% MORE OR 10% LESS AT SELLER’S OPTION

QUANTITY TOLERANCE TO BE PRICE AT CONTRACT PRICE

 Nhận xét:

Điều khoản khối lượng này đưa ra được rõ ràng khối lượng, đơn vị theo hệ đo lường, dung sai và người lựa chọn dung sai với giá dung sai phù hợp với giá trị bản hợp đồng. Như vậy, điều khoản về số lượng của hợp đồng tương đối đầy đủ và chặt chẽ, không cần sửa đổi.

2.2.3.8. Delivery basis and port of discharge (Điều khoản về cơ sở giao hàng và cảng dỡ hàng)

DELIVERY BASIS AND PORT OF DISCHARGE

COST & FREIGHT FREE OUT 1 SAFE ANCHORAGE AND/OR 1 SAFE PORT, 1 SAFE BERTH AT CAI LAN PORT AND/OR HON GAI PORT, VIET NAM

 Nhận xét:

Điều khoản này chỉ đưa ra thông tin về cảng dỡ hàng là cảng Cái Lân và/ hoặc cảng Hòn Gai, Việt Nam mà không chỉ ra cảng bốc hàng. Các bên nên quy định càng chính xác càng tốt cảng bốc hàng trong hợp đồng. Bên cạnh đó nên gộp điều khoản này vào chung với điều khoản về thời gian giao hàng để người đọc bản hợp đồng dễ theo dõi hơn, góp phần khiến các thủ tục pháp lý có liên quan mạch lạc dễ hiểu hơn.

Điều khoản cũng chỉ ra cơ sở giao hàng là chi phí và cước phí dỡ hàng theo điều kiện miễn dỡ hàng FO (Free out). Theo quy định này người vận chuyển phải chịu trách nhiệm và chi phí xếp hàng lên tàu ở cảng xếp hàng nhưng họ được miễn trách nhiệm và chi phí dỡ hàng khỏi tàu ở cảng dỡ hàng. Ở điều khoản này của bản hợp đồng có thể hiểu chi phí thả neo và vị trí thả neo tại cảng Cái Lân và/ hoặc cảng Hòn Gai, Việt Nam sẽ do bên mua chịu, đây là các chi phí nằm trong khoản chi phí dỡ hàng khỏi tàu ở cảng dỡ hàng.

Hợp đồng không nêu rõ điều kiện cơ sở giao hàng được sử dụng (Incoterms). FO chỉ là thuật ngữ hàng hải về thuê tài, quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển trong việc xếp dỡ hàng hóa chứ không phải giữa người bán và người mua, tránh hiểu lầm đây là điều kiện thương mại trong Incoterms.

Bản hợp đồng nên được bổ sung thêm điều kiện cơ sở giao hàng được sử dụng theo Incoterms.

2.2.3.9. Payment (Điều khoản về thanh toán)

“Thanh toán bằng đồng USD bằng L/C không hủy ngang được chiết khấu 2,2% PA 120 ngày kể từ ngày ký. Thư tín dụng không thể hủy ngang được phát hành bởi một trong những ngân hàng hàng đầu của Việt Nam, được người bán chấp nhận.

Nếu người mua không đáp ứng được điều kiện trên, người bán có quyền được đơn phương chấm dứt hợp đồng.

Thư tín dụng (L/C) cho phép:

  1. A) Giá trị pháp lý của L/C được tính bởi Ngân hàng chiết khấu theo lựa chọn của người bán ít nhất 30 ngày kể từ ngày cuối cùng của thời gian giao hàng. B) L/C luôn có sẵn với bất kỳ ngân hàng nào để đàm phán. C) Chứng từ vận chuyển hàng từ bên thứ 3 (không bao gồm hóa đơn) được chấp nhận. D) Chứng từ được xuất trình không được muộn hơn 30 ngày so với ngày được chỉ định trên vận đơn đường biển nhưng phải trong khoảng thời gian giá trị pháp lý của L/C cho phép. E) Tất cả chứng từ được ghi ngày muộn hơn hoặc sớm hơn ngày vận đơn cho phép. F) Tất cả chứng từ trừ hóa đơn không cần mô tả đầy đủ lô hàng. G) Tổng lượng hàng và tổng tiền thanh toán có thể dao động +/- 10%. H) Lỗi đánh máy và lỗi chính tả có thể chấp nhận được trừ tên hàng hóa, phẩm chất hàng hóa, số lượng, đơn vị tính giá và tổng giá.
  2. I) Hóa đơn phải thể hiện mức trợ cấp chất nhận được cho chất lượng hàng giảm và/ hoặc hàng giao chậm. J) Được phép giao hàng từng phần. K) Chứng từ được phép sử dụng đơn vị đo lường là MT và/ hoặc pounds.
  3. L) Bất cứ giấy chứng nhận nào được phát hành bởi người bán hoặc bên thứ ba theo ngôn ngữ địa phương mà không được dịch sang tiếng Anh cũng được chấp nhận.
  4. M) Việc không cố định tên người vận chuyển, người xuất khẩu hoặc người ký gửi hàng hóa trên chứng từ có thể được chấp nhận.
  5. N) Vận đơn hợp đồng thuê tàu được chấp nhận.
  6. O) Kết quả hàm lượng độc tố Aflatoxin chỉ ra trong Giấy chứng nhận phẩm chất là: “Âm tính” hoặc “Dưới mức giới hạn có thể bị phát hiện” được chấp nhận.
  7. P) Kết quả các số liệu về quy cách hàng hóa trong Giấy chứng nhận phẩm chất được làm tròn đến chữ số thập phân.
  8. Q) Việc ghi “Tàu” hoặc “Tên tàu” trong các chứng từ vận tải theo yêu cầu đều được chấp nhận.
  9. R) Có thể vận chuyển hàng trước ngày LC được phát hành. S) Việc gia hạn thời gian vận chuyển hàng và tự động gia hạn giá trị pháp lý của L/C cũng như thời gian phải xuất trình bộ chứng từ được hiểu là số ngày trì hoãn có thể được cho phép tối đa 30 ngày nếu đáp ứng những điều kiện sau: (I) Nếu trì hoãn việc giao hàng vì sự cố bất khả kháng như được mô tả ở điều 19 GAFTA số 100 và sự cố phải được thông báo bởi người thụ hưởng qua thư.

(II) Nếu trì hoãn việc giao hàng vì bất cứ lý do nào khác, người thụ hưởng phải chấp nhận khấu trừ trong hợp đồng dựa vào số ngày giao hàng chậm bị vượt quá so với số ngày đã được định trước, dựa vào thang đo như sau:  – Trễ từ 1 – 4 ngày: Khấu trừ 0,5% trên tổng trị giá hóa đơn  – Trễ 5 hoặc 6 ngày: Khấu trừ 1% trên tổng trị giá hóa đơn  – Trễ 7 hoặc 8 ngày: Khấu trừ 1,5% trên tổng trị giá hóa đơn”  Nhận xét:  Tín dụng chứng từ là phương thức trong đó ngân hàng cam kết, theo yêu cầu của bên mua, sẽ trả tiền cho bên bán hay bất cứ người nào theo lệnh của người bán, khi xuất trình đầy đủ các chứng từ và thực hiện đầy đủ các yêu cầu của thư tín dụng. Người mua chỉ nhận được chứng từ để đi nhận hàng khi họ trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu, vì vậy ngân hàng sẽ yêu cầu người mua phải ký quỹ mở L/C thường bằng 100% giá trị lô hàng. Người bán cũng chủ nhận được tiền hàng khi và chỉ khi giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa và làm đúng yêu cầu của L/C. Vì vậy phương háp này áp dụng khi các bên không tin tưởng lần nhau.

2.2.3.10. Required shipping documents (Điều khoản về các chứng từ giao hàng yêu cầu)

***DOCUMENTS REQUIRED FOR PAYMENT***

(Chứng từ thanh toán bắt buộc)

1) Một bộ (3/3) vận đơn gốc, sạch và được ký hiệu “Shipped on board” (Đã bốc hàng lên tàu) phát hành theo lệnh của ngân hàng phát hành, được ký hiệu “Freight Prepaid” (Đã thu cước phí) hoặc “Freight payable as per chapter party” (Trả cước theo hợp đồng thuê tàu) và thông báo với người mua. 2) 4 bản gốc danh sách đóng gói được phát hành bởi người giám định độc lập hoặc người bán. 3) 4 bản hóa đơn thương mại đã ký được phát hành bởi người bán. 4) 1 bản gốc và 3 bản copy giấy chứng nhận kiểm định trọng lượng được phát hành bởi tổ chức giám định độc lập tại cảng bốc hàng.

***OTHER CONTRACTUAL DOCUMENTS (NOT REQUIRED FOR PAYMENT)***

1) 1 bản gốc và 2 bản copy giấy Chứng nhận xuất xứ được phát hành bởi phòng thương mại và/ hoặc tổ chức giám định độc lập. 2) 1 bản gốc và 3 bản copy giấy Chứng nhận kiểm dịch thực vật được phát hành bởi một cơ quan Nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền. 3) 1 bản gốc và 3 bản copy giấy chứng nhận lô hàng đã được hun trùng được phát  hành bởi công ty hun trùng.  Nhận xét:

Điều khoản này quy định rõ ràng và chi tiết về các loại chứng từ bắt buộc và không bắt buộc đi kèm với số lượng các bản giấy tờ (bao nhiêu chứng từ gốc, bao nhiêu bản copy) khi thanh toán và nhận hàng. Điều này giúp cho giao dịch thanh toán trơn tru hơn do hạn chế khả năng gặp khó khăn khi thanh toán cũng như giao nhận hàng do thiếu các giấy tờ cần thiết. Chi tiết hơn về quy định lựa chọn cơ quan giám định, kiểm dịch đã được chỉ ra ở điều khoản về trọng lượng và chất lượng của hợp đồng này.

Mặt hàng nhập khẩu là nông sản nên trong quá trình dự trữ và vận chuyển gặp các điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm,… dễ bị ẩm, mốc, côn trùng sinh sôi làm ảnh hưởng tới chất lượng hàng. Vì vậy cần đảm bảo rằng hàng hóa không có vi khuẩn gây bệnh và nấm mốc bằng cách hun trùng trước khi vận chuyển bằng đường biển.

2.2.3.11. Termination (Điều khoản về chấm dứt hợp đồng)

Điều khoản nêu rõ: Trong trường hợp người mua không mở tài khoản L/C vào ngày đã được thỏa thuận và chỉ ra ở bản hợp đồng này, người bán có quyền được đơn phương hủy bỏ hợp đồng này. Mọi chi phí gây ra bởi việc chấm dứt hợp đồng sẽ do bên mua chịu.

 Nhận xét:

Điều khoản trên chỉ quy định về trường hợp sai lệch trong thời gian hoàn thành nghĩa vụ thanh toán của bên mua mà không đề cập đến trường hợp sai lệch trong thời gian hoàn thành nghĩa vụ của bên bán. Điều này gây ra khó khăn khi xử lý vi phạm từ phía người bán. Hai bên cần thỏa thuận và đưa thêm các trường hợp được chấm dứt hợp đồng của người mua nếu hàng của người bán bị vận chuyển muộn, gây thiệt hại về mặt kinh tế có thể đo lường được cho bên mua. Vì vâyh, ở điều khoản này nên mở rộng ra với các nội dung bao gồm vận chuyển muộn, thanh toán muộn và hủy hợp đồng (late delivery, late payment and termination), như thế sẽ dễ theo dõi và áp dụng điều khoản hơn.

2.2.3.12.  Insurance (Điều khoản về bảo hiểm)

INSURANCE:

AT BUYER’S ACCOUNT

Điều khoản về bảo hiểm chỉ ra chi phí sẽ do người mua chịu.

 Nhận xét:

Điều khoản về bảo hiểm được nêu ra quá sơ sài, chỉ chỉ ra chủ thể thanh toán giá trị của bản hợp đồng. Như đã phân tích ở trên, không có điều khoản chỉ ra bản hợp đồng sẽ áp dụng điều kiện giao hàng nào trong Incoterms nhưng với điều khoản này, người mua là người trả cho chi phí bảo hiểm, theo Incoterms 2010 có thể hợp đồng này áp dụng theo hình thức giao hàng tại xưởng (EXW).

2.2.3.13. Arbitration (Điều khoản trọng tài)

Tất cả các điều khoản phải tuân theo quy định trong hợp đồng mẫu GAFTA số 125. Điều khoản có hiệu lực vào ngày các bên thông báo đã có hiểu biết về các điều khoản và tuyên bố áp dụng với hợp đồng này. Điều khoản chi tiết được chỉ ra tương ứng trong hợp đồng mẫu.

 

 Nhận xét:

Khi có tranh chấp xảy ra việc giải quyết tranh chấp được xử theo hình thức trọng tài viên, căn cứ dựa theo điều luật GAFTA 125. Vì mặt hàng mặt hàng giao dịch ở đây là ngô nên khi có tranh chấp xảy ra, mọi kiến nghị và giải quyết tranh chấp sẽ được căn cứ vào luật GAFTA 125.

GAFTA là viết tắt của Hiệp hội Mua bán gạo và lúa mạch ở London (the Londonbased Grain and Feed Trade Association).GAFTA là hiệp hội thương mại quốc tế với 1400 thành viên tại 86 quốc gia.

– Mục đích của GAFTA: là thúc đẩy thương mại quốc tế cho các loại hàng hóa nông sản và bảo vệ lợi ích của các thành viên trên toàn thế giới cũng như hỗ trợ các mối quan hệ giao thương quốc tế cho các thành viên.GAFTA bảo vệ quyền lợi các thành viên thông qua các hình thức hợp đồng tiêu chuẩn và cung cấp dịch vụ giải quyết tranh chấp quốc tế thông qua hình thức trọng tài chứ không phải hình thức tòa án.Với hình thức giải quyết tranh chấp trọng tài các doanh nghiệp có được nhiều ưu thế hơn so với tòa án. – Trọng tài: là một phương thức giải quyết tranh chấp thương mại mang tính tài phán.

Khác với Toà án quốc gia, không có hội đồng trọng tài cố định để giải quyết tranh chấp thương mại, mà ở đó cùng một số trọng tài viên nhất định giải quyết nhiều vụ việc. Trọng tài là một phương thức giải quyết tranh chấp tư, dựa trên thỏa thuận giữa các bên.

GAFTA 125 có hiệu lực với những hợp đồng được kí kết kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2006. Bất kì tranh chấp nào ngoài hợp đồng hoặc ngoài thỏa thuận sẽ dựa theo sự phân xử của các trọng tài viên.

Cũng giống như điều khoản về khoảng thời gian vận chuyển hàng, việc áp dụng các điều khoản có sẵn trong hợp đồng mẫu với điều khoản trọng tài mà ở đây là hợp đồng GAFTA 125 giúp cho điều khoản trọng tài của bản hợp đồng bớt cồng kềnh, dài dòng. Bản hợp đồng mẫu GAFTA 125 rất đầy đủ và rõ ràng về các điều khoản nên các bên cũng dễ dàng áp dụng quy tắc trọng tài khi có tranh chấp xảy ra giữa hai bên. Tuy nhiên nên chỉ rõ cơ quan trọng tài sẽ giải quyết khi có tranh chấp thay vì chỉ quy định

quy chế trọng tài. Ngoài ra vẫn cần quy định thêm về thương lượng, hòa giải và giá trị pháp lý phán quyết của trọng tài.

2.2.3.14.  Import license/ quota/ texes (Giấy phép nhập khẩu/ Hạn ngạch nhập khẩu/ Thuế nhập khẩu)

“Mọi chi phí nhập cảng, phí neo đậu, chi phí thông quan hoặc bất cứ chi phí tự nhiên nào trong hiện tại và tương lai được đánh vào hàng hóa nhập khẩu khi vào Việt Nam sẽ do người mua chịu trách nhiệm thanh toán. Trong trường hợp người mua không được cấp giấy phép nhập khẩu hoặc hạn ngạch nhập khẩu từ các cơ quan có liên quan, người mua không được tuyên bố đây là sự cố bất khả kháng”.

 Nhận xét:

Điều khoản này quy định về trách nhiệm của người mua trong việc làm thủ tục cũng như thanh toán các chi phí khi hàng hóa được đưa vào nước của người mua. Điều khoản này cũng nêu rõ, việc người mua không được cấp giấy phép nhập khẩu hàng hóa hoặc hạn ngạch nhập khẩu không được coi là sự cố bất khả kháng, mọi chi phí phát sinh khi hàng không được đưa vào cảng sẽ phải do bên mua chịu như đã quy định trong điều khoản 12 về bảo hiểm của hàng hóa trong hợp đồng này.

2.2.3.15.  Discharging terms (Điều khoản dỡ hàng)

“Dành cho cảng Cái Lân/ Phú Mỹ/ Cái Mép/ Thành phố Hồ Chí Minh: tốc độ dỡ hàng 3,000 MT mỗi wwd bao gồm cả chủ nhật và ngày nghỉ lễ

Phí lưu container bãi và phí dỡ hàng theo ngày thanh toán như quy định trong hợp đồng thuê tàu chuyến hoặc một phần phí lưu kho bãi tại cảng dỡ hàng được thông báo bởi tàu được chọn. Phí lưu container bãi và phí dỡ hàng nếu có sẽ được thỏa thuận trực tiếp giữa người mua và người bán trong một tháng kể từ ngày hoàn tất dỡ hàng.

Thông báo sẵn sàng dỡ hàng sẽ được chuyển đến người mua/ trụ sở của người mua/ trụ sở vận chuyển thông qua điện tín, thư, cáp,… từ 8:00 đến 17:00 từ thứ hai đén thứ 6 và từ 8:00 đến 12:00 thứ bảy,

Khi thông báo dỡ hàng sẵn sàng được gửi tới trước buổi chiều, thời gian dỡ hàng sẽ bắt đầu từ 13:00 cùng ngày. Nếu thông báo sẵn sàng dỡ hàng được gửi tới vào buổi chiều, thời gian dỡ hàng sẽ bắt đầu từ 8:00 sáng của ngày hôm sau.

Cẩu tàu nâng được sức nặng tối thiểu 10 MTS.

Chi phí thuê tàu cẩu sẽ do bên bán chịu nhưng tối đa là 1 USD/ MT.

Loại tàu không được trang bị thiết bị bốc dỡ hàng được chấp nhận với điều kiện người bán phải chịu chi phí thuê cần cẩu hàng, tối đa là 1 USD/ MT.

Cần trục nổi sẽ do người mua chi trả.

Giảm tải thời gian cho người mua (nếu được yêu cầu) phụ thuộc vào thời gian xuất trình biên bản giám đinh mớn nước cuối cùng, không phụ thuộc vào thời gian lưu container tại bãi hoặc thời gian vận chuyển container về kho của người mua”.

 Giải thích thuật ngữ: – Demurrage (DEM) là thời hạn được phép lưu container tại bãi (tại cảng) miễn phí mà hãng tàu không lấy phí của người thuê vận chuyển. – Detention (DET) là thời hạn người thuê vận chuyển được phép đem container về kho của mình để xếp hàng/ tháo hàng từ kho vào container và ngược lại. – WWWW là viết tắt của WIBON, WIPON, WICCON, WIFPON – thuật ngữ hàng hải quốc tế. – Lighterage (giảm tải) là một thuật ngữ trong thuê tài dùng cho việc khi tàu đến địa điểm nào đó mà mực nước thấp, tàu không thể vào được buộc phải dỡ bớt một phần hàng.   Nhận xét:

Việc nêu rõ điều khoản về việc dỡ hàng vô cùng quan trọng vì đây là điểm xác định chuyển giao rủi ro cũng như chi phí của hàng hóa đối với các bên liên quan. Việc quy định rõ điều khoản này trong hợp đồng sẽ giúp việc giải quyết khi có tranh chấp xảy ra dễ dàng hơn. Tuy nhiên, điều khoản này có đề cập đến hợp đồng thuê tàu chuyển nhưng trong bản hợp đồng hoặc các chứng từ đi kèm không nói chi tiết về loại hợp đồng này. Bên bán (bên thuê tàu) nên bổ sung thêm hợp đồng thuê tàu chuyển để bên mua hiểu rõ các thông tin vể người vận chuyển hàng, có thể đối chiếu với điều khoản về dỡ hàng trong hợp đồng và đưa ra những thông báo cần thiết.

2.2.3.16. Vessel’s Condition (Điều khoản về điều kiện tàu)

 Giải thích thuật ngữ:  Protection and indemnity (P&I): bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu

– Khái niệm: Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, chủ tàu hoặc người thuê tài phải chịu trách nhiệm về những rủi ro tổn thất do sử dụng con tàu vào hoạt động gây thiệt hại cho người khác. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người khác (hoặc người thứ ba) được chuyển cho bảo hiểm nếu chủ tàu tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự.

Trách nhiệm của chủ tàu phát sinh khi chủ tàu có lỗi, có thiệt hại thực tế của người thứ ba và hậu quả của việc vi phạm quy định của chủ tàu gây ra thiệt hại cho người thứ ba.

– Đối tượng của bảo hiểm:

+ Trách nhiệm dân sự của chủ tàu đối với người thứ ba, trách nhiệm đối với hàng hóa chuyên chở và những người trên đó.

+ Thiệt hại của người thứ ba (tàu khác,…) gồm thiệt hại do hư hỏng hoặc chìm đắm tàu kể cả tài sản chuyên chở, thiệt hại kinh doanh, con người, ô nhiễm dầu,…

 Hull & machinery (H&M):

Bảo hiểm thân và máy tàu có thể điịnh nghĩa là bảo hiểm những thiệt hại vật chất xảy ra đối với vỏ tàu, máy móc và các thiết bị trên tàu đồng thời có thể bao gồm cả bảo hiểm cước phí, các chi phí hoạt động của tàu và một phần trách nhiệm của chủ tàu phải chịu trong trường hợp tàu đâm va vào nhau (tùy theo thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng bảo hiểm thân tàu)

Đây là loại bảo hiểm lớn, cả gói bao gồm những rủi ro đặc biệt phát sinh trong quá trình vận hành tàu biển, đòi hỏi phải có nhiều kinh nghiệm, có quan hệ quốc tế, hiểu biết tường tận công việc của các công ty hàng hải và các kỹ thuật khai thác tài biển.

– Đối tượng bao hiểm thân tàu là bản thân con tàu (vỏ, máy móc, trang thiết bị trên tàu) không loại trừ cả những trang thiết bị và phụ tùng cần thiết là tài sản của chủ tàu hay do chủ tàu đi mượn, đi thuê miễn là những trang thiết bị phụ tùng đó cần phải có trên tàu do yêu cầu bắt buộc của đăng kiểm hoặc cơ quan an toàn hàng hải. Ngoài ra còn tùy thuộc hợp đồng do hai bên ký kết, đối tượng bảo hiểm thân tàu còn có thể là bất kỳ một quyền lợi về tài sản nào gắn liền với hoạt động của con tàu (container, …). Tàu đang đóng cũng có thể là đối tượng của bảo hiểm thân tàu.

 Overage Additional Premium – OAP:

Phí tàu già là khoản phí bảo hiểm mà người mua bảo hiểm phải đóng thêm ngoài mức phí thông thường theo hợp đồng bảo hiểm bao (Open cover/ policy) hàng hóa bằng đường biển khi hàng hóa mua bảo hiểm được vận chuyển trên phương tiện tàu biển không thỏa mãn (không thuộc phạm vi) của điều kiện phân cấp tàu chuẩn. (Institute Classification Clause).

 Dịch điều khoản:

“Người bán phải đảm bào tàu chuyên chở được phân loại xếp hạng tàu là Lloyds 100A1 hoặc tương đương, tham gia bảo hiểm P&I đầy đủ tại hội quốc tế và hiệu lực bảo hiểm duy trì trong suốt hành trình vận chuyển.

Tàu chuyên chở không được quá 30 năm tuổi.

Phí cho các loại tàu trên 15 năm tuổi sẽ do người bán chi trả trong các điều kiện sau:

– Tàu từ 16 – 20 năm: 0,185% x 110% trị giá hóa đơn – Tàu từ 21 – 25 năm: 0,375% x 110% trị giá hóa đơn – Tàu từ 26 – 30 năm: 0,5% x 110% trị giá hóa đơn

Phí tàu giá không được vượt quá quy định của Lloyd London.

Người mua nên thông báo về việc phát sinh phí tàu già (nếu có) trong vòng 60 ngày kể

từ ngày hoàn tất việc dỡ hàng”.

 Nhận xét:

Điều khoản đã chỉ ra đầy đủ các nội dung quan trọng liên quan đến tàu chuyên chở hàng hóa và trách nhiệm liên quan với các bên khi có rủi ro tàu biển xảy ra. Người bán và người mua đều có thỏa thuận về phí tàu già đối với các tàu vận chuyển trên 15 tuổi, biểu phí tàu già được áp dụng theo biểu phí chuẩn đã nêu trong hợp đồng. Do phí tàu già sẽ do người bán chịu nên khi không có các quy định cụ thể vì phí tàu giá, người bán sẽ chọn các loại tàu cũ (lớn tuổi) để thuê vì cước thường rẻ hơn rất nhiều so với tàu mới. Phí tàu già được coi là khoản bù đắp rủi ro tăng thêm đối với các nhà bảo hiểm hàng hóa khi hàng được vận chuyển trên những tàu này. Thêm vào đó, người bán cũng phải chi trả cho phí bảo hiểm thân tàu (gồm các loại bảo hiểm nào đã được trình bày ở phần khái niệm nêu trên). Công ty T&T đã rất thành công khi đàm phán được

điều khoản này vì điều khoản rõ ràng và dễ áp dụng giải quyết khiếu nại, tranh chấp nếu tàu chở hàng gặp vấn đề khiến cho hàng hóa bị hư hỏng, hoặc đến chậm gây thiệt hại về mặt kinh tế và uy tín cho công ty T&T. Điều khoản này cũng khiến cho hợp đồng chặt chẽ và đầy đủ hơn.

2.2.3.17. Other terms (Điều khoản khác)

 Giải thích: Theo Incoterms 2010 CNF term (Cost and freight terms) là điều kiện giao hàng theo thông lệ mua bán quốc tế hay còn gọi là CFR trong Incoterms 2010, trong đó bao gồm: – C (cost): trị giá hàng hóa được giao dịch trong hợp đồng ngoại thương – F (Freight): cước vận chuyển hàng hóa đến địa điểm dỡ hàng theo thỏa thuận trong hợp đồng ngoại thương.

Với điều kiện này rủi ro về mất mát hay hư hỏng của hàng hóa di chuyển khi hàng được giao lên tàu. Người bán phải ký hợp đồng và trả các chi phí và cước phí cần thiết để đưa hàng hóa đến cảng đến quy định.

Khi sử dụng điều kiện CNF (CFR) người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng khi người bán giao hàng cho người chuyên chở theo cách thức được quy định cụ thể trong mỗi điều kiện, chứ không phải khi hàng tới nơi đến.

 Dịch điều khoản:

“Người mua theo đây phải hiểu người bán sẽ không có trách nhiệm với những rủi ro của hàng hóa sau khi hàng hóa đã qua mạn tàu tại cảng bốc hàng chiếu theo điều khoản CNF. Vận đơn đường biển sẽ được xem là bản chính thức với mỗi báo cáo giám định mớn nước tại cảng bốc hàng được tiến hành bởi cơ quan có thẩm quyền.

Mọi chi phí ngân hàng phát sinh tại ngân hàng người mua sẽ do người mua trả và mọi chi phí ngân hàng phát sinh tại ngân hàng người bán sẽ do người bán trả.

Bất cứ thuế nhập khẩu và các loại thuế khác trong hiện tại hoặc tương lai chiếu theo các quy định của nước nhập khẩu sẽ do bên mua chịu.

Áp dụng hợp đồng GAFTA số 100 và số 125 với các điều khoản không mâu thuẫn với các điều khoản nêu trên”.

 Nhận xét:

Ở mục các điều khoản khác này ta cần chú ý các điểm sau:

– Điều khoản đề cập đến điều kiện CNF (hay CFR). Chiếu theo các điều khoản về bảo hiểm và điều kiện thuê tàu như đã phân tích ở trên, hợp đồng này hoàn toàn thống nhất với phương thức tiền hàng và cước phí CNF. Cụ thể trong CNF nêu rõ người bán phải ký hợp đồng và trả các khoản chi phí và cước phí cần thiết để đưa hàng hóa đến các đến quy định (mục 1.3.16 đã nêu). Tuy nhiên điều kiện này có 2 điểm tới hạn vì rủi ro di chuyển và chi phí được phân chia ở các nơi khác nhau. Bản hợp đồng này không đưa ra thông tin cảng đến nhưng đã chỉ ra thông tin cụ thể về cảng dỡ hàng (là nơi mà rủi ro di chuyển sang người mua) và có điều khoản chi tiết về cảng dỡ hàng (mục 1.3.15). Tuy nhiên, các bên nên đưa vào hợp đồng địa điểm tại cảng đến đã thỏa thuận, vì chi phí cho đến địa điểm đó do người bán chịu. – Trong quá trình đàm phán và ký kết hợp đồng, các bên đã sử dụng quy chế trọng tài GAFTA số 125 và cơ sở điều kiện giao hàng GAFTA số 100. Việc sử dụng các điều khoản này giúp cho hợp đồng bớt cồng kềnh như đã chỉ ra ở mục 1.4.6 và 1.4.13. Tuy nhiên các bên nên xem xét kỹ các điều khoản ở GAFTA 125 và GAFTA 100 để áp dụng cho đúng, tránh mâu thuẫn với các điều khoản khác bản hợp đồng mua bán.  Chữ ký

Kết thúc hợp đồng là phần chữ ký của bên mua và bên bán kèm theo dấu theo đúng quy định pháp luật.

 Tổng kết:

Như vậy đây là một bản hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đầy đủ và chi tiết với 17 điều khoản dù có một số điều khoản không giống với hợp đồng mẫu. Tuy nhiên, theo chia sẻ từ phía doanh nghiệp, trong quá trình đàm phán thực tế không nhất thiết phải soạn hợp đồng đầy đủ các diều khoản mà mỗi doanh nghiệp có mẫu riêng phù hợp với sản phẩm kinh doanh và tính cách của đối tác miễn là hợp đồng vẫn bảo đảm đưuọc các tính pháp lý và thuận tiện cho cả hai bên. Ở trường hợp này, cuộc đàm phán đã diễn ra thuận lợi nên bản hợp đồng được soạn thảo rất đầy đủ, chi tiết, quy định rõ ràng quyền hạn và trách nhiệm của các bên, hạn chế được các rủi ro và tạo

điều kiện có lợi nhất cho các bên tham gia. Để hoàn thiện hơn bản hợp đồng, nhóm phân tích khuyến nghị nên bổ sung chi tiết thêm điều khoản về các sự cố bất khả kháng (Force majeure), điều khoản bảo hành, kiểm hàng, khiếu nại và bồi thường (Guarantee, re-inspection, claim and compensation).

PHẦN III: PHÂN TÍCH CHỨNG TỪ

3.1. Chứng từ liên quan đến hàng hóa

3.1.1. Phiếu đóng gói chi tiết (Detailed Packing list)

3.1.1.1. Tổng quan về Phiếu đóng gói

Bản kê khai tất cả hàng hóa đựng trong một kiện hàng (thùng hàng, container,…). Phiếu đóng gói được lập khi đóng gói hàng hóa. Phiếu đóng gói được đặt trong bao bì sao cho người mua có thể dễ dàng tìm thấy, cũng có khi được để trong một túi gắn ở bên ngoài bao bì.

Phiếu đóng gói thường được lập thành 3 bản: Một bản để trong kiện hàng để cho người nhận hàng có thể kiểm tra hàng trong kiện khi cần, nó là chứng từ để đối chiếu hàng hóa thực tế với hàng hóa do người bán gởi. Một bản kèm theo hóa đơn thương mại và các chứng từ khác lập thành bộ chứng từ xuất trình cho ngân hàng làm cơ sở thanh toán tiền hàng. Một bản còn lại lập hồ sơ lưu.

Nội dung của phiếu đóng gói bao gồm các chi tiết sau: tên người bán và người mua, tên hàng, số hiệu hợp đồng, số L/C, tên tàu, ngày bốc hàng, cảng bốc, cảng dỡ, số thứ tự của kiện hàng, trọng lượng hàng hóa đó, thể tích của kiện hàng, số lượng container và số container,…

3.1.1.2. Phân tích nội dung

Tổng quan về Phiếu đóng gói bao gồm các mục chính như sau:

  1. a) Tiêu đề trên cùng:

Bao gồm logo và tên của người bán: công ty Toyota Tsusho Asia Pacific PTE. LTD.

  1. b) Thông tin của người mua:

 Tên công ty: T&T Agriculture Company Limited  Địa chỉ: Số 2 đường Phạm Sư Mạnh, phố Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

  1. c) Số hiệu hợp đồng:

 Hóa đơn số: 15040904

 Ngày kí: 18 tháng 4 năm 2015

  1. d) Nội dung chính

– Các nội dung liên quan đến vận tải

 Tên tàu: MV „An Ping‟  Ngày khởi hành: 18 tháng 4 năm 2015  Cảng bốc hàng (Port of Loading): San Lorenzo, Argentina  Cảng dỡ hàng (Port of Discharge): Cảng Cái Lân và/hoặc cảng Hòn Gai, Việt Nam

– Các nội dung liên quan đến hàng hóa:

 Tên hàng: Ngô vàng Argentina  Xuất xứ: Argentina  Độ ẩm: Max 14.5 PCT  Số hạt hư hỏng: Max 5.0PCT  Số hạt vỡ: Max 3.0PCT  Số hạt lẫn: Max 1.5PCT  Số hạt nhiễm độc: Max 20PPB  Tổng khối lượng: 40,000.000 MT  Các điều khoản và điều kiện khác tương tự với hợp đồng giao dịch số FX01547 kí ngày 30 tháng 1 năm 2015

  1. e) Xác nhận của bên bán hàng: Kí và đóng dấu

3.1.1.3. Nhận xét:

– Phiếu đóng gói bao gồm đầy đủ các thông tin cần thiết liên quan đến quá trình giao dịch giữa 2 bên như các thông tin về hàng hóa, vận tải, bên mua, bên bán,.. – Thông tin trên Phiếu đóng gói hoàn toàn khớp với số liệu có trên B/L. – So với phiếu đóng gói chúng (Packing List) thì Phiếu đóng gói chi tiết (Detailed Packing List) bao gồm nhiều thông tin chi tiết và cụ thể hơn về phương diện hàng hóa

3.1.2. Giấy chứng nhận trọng lượng (Certificate of weight)

3.1.2.1. Tổng quan Giấy chứng nhận trọng lượng

Là chứng từ xác nhận trọng lượng của hàng hoá thực giao, thường được dùng trong mua bán những hàng mà trị giá tính trên cơ sở trọng lượng.

Giấy chứng nhận trọng lượng do một cơ quan giám định độc lập kiểm nghiệm.  Tại Việt nam có nhiều cơ quan như: Vinacontrol, SGS, FCC, ICT, DAVI,…

3.1.2.2. Phân tích

  1. a) Logo và thông tin của nơi cung cấp giấy chứng nhấn: Tổ chức chứng nhận Intertek:

 Địa chỉ: Argentina, Cerrito 1136-3rd. Floor Front, (1010AAX) – Buenos Aires  Số điện thoại: +54(11)3217-9487  Số fax: +54(11)5217-9482

  1. b) Số hiệu giấy chứng nhận: ITS 150401/AGRI/ARG/2015-001004
  2. c) Nội dung:

– Nội dung liên quan đến hàng hóa

 Tên tàu: MV An Ping  Số lượng: 40,000.000 metric tons  Tên hàng hóa: Ngô vàng Argentina, bốc hàng rời  Cảng bốc hàng: San Lorenzo, Argentina  Ngày hoàn thành bốc hàng: 18/04/2015  Đích đến: Cảng Cái Lân và/hoặc Hòn Gai, Việt Nam  Stowage hold nos: 1, 2, 4, 5  Người nhận hàng: T&T Agriculture Company Limited kèm địa chỉ – Xác nhận của bên chứng nhận: Chứng nhận trọng lượng của hàng theo như đã được nhắc đến ở BL là 40,000.000 MT. Trọng lượng trên được xác định với Nidera Terminal silo scales dưới sự giám sát của chuyên viên Intertek.

  1. d) Bên chứng nhận kí tên và đóng dấu ngày 24 tháng 4 năm 2015 tại cảng dỡ hàng

3.1.2.3. Nhận xét:

Giấy chứng nhận trọng lượng đạt chuẩn, đầy đủ các thông tin liên quan đến hàng hóa và chứng nhận trọng lượng đạt yêu cầu.

3.1.3. Giấy chứng nhận phẩm chất (Certificate of Quality)

3.1.3.1. Tổng quan

Giấy chứng nhận phẩm chất là giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn của nước sản xuất hoặc các tiêu chuẩn quốc tế. Mục đích của CQ là chứng minh hàng hóa đạt chất lượng phù hợp tiêu chuẩn công bố kèm theo hàng hoá.

Do một cơ quan giám định độc lập kiểm nghiệm.  Tại Việt nam có nhiều cơ quan như: Vinacontrol, SGS, FCC, ICT, DAVI,…

3.1.3.2. Phân tích:

Các nội dung của Giấy chứng nhận chất lượng trùng khớp với Giấy chứng nhận trọng lượng ở các mục a), b), d) đã nêu ở trên. Ở phần c), ngoài nội dung liên quan đến hàng hóa thì các điểm liên quan đến việc chứng nhận có sự khác biệt với nội dung như sau:

Chứng nhận từ phía Intertek: Chất lượng của “Ngô vàng Argentina, in bulk” đạt phẩm chất tốt, hoàn chỉnh, bán được, dựa theo những thước đo sau:

Các nội dung Công cụ đo Kết quả

Cấp độ (Grade) SAGPyA 1075/94(XX) 2

Độ ẩm Gafta 2:3 13.49%

Hạt lẫn SAGPyA 1075/94(XX) 0.5%

Hạt vỡ SAGPyA 1075/94(XX) 1.10%

Hạt hư hỏng SAGPyA 1075/94(XX) 3.10%

Hạt nhiễm độc EIA – Ridascreen fast Không phát hiện

Không có côn trùng và mọt SAGPyA 1075/94(XX) Không

 

Hỏng hóc do nhiệt độ SAGPyA 1075/94(XX) 0.12%

Hạt nảy mầm SAGPyA 1075/94(XX) 0.00%

Đạt phẩm chất tốt, hoàn chỉnh, bán được, đạt chuẩn đối với số tạp chất, chất cấm, tiêu chuẩn dùng trong chăn nuôi gia súc.

Intertek xác nhận hàng hóa được vận chuyển đều đang trong điều kiện tốt.

3.1.3.3. Nhận xét:  Phiếu chứng nhận chất lượng đạt chuẩn với các nội dung cần thiết  Các nội dung được chứng nhận hoàn toàn phù hợp với các nội dung liên quan đến hàng hóa được nêu rõ trong Phiếu đóng gói.

3.1.4. Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật ( Phytosanitary Certificate)

3.1.4.1. Tổng quan

Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (tên tiếng Anh là Phtosanitary Certificate) là văn bản do tổ chức có thẩm quyền thuộc quốc gia hoặc vùng lãnh thổ mà từ đó hàng hóa được xuất khẩu ban hành về thủ tục đăng kí: sản xuất, gia công, xuất khẩu, nhập khẩu, buôn bán, bảo quản, vận chuyển, sử dụng, nhãn mác, bao bì, đóng gói….đối với sản phẩm.

Khi vật thể xuất khẩu đến cửa khẩu cuối cùng hoặc đến nơi mà từ đó vật thể xuất khẩu ra nước ngoài, chủ vật thể phải báo trước với cơ quan kiểm dịch thực vật gần nhất. Cơ quan kiểm dịch thực vật tiến hành làm thủ tục kiểm dịch và có quyền ra quyết định hoặc chấp nhận theo yêu cầu của chủ vật thể kiểm tra sơ bộ tại cơ sở sản xuất, bảo quản ở sâu trong nội địa và phúc tra tại cửa khẩu cuối cùng, trong trường hợp này, việc kiểm tra và phúc tra cuối cùng vẫn phải được thực hiện để cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật.

Giấy chứng nhân kiểm dịch thực vật là một giấy tờ quan trọng trong giao dịch hàng hóa nhằm đảm bảo cho hàng hóa xuất đi là hàng hóa an toàn, không vi phạm pháp luật. Chính vì thế đối với các trường hợp không có giấy chứng nhận kiểm dịch sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đến 1500.000 theo Nghị định 26/2003/NĐ-CP ngày 19/3/2003.

3.1.4.2. Phân tích

  1. a) Tên và logo của Cục Vệ sinh và Chất lượng Thực phẩm Argentina (SENASA)
  2. b) Số hiệu và tên của đại diện pháp lý của hai nước:

 Số hiệu giấy chứng nhận: 475710  Người gửi: Cục Vệ sinh và Chất lượng Thực phẩm Argentina (SENASA)   Người nhận: Cơ quan bảo vệ thực vật nước Việt Nam

  1. c) Các thông tin chính

 Thông tin bên xuất khẩu: Công ty Nidera S.A/ Địa chỉ: AV, Paseo Colon N0 505 – 4o Piso, Capital Federal (1063), Argentina.  Thông tin bên nhập khẩu: Công ty T&T Agriculture Company Limited/ Địa chỉ: Số 2 đường Phạm Sư Mạnh, phố Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam  Phương thức chuyên chở: Bằng đường biển – Tàu MV An Ping  Điểm nhập khẩu: Việt Nam  Thông tin về mặt hàng: Ngô hạt với số lượng lớn  Trọng lượng: 40000.000 tấn  Tên khoa học của thực vật: Zea mays (Ngô dâu tây)  Nguồn gốc xuất xứ: Argentina  Kí, mã hiệu: SM SN (WM WN)  Xác nhận: Cơ quan kiểm dịch chứng nhận rằng thực phẩm, sản phẩm hoặc vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật khác nêu trên đây đã được kiểm tra và/hoặc thử nghiệm theo quy trình phù hợp và được coi là khong có đối tượng kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu cũng như phù hợp với yêu cầu cầu kiểm dịch thực vật hiện hành của nước nhập khẩu.  Khai báo bổ sung: Không có khai báo bổ sung o Phương pháp xử lý: Không có o Tên thuốc (hoạt chất): Không có o Thời gian: Không có o Nhiệt độ: Không có o Ngày: Không có

o Thông tin thêm: Không có

  1. d) Chữ kí của bên kiểm dịch: Lozano Fernando tại Rosario ngày 22 tháng 4 năm 2015

3.1.4.3. Nhận xét

Chứng từ cung cấp đầy đủ thông tin về chứng nhận kiểm dịch đối với mặt hàng. Các thông tin và số liệu đối chiếu hoàn toàn trùng khớp với các giấy tờ có liên quan khác

3.1.5. Chứng thư khử trùng (Fumigation Certificate_

3.1.5.1. Tổng quan:

Giấy chứng nhận khử trùng phải được cung cấp cho người mua ở một số nước có quy định bắt buộc như Châu Âu, Mỹ, Úc, New Zealand, Singapore. Tất cả chi phí kiểm tra cũng như các chứng chỉ / tài liệu tại cảng tải, thường là trách nhiệm của người bán. Giấy chứng nhận khử trùng do một cơ quan kiểm định độc lập có thể cần thiết trong một số trường hợp.

3.1.5.2. Phân tích

  1. a) Logo và tên cơ quan cung cấp chứng thư: Pestcontrol. Mã hiệu chứng thư: 000100023716
  2. b) Các nội dung chính

 Người vận chuyển: Nidera/ Địa chỉ: AV, Paseo Colon N0 505 – 4o Piso, Capital Federal (1063), Argentina.  Tên tàu: MV An Ping  Miên tả hàng hóa: Ngô vàng Argentina  Số lượng: 40,000.000 MT  Cảng bốc hàng: San Lorenzo, Argentina  Càng dỡ hàng: Cảng Cái Lân và/hoặc Cảng Hòn Gai, Việt Nam  Ngày bốc hàng: 18/04/2015  Phương pháp xử lí: Truyền thống  Sản phẩm dùng: Phosphine (Thuốc được dùng khử trùng các loại noogn sản khá phổ biến)  Liều lượng: 1 G/M3

 Ngày khử trùng: 18/04/2015  Thời gian phơi sáng: 10 ngày  Nơi khử trùng: San Lorenzo, Argentina  Bên được thông báo: T&T Agriculture Company Limited/ Địa chỉ: Số 2 đường Phạm Sư Mạnh, phố Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam  Người nhận hàng: Người đặt hàng

  1. c) Chữ kí và thông tin của bên khử trùng:

 Đại diện: Leandro Lombardi đã kí tên và đóng dấu  Công ty: Pest Control Argentina S.A.  Địa chỉ: Camino General Belgrano 7661 Of.6 (1890) J.M. Gutierrez – Buenos Aires  Thông tin liên hệ: www.pestcontrolarg.com.ar

3.1.5.3. Nhận xét

Giấy chứng nhận khử trùng đạt chuẩn. Thông tin trùng khớp với các giấy tờ có liên quan

3.1.6. Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin)

3.1.6.1. Tổng quan

Là chứng từ xác nhận xuất xứ, nguồn gốc hàng hóa do Nhà xuất khẩu, hoặc do Phòng Thương mại của nước xuất khẩu cấp, nếu như trong L/C có quy định.  Tại Việt Nam, loại chứng từ này do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phát hành.

Giấy chứng nhận xuất xứ (CO) là yêu cầu của một số nước cho tất cả hoặc chỉ một số loại hàng hóa. Trong nhiều trường hợp, Công ty có thể tự phát hành chứng nhận xuất xứ. Người Xuất khẩu nên kiểm tra xem CO có được yêu cầu bởi người mua / hoặc người giao nhận / người vận chuyển hàng hóa có kinh nghiệm hoặc Trung tâm Thông tin Thương mại.

Nội dung của Chứng thư xuất xứ gồm các các mục cơ bản gồm:  Tên địa chỉ Nhà xuất khẩu, Nhà nhập khẩu, Tên hàng, Số lượng, Trọng lượng, Ký mã hiệu, lời khai của chủ hàng và xác nhận của Phòng thương mại về nơi sản xuất, xuất xứ của hàng hóa.

3.1.6.2. Phân tích

  1. a) Logo và thông tin của bên cấp: Camara Argentina de Comercio

Điện thoại (54-11) 5300-9029

Fax: (54-11) 5300-9051

Địa chỉ: Av. Leandro N. Alme 36 – (C1003AAN) Buenos Aires – Republica Argentina

Mail: visaciones@cac.com.ar

  1. b) Các nội dung chính

 Thông tin bên xuất khẩu: Công ty Nidera S.A/ Địa chỉ: AV, Paseo Colon N0 505 – 4o Piso, Capital Federal (1063), Argentina.  Thông tin bên nhập khẩu: Công ty T&T Agriculture Company Limited/ Địa chỉ: Số 2 đường Phạm Sư Mạnh, phố Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam  Bên nhận hàng: Người đặt hàng  Nơi gửi hàng dự kiến: San Lorenzo, Argentina  Phương tiện vận chuyển dự kiến: MV An Ping  Điểm đến cuối tại: Việt Nam  Số hạng mục thuế: 10065.90  Miêu tả hàng hóa: o Ngô vàng Argentina, số lượng lớn o Điểm cuối: Cảng Cái Lân và/hoặc cảng cảng Hòn Gai, Việt Nam o Ngày vận đơn: 18/04/2015 o Trọng lượng: 40,000.000 MT  Xác nhận mặt hàng được đề cập ở trên được sản xuất tại Argentina.  Xác nhận tính xác thực của bản chứng nhận được đề cập trên đây hoàn toàn trùng khớp với những điều luật định tại Argentina.

  1. c) Bên chứng nhận kí tên, đóng dấu

3.1.6.3. Nhận xét

Giấy chứng nhận nguồn gốc đạt chuẩn. Các thông tin đều trùng khớp với các giấy tờ có liên quan.

3.1.7. Đơn bảo hiểm hàng hóa

3.1.7.1 Tổng quan

Chứng từ bảo hiểm: là chứng từ do người bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm, nhằm hợp thức hóa hợp đồng bảo hiểm và được dùng để điều tiết quan hệ giữa tổ chức bảo hiểm và người được bảo hiểm. Trong mối quan hệ này, tổ chức bảo hiểm nhận bồi thường cho những tổn thất xảy ra vì những rủi ro mà hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm, còn người được bảo hiểm phải nộp cho người bảo hiểm một số tiền nhất định là phí bảo hiểm.

Chứng từ bảo hiểm thường được dùng là đơn bảo hiểm và giấy chứng nhận bảo hiểm.

 Đơn bảo hiểm (Cargo Insurance Policy): Là chứng từ bảo hiểm được lập trên cơ sở hợp đồng bảo hiểm. Hợp đồng bảo hiểm là văn bản thỏa thuận giữa các bên nhằm hợp thức hóa hợp đồng này.  Giấy chứng nhận bảo hiểm hay Chứng thư bảo hiểm (Cargo Insurance Certificate): Là chứng từ do người bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm để xác nhận hàng hóa đã được mua bảo hiểm theo điều kiện hợp đồng. Là một đơn bảo hiểm vắn tắt, chỉ có nội dung như một mặt của đơn bảo hiểm.

Vai trò:

 Chứng nhận cho một lô hàng đã được bảo hiểm, góp phần giải quyết những rủi ro có thể xảy ra trong vận tải quốc tế.  Giải quyết phần nào thiệt hại xảy ra trong vận tại đường biển vì bảo hiểm là hình thức phân tán rủi ro theo nguyên lí cộng đồng.

3.1.7.2. Phân tích

  1. a) Logo và thông tin của bên cấp bảo hiểm

 Công ty bảo hiểm BIDV Vũng Tàu  Địa chỉ: 208 Thống Nhất, phường 8, Thành phố Vũng Tàu

 Tel: (84-64) 6253 219 – Fax: (84-64)  6253 168

  1. b) Số hiệu bảo hiểm: 08151599
  2. c) Thông tin của bên mua bảo hiểm:

– Ngƣời đƣợc bảo hiểm: Công ty TNHH Việt Nam

– Địa chỉ: Số 2 Phạm Sư Mạnh, phường Phan Chu Trinh, Quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội

 Điều kiện thanh toán được áp dụng ở đây là CFR nên bên bán không có nghĩa vụ mua bảo hiểm cho hàng hóa. Sau khi hàng hóa xuất cảng, mọi rủi ro về hàng hóa đều thuộc về người mua nên ở trong trường hợp này, công ty TNHH T&T đã mua bảo hiểm cho hàng hóa nhằm tránh tổn thất trên đường vận chuyển

– Hàng hóa đƣợc bảo hiểm: Argentina Yellow Corn: 40,000 tấn

– Số tiền bảo hiểm: (110% CFR Cảng Cái Lân/Hòn Gai, VN) 8,953,120.00 USD = 193,118,789,400.00 VNĐ)

– Ngƣời thụ hƣởng: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội – CN Hàn Thuyên

 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội đồng thời cũng là ngân hàng bên nhập khẩu – tức là công ty TNHH T&T

– Phƣơng thức đóng gói: Hàng chở rời

– Số hợp đồng mua bán: TX 01547 ngày 30/01/2015

– Phƣơng tiện vận chuyển: MV AN PING

– Số L/C: HAT106415ILCU982 ngày 22/04/2105

– Đi từ: Cảng tàu Lorenzo, Argentina

– Chuyển tài: Không cho phép

– Đến: Cảng Cái Lân/Hòn Gai, Việt Nam

  1. d) Các nội dung liên quan đến điều kiện bảo hiểm

 Phí bảo hiểm: 637,292,035.00 VNĐ  Tỉ lệ bảo hiểm: 0.33%  Tỉ giá quy đổi: 21,570.00 VND/USD

 Tổng số tiền thanh toán: 637,292,035.00 VNĐ  Thời hạn thanh toán: Chậm nhất ngày 25/06//2015  Mức khấu trừ: Theo thỏa thuân  Cơ quan giám định tổn thất: Công ty bảo hiểm BIDV Vũng Tàu/ Đơn vị giám định độc lập

  1. e) Ngày tháng cấp đơn. Chữ kí và đóng dấu của bên có liên quan

3.1.7.3. Nhận xét

Đơn bảo hiểm đạt chuẩn. Các thông tin trong đơn hoàn toàn trùng khớp với các chứng từ có liên quan.

3.2. Chứng từ liên quan đến vận tải: Vận đơn đƣờng biển (Bill of Ladding)

3.2.1 Tổng quan

Vận đơn (Bill of Lading – viết tắt là B/L) là chứng từ vận chuyển đường biển do người vận chuyển hoặc đại diện của họ ký phát cho người giao hàng sau khi hàng hóa đã được xếp lên tàu hoặc sau khi đã nhận hàng hóa để vận chuyển đến nơi trả hàng. Trong thực tiễn hàng hải, người ký vận đơn thường là thuyền trưởng hoặc là đại lý của tàu nếu họ được thuyền trưởng ủy quyền.

Vận đơn có 3 chức năng chính:

 Là bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận hàng hóa với số lượng, chủng loại và tình trạng như ghi trên vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng.  Là bằng chứng về sở hữu hàng hóa dùng để định đoạt và nhận hàng.   Là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển.

3.2.2 Phân tích: Vận đơn bao gồm 2 mặt

Mặt 1 bao gồm các nội dung:

– Tên vận đơn: Bill of Ladding (to be used with charter-parties)

 Đây là Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu (Charter Party B/L hay Congenbill) được phát hành trong trường hợp hàng hoá được chuyên chở theo một hợp đồng thuê tàu chuyến và trên đó có ghi câu “Phụ thuộc vào hợp đồng thuê tàu” hoặc câu “Sử dụng với hợp đồng thuê tàu” (to used with Charter Party). Vận đơn viết rằng mọi điều khoản, mọi miễn trách cho người vận chuyển ghi trong hợp đồng vận chuyển tàu chuyến, bao gồm cả điều khoản về luật áp dụng và trọng tài, phải được áp dụng cho vận đơn này và mọi điều khoản của HĐVCTC là một phần không tách rời của vận đơn. Nguyên văn bằng tiếng Anh như sau: Bill of Lading. To be used with charter-parties. Code name: “Congenbill”, edition 1994. Adopted by the Baltic and International Maritime Council (BIMCO). All terms and conditions, liberties and exceptions of the Charter Party, dated as overleaf, including the Law and Arbitration Clause, are herewith incorporated.  Thông thường, loại vận đơn này chỉ có chức năng là giấy biên nhận (receipt) của người vận chuyển, xác nhận đã nhận lên tàu để vận chuyển đến cảng trả hàng một số lượng hàng với chi tiết như đã nêu trên vận đơn và là bằng chứng của hợp đồng (evidence of contract) đã giao kết (hoặc mặc nhiên được coi là giao kết) với bên có liên quan. So với vận đơn thông thường, nội dung của vận đơn này ngắn gọn, như đã nói ở trên, luôn dùng cùng với HĐVCTC và toàn bộ HĐVCTC là một phần của vận đơn nên người mua hàng theo điều kiện CFR phải mặc nhiên chấp nhận toàn bộ điều khoản của HĐVCTC. – Các nội dung liên quan điều khoản chuyên chở, bao gồm:  Điều khoản Paramount: Hay còn gọi là “Điều khoản đứng đầu” vì tính chất ý nghĩa rất quan trọng về pháp lý của nó. Điều khoản này dẫn chiếu luật pháp nào sẽ là luật áp dụng trong thương vụ vận tải này và sẽ chi phối mối quan hệ quyền lợi và nghĩa vụ giữa người chuyên chở và người thuê tàu.   Điều khoản tổn thất chung: Điều khoản trong hợp đồng thuê tàu hoặc vận đơn quy định nơi và quy tắc xử lý tổn thất chung   Điều khoản Jason mới (Điều khoản Jason được sửa đổi): Điều khoản quy định chủ tàu không được phép thu nhận phần tỷ lệ đóng góp tổn thất chung của chủ hàng nếu nguyên nhân xảy ra tổn thất chung ấy do bất cẩn trong việc chạy tàu hoặc sai lầm trong việc quản trị con tàu.   Điều khoản hai tàu đâm va cùng có lỗi

Mặt 2 bao gồm các nội dung:

– Mã hiệu vận đơn: B/L No 001

– Tên, địa chỉ người giao hàng (shipper): Công ty Nidera S.A/ Địa chỉ: AV, Paseo Colon N0 505 – 4o Piso, Capital Federal (1063), Argentina.

– Người nhận hàng (Consignee): To order

 Xét thấy rằng trong vận đơn này, phần Consignee không ghi rõ tên và địa chỉ người nhận nên không phải là vận đơn đích danh (Straight B/L) mà là vận đơn theo lệnh (To order B/L). Vận đơn theo lệnh là vận đơn mà trên đó ghi giao hàng theo lệnh của một người nào đó. Thường trong phần Consignee sẽ điền là to (the) order of…. có thể theo lệnh của một người đích danh, của người gửi hàng (to (the) order of the shipper) hay theo lệnh của ngân hàng mở thư tín dụng.  Đôi khi theo tập quán vận đơn chỉ viết cần viết “To order” thì đương nhiên được hiểu đó là theo lệnh của người gửi hàng (như trong trường hợp này).

– Địa chỉ thông báo (Notify Address): Công ty T&T Agriculture Company Limited/ Địa chỉ: Số 2 đường Phạm Sư Mạnh, phố Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam – Têu tàu (Vessel): MV „An Ping‟  – Cảng xếp hàng (Port of Loading): An Lorenzo, Argentina – Cảng dỡ hang (Port of Discharge): Cảng Cái Lân và/hoặc cảng cảng Hòn Gai, Việt Nam – Mô tả về mặt hàng (Shipper‟s description of goods): Ngô vàng Argentina – Khối lượng tịnh (Gross weight): 40,000.000 MT (bốn mươi nghìn mét tấn) – Ngày và nơi ký phát vận đơn: 18/04/2015.  – Đóng dấu: Vận đơn được đóng dấu Original  Là vận đơn có thể giao dịch, chuyển nhượng được (khác với vận đơn bản sao – Copy B/L – không giao dịch, chuyển nhượng được. – Ghi chú bốc hàng lên tàu: Clean on board  Clean on board: “sạch, hàng đã cuống tàu”, có nghĩa là người chuyên chở xác nhận hàng đã được xếp xuống tàu trong tình trạng bên ngoài tốt. Trong mua bán xuất nhập khẩu, người mua luôn yêu cầu quy định rõ trong hợp

đồng ngoại thương và thư tín dụng người bạn phải xuất trình “Vận đơn sạch, hàng đã xuống tàu”, trong đó không có ghi chú xấu nào về hàng đã giao thì mới được xem là mộ trong những chứng từ có giá trị thanh toán. – Cước phí: Freight Prepaid   Freight Prepaid: cước trả trước. Theo như điều kiện thanh toán được áp dụng trong gia dịch lần này là CFR nên cước phí sẽ do người bán chịu, tức là công ty Toyota Tsusho Asia Pacific PTE LTD. – Ngày kí vận đơn: 18/04/2015.  Ngày ký vận đơn là ngày hoàn thành việc bốc hàng hoá lên tàu và nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C. – Số lượng vận đơn bản chính được phát hành (Number of Original Bill of Lading): 3 bản.  – Chữ kí trên vận đơn: Đại lý của hãng tàu đã kí và đóng dấu (as agent).

3.2.3 Nhận xét

Vận đơn đạt chuẩn. Các thông tin trong vận đơn hoàn toàn trùng khớp với các giấy tờ có liên quan. Các điều khoản được quy định rõ ràng. Có chữ kí và đóng dấu của hai bên tham gia giao dịch chứng tỏ giao dịch thành công, hàng về tay người nhận.

3.3. Chứng từ liên quan đến thanh toán

3.3.1 Tổng quan

Dựa theo hợp đồng và các giấy tờ có liên quan, có thể thấy giao dịch của hai bên thực hiện theo phương thức thanh toán LC trả chậm 120 ngày lãi suất 2.2%.

Theo đó, quy trình nghiệp vụ của L/C trả chậm như sau:

  1. Người NK gửi chấp nhận thanh toán bằng thư tín dụng cho người XK.
  2. Người NK gửi đơn đề nghị mở L/C cho ngân hàng phát hành.
  3. Ngân hàng phát hành sau khi kiểm tra độ tín nhiệm của người NK sẽ tiến hành mở thư tín dụng cho người XK hưởng lợi và yêu cầu một ngân hàng chịu trách nhiệm thông báo thư tín dụng.
  4. Ngân hàng thông báo thông báo thư tín dụng cho người XK.
  5. Người XK giao hàng tại cảng đi. Người giao nhận vận tải sẽ chuẩn bị chứng từ. Bộ chứng từ này thể hiện quyền sở hữu lô hàng đã được giao có bao gồm vận đơn.
  6. Quyền sở hữu bộ chứng từ XK (hóa đơn TM, vận đơn, đơn bảo hiểm…) sẽ được gửi tới ngân hàng thông báo L/C bởi người XK. Người XK đồng ý thanh toán chậm sẽ gửi cho người NK hối phiếu trả chậm.
  7. Ngân hàng thông báo chuyển chứng từ cho ngân hàng phát hành
  8. Ngân hàng phát hành chấp nhận hối phiếu kỳ hạn.
  9. Người NK nhận quyền sở hữu bộ chứng từ
  10. Người NK xuất trình chứng từ cho hải quan để nhận hàng
  11. Ngân hàng phát hành trả tiền cho ngân hàng thương lượng (thường là ngân hàng thông báo thư tín dụng)

Lựa chọn phương thức thanh toán bằng L/C – một phương thức thanh toán được sử dụng rất rộng rãi trong giao dịch quốc tế – có thể đảm bảo quyển lợi của hai bên tham gia. Người xuất khẩu vẫn sẽ được ngân hàng thanh toán dù người nhập khẩu có trả chậm hay không. Người xuất khẩu chỉ phải trả tiền khi hàng hóa thực sự được giao. Tuy nhiên nhược điểm lớn của L/C là quy trình thực hiện có phầm rườm rà.

Trong trường hợp này, quá trình thanh toán sẽ diễn ra cụ thể như sau:

(1) Sau khi hợp đồng mua bán ngoại thương được ký kết, Công ty TNHH Việt Nam (sau đây xin gọi tắt là Công ty T&T) làm thủ tục yêu cầu Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (gọi tắt là Ngân hàng SHB) mở L/C cho người thụ hưởng là Công ty TNHH Toyota(gọi tắt là Công ty Toyota Tsusho). (2) Ngân hàng SHB mở L/C theo đúng yêu cầu của Công ty T&T và chuyển L/C sang ngân hàng Tokyo Mitsubishi UFJ để báo cho người bán biết về việc thư tín dụng đã được mở. (3) Ngân hàng Tokyo Mitsubishi UFJ thông báo và chuyển bản gốc cho Công ty Toyota Tsusho.

(4) Công ty Toyota Tsusho xem xét L/C so với hợp đồng. Sau khi đồng ý với bản hợp đồng, Công ty Toyota Tsusho gửi hàng cho Công ty T&T. (5) Công ty Toyota Tsusho lập bộ chứng từ thanh toán sau khi giao hàng và gửi đến Ngân hàng Tokyo Mitsubishi để được thanh toán. Ngân hàng Tokyo Mitsubishi chuyển bộ chứng từ cho Ngân hàng SHB. (6) Ngân hàng SHB tiến hành kiểm tra bộ chứng từ và trả tiền cho Công ty Toyota Tsusho (7) Xác nhận chứng từ đã phù hợp, ngân hàng SHB thông báo cho Công ty T&T về bộ chứng từ. (8) Công ty T&T kiểm tra chứng từ và thanh toán cho Ngân hàng SHB

 

3.3.2. Phân tích chứng từ: Hóa đơn thương mại

3.3.2.1. Lý thuyết

Hóa đơn thương mại là chứng từ cơ bản của công tác thanh toán và do người bán (shipper) phát hành để yêu cầu người mua phải trả số tiền hàng đã được ghi trên hóa đơn. Hóa đơn nói rõ đặc điểm hàng hóa, đơn giá và tổng trị giá của hàng hóa, điều kiện cơ sở giao hàng (theo Incoterm), phương thức thanh toán, phương thức chuyên chở hàng.

Hóa đơn thương mại – Commercial Invoice thường được lập làm nhiều bản và được dùng trong nhiều việc khác nhau: Commercial Invoice được xuất trình cho ngân hàng để đòi tiền hàng, xuất trình cho công ty bảo hiểm để tính phí bảo hiểu khi mua hàng bảo hiểm hàng hóa, xuất trình cho hải quan để tính tiền thuế và thông quan hàng hóa.

Theo chức năng, hóa đơn thương mại quốc tế có thể được phân loại thành:

– Hoá đơn tạm tính – Provisional invoice là hóa đơn dùng trong việc thanh toán sơ bộ tiền hàng trong các trường hợp như: Giá hàng mới là giá tạm tính, việc nhận hàng về số lượng và chất lượng được thực hiện ở cảng đến, hàng hoá được giao làm nhiều lần mà mỗi lần chỉ thanh toán một phần cho đến khi bên giao hàng xong mới thanh toán dứt khoát v.v… – Hoá đơn chính thức – Final Invoice là hoá đơn để dùng thanh toán cuối cùng tiền hàng. – Hoá đơn chi tiết – Detailed invoice có tác dụng phân tích chi tiết các bộ phận của giá hàng. – Hoá đơn chiếu lệ – Proforma invoice là loại chứng từ có hình thức như hoá đơn thương mại, nhưng không dùng để thanh toán bởi vì nó không phải là yêu cầu đòi tiền.. – Hoá đơn trung lập – Neutral invoice trong đó không ghi rõ tên người bán. – Hoá đơn xác nhận – Certified invoice là hoá đơn có chữ ký của phòng thương mại và công nghiệp, xác nhận về xuất xứ của hàng hoá. Nhiều khi hoá đơn này được dùng như một chứng từ kiêm cả chức năng hoá đơn lẫn chức năng giấy chứng nhận xuất xứ.

3.3.2.2. Phân tích hóa đơn

Hóa đơn thương mại đi kèm bản hợp đồng này không có dấu chi tiết là hóa đơn chính thức hay bản draft nhưng bản hợp đồng thương mại này đã có chữ ký của người có thẩm quyền đại diện cho Công ty Toyota Tsusho nên có thể ngầm hiểu hóa đơn này là hóa đơn chính thức, dùng để thanh toán cuối cùng tiền hàng.

Các nội dung có trong hóa đơn thương mại như sau:

(1)  Logo, tên và thông tin liên lạc của Công ty TNHH Tư nhân Toyota Tsusho, là các thông tin của bên lập hóa đơn.

(2)  Tiêu đề: “COMMERCIAL INVOICE”, số hợp đồng: 15040904, ngày lập hóa đơn: 18/04/2015. (3)  Người nhận hóa đơn thương mại: Công ty TNHH Việt Nam kèm theo thông tin địa chỉ chi tiết.  (4)  Tên tàu nhận chở hàng: MV „AN PING‟ (5)  Ngày tàu cập bến: 18/04/2015 (6)  Cảng bốc hàng: San Lorenzo, Argentina (7)  Cảng dỡ hàng: Cảng Cái Lân hoặc cảng Hòn Gai, Việt Nam (8)  Mô tả hàng hóa: (9)  Số lượng: 40,000 MTs (10)  Đơn vị thanh toán: USD (11)  Giá 203.48 USD/MT (12)  Tổng giá trị: 8,139,200 USD được viết bằng số  (13) Điều kiện giao dịch: CFR FO 1 tại càng Cái Lân hoặc cảng Hòn Gai, Việt Nam theo Incoterms 2010 (14)  Điều kiện thanh toán: L/C at 120 days after sight – Thanh toán LC trả chậm 120 ngày. (15)  Mã LC: HAT160415ILCU982 thanh toán chỉ định ngày 22/4/2015 (16)  Tổng giá trị 8,139,200 USD được viết lại bằng chữ (17)  Chữ ký và dấu xác nhận của bên tạo lập hóa đơn  Nhận xét:  – Số hóa đơn thương mại là 15040904 – Các nội dung đều trùng khớp với nội dung của hợp đồng và vận đơn. Người xuất khẩu chỉ ký phát duy nhất một hóa đơn thương mại, không có hóa đơn chiếu lệ. – Đối chiếu với UCP 600: +  Hóa đơn này do người bán (Công ty TNHH Toyoyta Tsusho) phát hành. +  Theo UCP 600, hóa đơn thương mại không cần phải ký, tuy nhiên thực tế ở đây người bán bẫn xuất trình hóa đơn thương mại đã ký. Ở đây hóa đơn được làm 4 bản chính, nhiều hơn bình thường. Làm nhiều bản chính của hóa đơn thương mại có thể được người nhập khẩu dùng để xuất trình cho cơ quan hải quan để thông quan hàng hóa hoặc vì mục đích lưu trữ chứng từ của bộ phận kế toán.

+  Các thông tin có trong hóa đơn thương mại đều trùng khớp với các thông tin có trong hợp đồng, L/C và các chứng từ khác.  – Hóa đơn thương mại đề cập đến bản Incoterms được áp dụng là Incoterms 2010, thông tin này không được đề cập đến trong bản Hợp đồng.

 

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 (1 Review)
090.625.1816