“Phân tích hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế số ALIBABA0908765 giữa Việt Nam – Hàn Quốc

Nội Dung Chính

“Phân tích hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế số ALIBABA0908765”

Trong nên kinh tế mở, phát triển ngày càng lớn mạnh như hiện nay, hoạt động giao dịch thương mại, đặc biệt là giao dịch thương mại quốc tế phát triển không ngừng. Hoạt động đó ngày nay không chỉ đơn giản là hoạt động mua bán đơn giản thông thường mà ngày càng chuyên nghiệp, khoa học và đảm bảo lợi ích cũng như an toàn cho các bên tham gia. Sự chuyên nghiệp được thể hiện rõ ràng trong tất cả các khâu và ngày càng chặt chẽ, hệ thống ứng dụng trên toàn cầu chứ không phải giữa các quốc gia cụ thể nào. Một trong số đó, chúng ta không thể bỏ qua phương thức giao dịch bằng hợp đồng thương mại.

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (United Nations Convention on Contracts for the International Sales of Goods) là loại hành vi pháp lí cơ bản và thông dụng nhất, thể hiện ý chí của các bên tham gia để phát sinh quyền và các nghĩa vụ. Đó là sự đàm phán, thỏa thuận nhằm mục đích xác lập, thay đổi, chấm dứt nghĩa vụ của các bên, có tác dụng rất nhiều trong một giao dịch thương mại. Đi kèm với hợp đồng thương mại quốc tế còn có rất nhiều những chứng từ liên quan khác để đảm bảo việc giao dịch diễn ra tốt đẹp, hợp pháp. Chính vì thế, nhóm xin nghiên cứu đề tài:

“Phân tích hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế số ALIBABA 0908765”

Nhóm chuyên gia tập hợp và nghiên cứu nhằm mục đích vận dụng kiến thức đã được tiếp thu, nêu lên mối liên hệ giữa lý luận và thực tiễn để từ đó đưa ra những nhận định, lý giải và phân tích về hợp đồng xuất khẩu.

  1. PHÂN TÍCH HỢP ĐỒNG MUA BÁN QUỐC TẾ

1.1. CÁC BÊN THAM GIA GIAO DỊCH

Hợp đồng được thỏa thuận giữa hai bên:

1.1.1. Bên mua (Bên nhập khẩu)

Vietnam FOOD PROCESSING JSC.,

Công ty Cổ phần chê biến Thực phẩm Việt Nam

Địa chỉ : Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Số điện thoại/Fax : 04 6296 0000
Mã số thuế : 010897659
Email :
Website :
Đại diện : Bà Nguyễn Thị Kim
Địa chỉ : Phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Công ty Cổ phần chế biến Thực phẩm Việt Nam, tên giao dịch Vietnam Food.,JSC, bắt đầu hoạt động vào ngày 18 tháng 05 năm 2001, được thành lập theo giấy phép kinh doanh số 010000000 ngày 07 tháng 04 năm 2009.

Thien Hong Food.,JSC là công ty cổ phần ngoài nhà nước, hoạt động trong lĩnh vực chế biến lương thực, thực phẩm, có diện tích sử dụng 4.500 m2, với dây chuyền sản xuất hiện đại, hơn 300 công nhân với 3 phân xưởng lớn, quản lý chất lượng bằng hệ thống ISO 2200:2005. Các sản phẩm chủ yếu của doanh nghiệp gồm có hoa quả nhập khẩu thế giới và các sản phẩm nhập khẩu từ Hàn Quốc như mỹ phẩm Hàn Quốc, thực phẩm chức năng Hàn Quốc, đồ uống Hàn Quốc, trà nhập khẩu Hàn Quốc, kẹo nhập khẩu Hàn Quốc, thực phẩm nhập khẩu Hàn Quốc,… và bán lẻ trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp.

1.1.2. Bên bán (Bên xuất khẩu)

KOREA COMPANYCO., LTD

Công ty TNHH SM Korea

Địa chỉ : Thành phố Gimpo, Gyunggido, Hàn Quốc
Số điện thoại/Fax : 82 31 9876543
Website : http://smkorea-sf.com/
Đại diện : Ông Kim Un Un

Công ty TNHH Korea Company tên giao dịch Korea Company Co., LTD, được thành lập năm 2008, sản xuất thực phẩm OEM, mỹ phẩm, cà phê, bánh kẹo, sô cô la, nước giải khát. Các sản phẩm của SM Hàn Quốc có giá cả và chất lượng cạnh tranh với các đối thủ nên có những mối quan hệ kinh doanh với cả khách hàng nội địa và quốc tế. Các sản phẩm của công ty chủ yếu xuất khẩu sang U.A.E (Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất), Ấn Độ, Argentina, Brazil, Chi-lê, Cam-pu-chia, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Myanmar, Việt Nam.

Nhận xét:

  • Hợp đồng có đầy đủ thông tin về tên, địa chỉ, số điện thoại/fax, người đại diện giữa các bên tham gia. Tuy nhiên, người đại diện hai bên của hợp đồng để cho đầy đủ và chi tiết đồng thời rõ ràng cho cả hai bên nên đề cập đến chức vụ của người đại diện trong tổ chức hai bên để hai bên hiểu rõ và phòng trường hợp tranh chấp xảy ra.
  • Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế này được ký kết giữa các chủ thể có đầy đủ tư cách pháp lý và có trụ sở ở hai quốc gia khác nhau là Việt Nam (bên mua) và Hàn Quốc (bên bán). Về phía Việt Nam, theo nghị định 57/1998 NĐ-CP ngày 31/07/1998, doanh nghiệp phải đăng ký kinh doanh và đã đăng ký mã số kinh doanh xuất nhập khẩu tại cục Hải quan tỉnh, thành phổ, (hiện nay doanh nghiệp Việt Nam dùng chung mã số xuất nhập khẩu với mã số thuế) Công ty Cổ phần chế biến thực phẩm Việt Nam đã thực hiện theo đúng nghị định.

1.2. CÁC ĐIỀU KHOẢN

Mã hợp đồng: ALIBABA 0908765

Ngày ký kết: 28/03/2016

1.2.1. Điểu khoản thương phẩm

Tên hàng – Số lượng – Chất lượng:

TÊN HÀNG TỔNG SỐ THÙNG ĐƠN GIÁ (USD)

GIÁ FOB/THÙNG

THÀNH TIỀN (USD)
Mỳ ăn liền Noodle Shin Ramyun (Multi), hiệu Nong Shim

(120g/gói x 40 gói/thùng)

250 $9.70 $2,425.00
Mỳ ăn liền Noodle Shin Cup, hiệu Nong Shim
(65g/gói x 30 gói/ thùng)
50 $7.50 $375.00
Mỳ ăn liền Noodle Shin Cup, hiệu Nong Shim

(114g/gói x 16gói/thùng)

50 $7.50 $375.00
Mỳ ăn liền Noodle Jjapagetti (Multi), hiệu Nong Shim

(140g/gói x 30 gói/thùng)

100 $11.50 $1,150.00
Mỳ ăn liền Noodle Jjapagetti (Multi), hiệu Nong Shim

(140g/gói x 40 gói/thùng)

350 $11.50 $4,025.00
TỔNG 800 $8,350.00

Bằng chữ: Tám nghìn ba trăm năm mươi chẵn đô la Mỹ

Xuất xứ: Hàn Quốc

Chất lượng: 100% mới nguyên nhãn và sẵn sàng sử dụng

Nhận xét:

  • Tên các mặt hàng được kèm theo tên hãng sản xuất, cụ thể trong hợp đồng này là Nong Shin. Theo nhóm phân tích, hai bên nên bổ sung đi kèm tên hàng với mã HS (Harmonized Commodity Description and Coding System) để xác định thuế suất nhập khẩu hàng hóa và thuận tiện cho quá trình thông quan. Mã HS của sản phẩm này là: 19023040
  • Về phẩm chất, hợp đồng quy định phẩm chất dựa vào dung trọng và kết hợp với phương pháp mô tả: Mỳ ăn liền Noodle Shin Ramyun (120g/gói, 40 gói/thùng), Mỳ ăn liền Noodle Shin Cup (65g/gói x 30 gói/ thùng), Mỳ ăn liền Noodle Shin Cup (114g/gói, 16 gói/thùng), Mỳ ăn liền Noodle Jjapagetti (140g/gói, 30 gói/thùng), Mỳ ăn liền Noodle Jjapagetti (140g/gói, 40 gói/thùng) cùng với yêu cầu 100% nguyên nhãn và sẵn sàng sử dụng. Tuy hợp đồng đã quy định rõ về nhãn hiệu, loại hàng và mô tả yêu cầu hàng hóa nhưng với mặt hàng thực phẩm tiêu dùng nhanh như mỳ ăn liền lại không hề đề cập đến hạn sử dụng của hàng hóa mà chỉ đề cập trong danh mục hàng hóa nhập khẩu của bên mua. Như vậy, có thể gây thiệt hại cho bên mua trong trường hợp bên bán giao hàng hóa đã hết hạn sử dụng cho bên mua.
  • Về số lượng, hợp đồng quy định số lượng dứt khoát theo đơn vị tính ‘thùng”, cụ thể là tổng 800 thùng, địa điểm xác định số lượng, trọng lượng là tại Hàn Quốc do điều kiện tính giá trong hợp đồng là FOB.
  • Hàng hóa trong hợp đồng theo thỏa thuận giữa hai bên có quy định xuất xứ rõ ràng tại Hàn Quốc.
  • Tổng giá trị hàng hóa có phần số và phần chữ thể hiện cùng một giá trị.
  • Hàng hóa “mỳ ăn liền” không thuộc đối tượng bị cấm nhập khẩu (nghị định 187) nên đối tượng của hợp đồng hợp pháp.

1.2.2. Điều khoản tài chính

1.2.2.1. Điều khoản giá:

Giá được hiểu là giá FOB cảng Busan (Hàn Quốc), đồng tiền tính giá là đồng tiền ngoại tệ của nước thứ ba – đô la Mỹ, đây là đồng tiền mạnh và tự do chuyển đổi.

Đơn giá và tổng giá được quy định rõ ràng theo bảng trên.

Giá FOB là giá gồm giá thành phẩm cộng thêm chi phí thông quan xuất khẩu và chi phí xếp hàng lên tàu do bên bán chịu.

Phương pháp quy định giá là giá cố định: giá được xác định tại thời điểm ký kết hợp đồng và không thay đổi. Phương pháp quy định giá này phù hợp với mặt hàng trong hợp đồng vì mỳ ăn liền là mặt hàng có ít sự biến động về giá, và thời hạn hợp đồng có hiệu lực ngắn (khoảng 14 ngày).

 

1.2.2.2. Điều khoản thanh toán:

Được thực hiện theo phương thức thanh toán chuyển tiền không kèm chứng từ: chuyển tiền bằng điện trước 100% giá trị hợp đồng.

Ngân hàng bên mua : Ngân hàng Sài Gòn Thường tín, chi nhánh Thăng Long
Địa chỉ : 60A, Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
Mã ngân hàng : SGTTVNVX
Số tài khoản : 020024909876
Bên thụ hưởng : Công ty TNHH SM Korea
Số tài khoản : 987-065371-89-000987
Tên ngân hàng : Ngân hàng Công nghiệp Hàn Quốc
Địa chỉ : Chung-gu, Seoul, Hàn Quốc
Mã ngân hàng : IBKOKRSE

Nhận xét:

  • Không có quy định về đồng tiền thanh toán
  • Với thời hạn thanh toán trả trước toàn bộ giá trị hợp đồng gây thiệt về vốn cho người mua nên khi tính giá cần có sự cân bằng lợi ích về vốn giữa hai bên. Mặc dù hai bên là đối tác làm ăn lâu dài, tin tưởng lẫn nhau và giá trị hợp đồng không lớn nhưng vẫn tiềm ẩn rủi ro cho bên mua khi thanh toán trước 100% giá trị hợp đồng như vậy.
  • Ngược lại, bên bán đảm bảo được lợi ích của mình, và không phải chịu rủi ro về thanh toán. Bên mua chuyển tiền đủ thì mới giao hàng.
  • Hợp đồng quy định trả trước nhưng không quy định rõ thời hạn trả trước vào khoảng thời gian cụ thể nào, điều này có thể gây chậm trễ cho việc giao hàng và sai thời hạn giao hàng được quy định trong điểu khoản giao hàng.
  • Ngân hàng bên mua và ngân hàng bên thụ hưởng có thông tin đầy đủ về tên, địa chỉ, số tài khoản giúp dễ dàng thực hiện thanh toán.

1.2.3. Điều khoản giao hàng

Phương thức vận chuyển: FOB Busan, Hàn Quốc

Giao hàng từng phần: không được phép

Chuyển tải: không được phép

Thời hạn giao hàng: trong vòng 2 tuần (14 ngày) sau khi nhận được đơn hàng của bên mua

Đơn vị nhận hàng:

Bên mua: Công ty Cổ phần chế biến thực phẩm Việt Nam

Địa chỉ: Khu công nghiệp Phú Minh, Cổ Nhuế, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Số điện thoai/fax: 84 462 960 570

Đại diện: Bà Nguyễn Thị Kim

Cảng đi: Cảng Busan, Hàn Quốc

Cảng đến: cảng Hải Phòng, Việt Nam

Nhận xét:

  • Quy định phương thức vận chuyển theo điều kiện FOB nhưng không dẫn chiếu theo Incoterm 2000 hay Incoterms 2010 do điều khoản FOB trong Incoterms 2010 có hai điểm mới so với Incoterms 2000. Trong hợp đồng này, nếu Incoterms 2010 “hàng được xếp lên tàu không phải hàng được di chuyển qua lan can tàu”.
  • Điều kiện cơ sở được giao hàng sử dụng là FOB (Free on board) – giao hàng trên tàu theo Incoterm của Phòng Thương mại quốc tế (ICC) mà không có sự thay đổi nào trong thỏa thuận giữa hai bên. Có nghĩa là Korea CompanyCo., LTD giao tàu lên con tàu do Thien Hong Food., JSC chỉ định tại cảng Busan. Rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng của hàng hóa di chuyển khi hang hóa được xếp lên tàu, và Thien Hong Food.,JSC chịu mọi chi phí kể từ thời điểm này trở đi. Điều kiện FOB yêu cầu, Korea CompanyCo.,LTD phải làm thủ tục thông quan xuất khẩu tại Hàn Quốc (nếu có), trả các loại phí vận tải nội địa bên Hàn Quốc, phí bốc hàng lên tàu; Thien Hong Food., JSC có nghĩa vụ thông quan nhập khẩu, trả các khoản thuế nhập khẩu hoặc làm thủ tục thông quan nhập khẩu.
  • Quy định về vận chuyển chặt chẽ hơn vì đã quy định rõ bên bán không được giao hàng từng phần và chuyển tải nhằm đảm bảo chất lượng và số lượng hàng hóa cho bên mua, đồng thời khối lượng hàng hóa không nhiều chỉ trong một container.
  • Thời hạn giao hàng có định kỳ vào một khoảng thời gian: trong vòng 2 tuần (14 ngày) sau khi bên bán nhận được đơn đặt hàng của bên mua. Cách quy định này phù hợp với loại hàng hóa và cách thức FOB nhưng lại khó xác định được khoảng thời gian cụ thể vì không biết bên bán nhận được đơn hàng của bên mua vào ngày nào. Nếu bên bán giao hàng muộn, họ có thể viện cớ bằng cách điều chình ngày nhận đơn đặt hàng của bên mua như vậy gây bất lợi về phía người mua. Hoặc bên bán kéo dài thời gian nhận đơn đặt hàng vì họ đã được thanh toán trả trước 100% làm cho hàng đến chậm gây ảnh hưởng tới dự định và kế hoạch kinh doanh của bên mua. Vì vậy, bên mua cần lưu ý thỏa thuận rõ thời hạn giao hàng để tránh tổn thất cho những hợp đồng sau này.
  • Địa điểm giao hàng (cảng đến, cảng đi) được quy định rõ trong hợp đồng.
  • Hợp đồng không có điều khoản quy định về thông báo giao hàng. Đặc biệt khi thanh toán bằng điều kiện FOB bên mua cần đươc bên bán cung cấp thông tin thông qua “Shipping Advice” để thuê tàu vào thời điểm hợp lý.

1.2.4. Điều khoản khác

1.2.4.1. Điều 4: Chứng từ được yêu cầu:

Bên bán gửi chứng từ bên mua yêu cầu sau khi hàng được chuyển đi:

  • 3/3 Hóa đơn thương mại gốc: được bên bán ký và đóng dấu, thể hiện rõ đơn vị giá, số lượng, thành tiền.
  • 3/3 Bản gốc danh sách đóng gói chi tiết được bên bán ký và đóng dấu, chỉ rõ thành phần của mỗi thùng hàng, thùng carton, gói hàng hoặc khối lượng tịnh và khối lượng cả thùng hàng.

Nhận xét:

  • Điều khoản yêu cầu về chứng từ đơn giản, chỉ yêu cầu Hóa đơn thương mại và Phiếu đóng gói.
  • Tuy nhiên, theo yêu cầu về phẩm chất của hàng hóa do bên mua quy định ở điều 1 vè nguồn gốc hàng hóa “Made in Korea” và chất lượng mới 100% và có thể dùng ngay nên để đảm bảo quyền lợi cho bên mua thì trong bộ chứng từ cần phải có giấy chứng nhận xuất xứ C/O (Certificate of Origin) và giấy chứng nhận chất lượng và số lượng.
  • Trong điều khoản chứng từ không yêu cầu vận đơn B/L như trong các hợp đồng khác vì vận đơn được hai bên thỏa thuận là vận đơn bằng điện (Surrendered).

1.2.4.2. Điều 5: Điều kiện khác

Hợp đồng có hiệu lực từ ngày ký, bất cứ thay đổi hay bổ sung nào đều cần sự nhất trí của hai bên.

Hợp đồng được viết bằng tiếng Anh, hai bên sé ký 4 bản gốc, mỗi bên giữ hai bản gốc và các bản Fax được công nhận.

Nhận xét:

  • Hợp đồng có hiệu lực từ ngày ký tức là ngày 28/03/2016.
  • Thể hiện được quyền lợi bình đẳng giữa hai bên khi có sự thay đổi.
  • Quy định rõ ngôn ngữ, số bản hợp đồng dễ dàng cho cả hai bên trong quá trình giao dịch.
  • Không có quy định về chi phí liên quan đến quá trình ký kết hợp đồng do bên mua/bên bán hoặc cả hai bên chịu trách nhiệm.
  • Hợp đồng được ký kết và đóng dấu đầy đủ giữa hai chủ thể.

1.3. KẾT LUẬN

Hợp đồng mang mã số ALIBABA 0908765 được ký kết ngày 28/03/2016 giữa hai bên chủ thể: Korea CompanyCo., LTD và Thien Hong Food., JSC, thể hiện ý chí tự do và tự nguyên giữa hai bên mua và bên bán, đồng thời đáp ứng đủ bốn điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo điều 81 của Bộ luật Thương mại Việt Nam:

  • Chủ thể hợp đồng có đủ tư cách pháp lý
  • Đối tượng của hợp đồng hợp pháp
  • Nội dung của hợp đồng phải hợp pháp
  • Hình thức của hợp đồng phải hợp pháp (Hình thức: Văn bản)

Ngoài ra, bên cạnh một số phần đã quy định chi tiết đầy đủ tuy nhiên vẫn còn nhiều điểm thiếu xót và quy định không rõ ràng dễ gây nhầm lẫn và tranh cãi như đã phân tích ở trên nguyên nhân có thể là do hai bên đối tác có mối quan hệ làm ăn lâu dài nên hợp đồng chỉ mang tính chất pháp lý. Nhưng, hợp đồng nên bổ sung thêm những điều khoản quy định trách nhiệm của các bên cũng như cơ sở để giải quyết tranh chấp, khiếu nại khi rủi ro xảy ra. Cụ thể như sau:

  • Điều khoản về bao bì: yêu cầu về chất lượng bao bì, vật liệu bao bì, hình thước bao bì, kích thước bao bị, đai nẹp bao bì.
  • Điều khoản về đóng gói, mã hiệu: container đóng hàng, mã hiệu rõ ràng bằng tiếng Anh.
  • Điều khoản về kiểm định: bên kiểm định, nơi kiểm định.
  • Điều khoản khiếu nại: thời hạn khiếu nại, bộ hồ sơ khiếu nại, cách thức giải khuyết khiếu nại.
  • Điều khoản bất khả kháng (thiên tai, lũ lụt, sóng thần,…): các sự kiện tạo nên bất khả kháng, thủ tục ghi nhận sự kiện, hệ quả của bất khả kháng, nghĩa vụ của các bên liên quan bất khả kháng.
  • Điều khoản trọng tài: địa điểm trọng tài, trình tự tiến hành trọng tài, luật dùng để xét xử, chấp hành tài quyết.
  1. PHÂN TÍCH CÁC LOẠI CHỨNG TỪ LIÊN QUAN

2.1. CHỨNG TỪ HÀNG HÓA

2.1.1. Phiếu đóng gói (Packing list)

Phiếu đóng gói liệt kê những mặt hàng, loại hàng được đóng gói trong một kiện hàng nhất định, do chủ hàng lập ra và chỉ ra cách thức đóng gói của hàng hóa.

Nhận xét:

  • Số Packing list: SM 05042016
  • Phiếu đóng gói (Packing list) đã thể hiện đầy đủ thông tin cần thiết như: tên người bán và người mua, tên hàng, số hiệu hợp đồng, tên tàu, ngày bốc hàng, cảng bốc, cảng dỡ, trọng lượng hàng hóa đó, thể tích của kiện hàng, và số container. Ngoài ra:

+ Tổng CBM: 19.49

+Tổng trọng lượng: 1371.76

  • Các thông tin thể hiện trên phiếu đóng gói đều trùng khớp với trong hợp đồng đã nêu.
  • Phí giao hàng: như đã thỏa thuận trong hợp đồng.
  • Tuy nhiên, sản phẩm phở Shin có nhiều loại mặt hàng khác nhau như: Mỳ ăn liền Shin, Mỳ ăn liền Shin Cup, Mỳ ăn liền Jjapagetti và Mỳ ăn liền Jjapagetti (Multi) nhưng lại không nêu rõ số thứ tự của kiện hàng phục vụ cho việc kiểm tra hàng hóa cụ thể ở pallet nào và có khiếu nại khi hàng có vấn đề.
  • Vấn đề bao bì và nhãn hiệu cũng không được cân nhắc kĩ trong cả hợp đồng và phiếu đóng gói.

2.1.2. Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)

Hóa đơn thương mại là chứng từ cơ bản của công tác thanh toán và do người bán (shipper) phát hành để yêu cầu người mua phải trả số tiền hàng đã được ghi trên hoá đơn. Hoá đơn nói rõ đặc điểm hàng hoá, đơn giá và tổng trị giá của hàng hoá, điều kiện cơ sở giao hàng (theo incoterm), phương thức thanh toán, phương thức chuyên chở hàng.

Phân tích:

  • Bên bán: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN KOREA COMPANY

Địa chỉ: số 247, Sau-dong, thành phố Gimpo, Gyunggido, Hàn Quốc

  • Bên mua: CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM VIỆT NAM

Địa chỉ: Khu công nghiệp Phú Minh- Cổ Nhuế 2- Quận Bắc Từ Liêm- Hà Nội, Việt Nam

  • Hóa đơn số: SM 05042016
  • Điều kiện thanh toán : Chuyển khoản trước 100% giá trị đơn hàng
  • Giá : FOB BUSAN, HÀN QUỐC
  • Thông tin hàng:

+ Tên hàng: Mỳ ăn liền Shin, Mỳ ăn liền Shin Cup, Mỳ ăn liền Jjapagetti, Mỳ ăn liền Jjapagetti (Multi)

+Quy cách đóng gói: theo tiêu chuẩn đóng gói xuất khẩu

  • Đơn vị tính giá, ghi nhãn và các điều khoản khác tương tự như trong hợp đồng đã nêu

Nhận xét:

  • Hóa đơn thương mại đã thể hiện đầy đủ các thông tin cần thiết như: Số và ngày lập hóa đơn; Tên, địa chỉ người bán và người mua; Thông tin hàng hóa: mô tả, số lượng, đơn giá, số tiền; điều kiện cơ sở giao hàng; điều kiện thanh toán; cảng xếp, dỡ; tên tàu, số chuyến…
  • Ngày lập hóa đơn thương mại 05/04/2016, tức sau ngày ký hợp đồng 28/03/2016 nên hóa đơn thương mại này hợp pháp và có hiệu lực.
  • Đơn giá, số lượng hàng hóa, loại hàng, chất lượng đều trùng khớp với hợp đồng.
  • Đồng tiền ghi trong hóa đơn thương mại và đơn vị trong lượng áp dụng trùng khớp với hợp đồng.
  • Hóa đơn có chữ kí, đóng dấu đầy đủ của bên bán: SM Korea
  • Theo UCP600, Hóa đơn thương mại không cần phải ký nhưng bên bán vẫn trình hóa đơn có dấu và chữ ký đầy đủ do bên mua cần cho các mục đích khác như: xuất trình cho cơ quan hải quan để thông quan hàng hóa hay muốn lưu trữ chứng từ của bộ phận kế toán.
  • Cảng hàng đi trong hóa đơn thương mại: cảng Icheon, Hàn Quốc không trùng khớp với hợp đồng là cảng Busan, Hàn Quốc.
  • Số trên hóa đơn thương mại và phiếu đóng gói đã khớp nhau, cùng là SM05042016.

2.2. CHỨNG TỪ VẬN TẢI

Trong bộ chứng từ này, chứng từ vận tải bao gồm duy nhất vận đơn. Vận đơn do Công ty TNHH Logistic Metakor ký phát.

2.2.1. Metakor Logistic Co.,LTD

Địa chỉ: 511 tòa nhà Daeryung, số 27 Deonyu, YeongDeungpo-gu, Seoul, Hàn Quốc

Số điện thoại: 02 6925 3877

Fax: 02 6925 3878

Email: info@metakor.co.kr

Website: http://www.metakor.co.kr/

Metakor Logistic Co., LTD cung cấp toàn bộ gói dịch vụ từ logistic hàng hải và hàng không để phục vụ hải quan, kho bãi, logistic và đất được cung cấp bởi các nhà môi giới hải quan dày dạn và có mạng lưới toàn cầu đặt tại Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hồng Kông, Việt Nam, Đức, Argentina, và các nước lớn khác.

Metakor Logistic Co., LTD được Freight Midpoint International Forwarders Network đánh giá cao trong hoạt động vận tải trên thế giới.

2.2.2. Vận tải đơn

Vận tải đơn trong bộ chứng từ này là vận đơn đích danh bao và là vận đơn thứ cấp (HBL) gồm các nội dung:

  • Mã hiệu vận đơn: MKSLHPH1604002
  • Người chuyên chở (Carrier): Công ty TNHH Logistic Metakor
  • Bên giao hàng (Shipper): SM Korea, số 247, Sau-dong, thành phố Gimpo, Gyunggido, Hàn Quốc (bên xuất khẩu).
  • Bên nhận hàng (Consignee): Thien Hong Food Processing JSC, Khu công nghiệp Phú Minh- Cổ Nhuế 2- Quận Bắc Từ Liêm- Hà Nội, Việt Nam (bên nhập khẩu).
  • Bên được thông báo: trùng với bên nhận hàng (do bên nhập khẩu nhận hàng không thông qua trung gian).
  • Tàu vận chuyển: DORA C/1601W
  • Cảng bốc hàng: Busan, Hàn Quốc.
  • Cảng dỡ hàng, nhận hàng: Hải Phòng, Việt Nam.
  • Trong container gồm có 800 thùng carton.
  • Hàng hóa được vận chuyển trong 01 container 20GP, 20GP container là container thường, dài 20 feet, sức chứa 33 m3. Loại container phù hợp với loại hàng hóa đóng rời như các thùng carton của mặt hàng mỳ ăn liền.
  • Số hiệu container/ số kẹp chì: HJCU2365171/HE697562. Số container để thuận lợi cho bên bán và mua kiểm tra hành trình vận chuyển hàng hóa của mình, số kẹp chì còn nguyên niêm phong để tránh việc mất hàng trên đường vận chuyển.
  • Điều kiện giao: CY/CY

CY (container yard) là bãi chứa container ở cảng, nơi tập kết container trước khi chuyển lên tàu và sau khi giao xuống tàu. Đối với hàng nguyên container như trong giao dịch này thường dùng điều kiện CY/CY chỉ trách nhiệm của người chuyên chở là giao hàng từ bã container tại nơi đi tới bãi container tại nơi đến.

  • Mô tả hàng hóa “Said to contain: Shipper’s load & count” để bảo vệ Công ty Logistic trong trường hợp người nhận hàng khiếu nại thiếu hụt hàng sau này. Nếu khi nhận container, niêm phong/seal còn nguyên vẹn, người nhận hàng không thể bắt Công ty Logistic chịu trách nhiệm về thiếu hụt hàng hóa vì công ty đã không có mặt tại thời điểm đóng hàng nên không thể biết chủ hàng đóng bao nhiêu hàng vào trong container.
  • Tổng CBM, trọng lượng trùng khớp với phiếu đóng gói.
  • Thông thường trong các hợp đồng theo điều kiện FOB, cước vận tải (Freight) theo Collect, trong hợp đồng này cũng vậy. Cước phí “Freight Collect” nghĩa là bên mua (Thien Hong Food) sẽ phải trả cước tàu tại cảng đến (Hải Phòng).
  • Đối với các giao dịch mua bán đến châu Á như trong giao dịch này, từ Hàn Quốc đến Việt Nam, thường phát sinh thêm phụ phí vận tải biển EBS (Emergency Bunker Surcharge) do chênh lệch giá xăng dầu. Do trong hợp đồng giữa hai bên không thỏa thuận về phụ phí này nên nếu phát sinh phí EBS thì bên trả sẽ do hãng tàu quy định.
  • Dấu “SURRENDERED”, vận đơn bằng điện, là vận đơn khi dùng không cần vận đơn gốc, vì vậy trên vận đơn không có chữ ký (đóng dấu) của công ty phát hành. Tạo điều kiện cho việc nhận hàng khi chưa có vận đơn.
  • Ngày xếp hàng lên tàu và ngày ký phát vận đơn trùng nhau là ngày 07/04/2016 do hàng lên tàu thì mới được cấp vận đơn.
  • Ngoài ra, vận đơn đề cập đến đại lý của Công ty Logistic Metakor tại Hải Phòng (Việt Nam) để khi có khiếu nại xảy ra, hai bên làm việc dễ dàng hơn.

2.3. GIẤY BÁO HÀNG ĐẾN (ARRIVAL NOTICE)

Giấy báo hàng đến do đại lý của Công ty Logistic Metakor tại Việt Nam, công ty TNHH vận tải và dịch vụ thương mại Hải Thiên, thông báo cho bên nhập khẩu (Công ty Việt Nam) để thông báo lịch hàng đến.

Thông tin gồm có:

  • Ngày dự tính đến (ETA): 14/04/2016
  • Tên tàu: DORA C V.1601W (Mã hiệu con tàu là V., tức là Voyage., nghĩa là trước khi cấp vận đơn đường biển, người cho thuê tàu và người thuê tàu đã ký kết với nhau một hợp đồng thuê tàu chuyến. Khi hàng hóa được xếp lên tàu, người chuyên chở cấp cho người gửi hàng vận đơn đường biển. Với số lượng hàng hóa tương đối, hơn nữa lại là hàng trần nên bên mua đã kí kết hợp đồng thuê tàu chuyến).
  • Số B/L trùng với số trên vận đơn, chứng tỏ đúng.
  • Cảng bốc hàng: Busan, Hàn Quốc
  • Cảng nhận hàng: Đình Vũ, Hải Phòng, Việt Nam (thông báo rõ cảng cho bên mua đến nhận hàng dễ dàng và thuận tiện hơn).
  • Số hiệu container/seal, số lượng, mô tả hàng hóa, trọng lượng trùng khớp với vận đơn.
  • Chú ý: để nhận được D/O là lệnh giao hàng thì bên nhập khẩu cần đưa ra giấy ủy quyền của công ty, mã thẻ cho vận tải biển và không yêu cầu vận đơn gốc do trong giao dịch này, hai bên sử dụng “vận đơn surrendered”.

 

 

2.4. GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM TRA THỰC PHẨM NHẬP KHẨU

Đối với những lô hàng là thực phẩm, bên nhập khẩu cần đăng ký kiểm tra tại Trung tâm Kỹ thuật.

Đăng ký kiểm tra thuộc một trong ba bước kiểm tra nhà nước về hàng hóa nhập khẩu. Quy trình 3 bước:

Bước 1: Đăng ký kiểm tra

Nộp giấy đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu (02 bản) theo mẫu của cơ quan kiểm tra các chứng từ kèm theo.

Đóng lệ phí kiểm tra theo mức độ quy định

Nhận lại giấy “Thông báo lo hàng đủ thủ tục về quy định đối với hàng hóa nhập khẩu” và Giấy đăng ký kiểm tra có tên của bộ phận sẽ thực hiện kiểm tra chất lượng.

Liên hệ với cơ quan hải quan để làm các thủ tục thông quan theo quy định

Bước 2: Kiểm tra ký thuật

Thông báo cho bộ phận kiểm tra sau khi đã tập kết hàng về daonh nghiệp để thống nhất kế hoạch kiểm tra

Tổ chức cho bộ phận kiểm tra kỹ thuật thực hiện việc kiểm tra tại doanh nghiệp

Bước 3: Nhận biết kết quả kiểm tra

Sau khi có kết quả kiểm tra, bộ phận kiểm tra sẽ liên hệ với doanh nghiệp thông báo kết quả kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu do cơ quan kiểm tra ban hành.

Các thông tin bên mua, bên bán, số lượng, mô tả hàng hóa, hình thức thanh toán đều khớp với hợp đồng.

2.5. BỘ CHỨNG TỪ HẢI QUAN

2.5.1. Khai và nộp tờ hải quan

  • Thực hiện khai và nộp tờ khai theo hệ thống khai báo VNACCS/VCIS.
  • Sử dụng mẫu tờ khai hàng hóa nhập khẩu mới theo Thông tư 22/2014/TT-BTC ngày 14/02/2014.
  • Nhận kết quả phân luồng: hàng hóa thuộc luồng Vàng tương ứng mã phân loại kiểm tra 2 trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu (kiểm tra hồ sơ hải quan, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa).

2.5.2. Phân tích nội dung tờ khai hải quan

2.5.2.1. Tổng quan

  • Số tờ khai hải quan: 100819450761

Số tờ khai hải quan quy định bao gồm 12 chữ số, trong đó 11 chữ số đầu cố định, số cuối cùng là số lần sửa tờ khai. Do vậy, tờ khai này có số cuối cùng là “1” nên đã sửa một lần và trên tờ khai có ghi rõ ngày và giờ thay đổi đăng ký.

  • Ngày khai báo hải quan: 14/04/2016

Ngày khai báo hải quan cùng ngày lô hàng cập cảng (theo giấy thông báo hàng đến ngày 14/04/2016).

  • Tên cơ quan Hải quan tiếp nhận tờ khai: CDINHVUHP

Cảng tiếp nhận tờ khai trùng với cảng nhận hàng trong giấy thông báo hàng đến mà bên nhập khẩu nhận được.

  • Bên nhập khẩu: Công ty cổ phần chế biến Thực phẩm Việt Nam

MS: 010112666

  • Bên xuất khẩu: Korea CompanyCo., LTD
  • Phương tiện vận chuyển: 9999 quy định vận tải bằng đường biển
  • Tên tàu vận chuyển: DORA C/1601W
  • Địa điểm lưu kho và dỡ hàng: cảng Đình Vũ
  • Phương thức thanh toán trên hợp đồng là T/T, nhưng trong tờ khai thông quan lại là TTR do hệ thống điện tử thông quan coi T/T là TTR.

2.5.2.2. Nội dung liên quan đến hàng hóa

  • Hàng hóa được thông qua có mã số HS: 19023040
  • Mã loại hình: A11 (Nhập kinh doanh tiêu dùng)

Hàng hóa thuộc chương 19 (chế phẩm từ ngũ cốc, bột, tinh bột hoặc sữa; các loại bánh ),phần IV (thực phẩm chế biến, đồ uống, rượu mạnh và giấm, thuốc lá và các loại nguyên liệu thuốc lá đã chế biến), phân nhóm HS 19023040: mỳ ăn liền khác.

  • Mô tả hàng hóa:

Các mô tả về hàng hóa hoàn toàn khớp với bộ hợp đồng thương mại.

2.5.2.3. Nội dung liên quan đến trị giá hải quan

  • Phương pháp xác định trị giá hải quan:
  • Trị giá hóa đơn: $8350 (FOB-USD)
  • Trọng lượng: 1371,76 KGM
  • Số lượng: 800 cartons
  • Số lượng container: 1

Khối lượng, trị giá hóa đơn, đơn giá các mặt hàng khớp với Packing list và hợp đồng thương mại.

2.5.2.4. Nội dung liên quan đến thuế

  • Trị giá tính thuế: 189.347.500 VNĐ (8.510 USD)

Trong hợp đồng này: Trị giá tính thuế = tổng giá trị hợp đồng + cước vận chuyển

Tổng giá trị hợp đồng: 8.350 USD

Cước vận chuyển: 160 USD

  • Tỷ giá tính thuế: 22.250 VND/USD
  • Tổng tiền thuế phải nộp: 81.419.425 VNĐ
  • Loại thuế phải nộp:

Thuế nhập khẩu:

+ Trị giá tính thuế: 189.347.500 VNĐ

+ Thuế suất: 30%

+ Số tiền thuế: 56.804.250 VNĐ

Với sản phẩm mang mã HS 19023040 và nhập khẩu từ Hàn Quốc, thuế nhập khẩu là 30%, nhưng nếu doanh nghiệp có giấy chứng nhận xuất sứ C/O từ Hàn Quốc sẽ được hưởng thuế ưu đãi còn 10%.

Thuế GTGT:

+ Trị giá tính thuế (trị giá tính thuế ban đầu + thuế nhập khẩu): 246.151.750 VNĐ

+ Thuế suất: 10%

+ Số tiền thuế: 24.615.175 VNĐ

  • Thời hạn nộp thuế: Nộp thuế ngay (mã xác định thời hạn nộp thuế D)
  • Phân loại nộp thuế: A (không thực hiện chuyển khoản)
  1. QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU

Sau khi hợp đồng được hai bên thỏa thuận, đồng ý và ký kết thì bên mua với tư cách là một bên ký kết – phải tổ chức thực hiện hợp đồng đó. Theo trình tự các bước nghiệp vụ, quy trình nghiệp vụ nhập khẩu trải qua 6 bước. Tuy nhiên, do đặc điểm của loại hình hàng hóa nhập khẩu là hàng hóa kinh doanh thông thường nên công ty không phải trải qua bước xin phép nhập khẩu. Do đó, trên thực thế nghiệp vụ thực hiện hợp đồng chỉ bao gồm 5 bước sau:

3.1. THANH TOÁN

Điều khoản thanh toán của hợp đồng giao dịch giữa hai bên đã quy định thanh toán bằng T/T và thanh toán trả trước 100% hợp đồng.

Thanh toán T/T – Telegraphic Transfer – chuyển tiền bằng điện nằm trong hình thức thanh toán bằng By remittance – By Transfer trong đó ngân hàng của người mua sẽ điện ra lệnh cho ngân hàng đại lý của mình ở nước ngoài thanh toán tiền cho người bán. Có các phương thức thanh toán là chuyển tiền trả trước, trả ngay và trả sau.

Trong trường hợp này, thanh toán trả trước được thực hiện qua các bước sau:

Bước 1: Bên mua đến ngân hàng của bên mua để ra lệnh chuyển tiền để trả cho bên xuất khẩu.

Bước 2: Ngân hàng bên mua gửi giấy báo nợ đến người mua.

Bước 3: Ngân hàng bên mua chuyển tiền cho ngân hàng bên bán.

Bước 4: Ngân hàng bên bán gửi giấy báo có cho bên bán.

Bước 5: Bên bán giao hàng và bộ chứng từ hàng hóa cho bên mua.

3.2. THUÊ TÀU

Việc thuê phương tiện vận tải căn cứ vào:

  • Thỏa thuận về điều kiện cơ sở giao nhận: sử dụng điều kiện FOB
  • Tính chất của hàng hóa: hàng thực phẩm mỳ ăn liền, hàng khô được đóng thùng và khối lượng hàng hóa nhỏ. Theo đó: bên mua là người có nghĩa vụ thuê tàu. Phương thức: thuê tàu chở – tàu DORA C/1601W.

Sau khi đã chọn hãng tàu, bên mua làm hợp đồng vận tải với công ty vận chuyển, bàn bạc về các điều khoản thời gian, địa điểm nhận hàng ở nước xuất khẩu, các điều khoản thanh toán,… cũng như các điều kiện ràng buộc giữa hai bên. Sau khi đặt tàu và hoàn thành hợp đồng với công ty vận chuyển thì báo cho bên bán địa điểm thời gian tàu đến nhận hàng.

3.3. NHẬN HÀNG

Khi tàu đến cảng Đình Vũ, phát ra thông báo sẵn sàng làm hàng là ETA, bên mua phải liên hệ trực tiếp cho cảng, ủy thác cho cảng dỡ hàng và chuẩn bị các chứng từ, phương tiện nhận hàng.

Mang vận đơn để đi xuất trình cho hãng tàu ở nơi cảng Đình Vũ.

Đổi vận đơn và các giấy tờ đại lý Công ty Logistic của Metakor yêu cầu lấy lệnh giao hàng D/O.

Kiểm tra số lượng hàng hóa theo Packing list để báo lại cho bên bán trong trường hợp bị thiếu hàng hay tổn thất trong thời gian quy định.

3.4. THÔNG QUAN NHẬP KHẨU

Bên mua đã rút ngắn thời gian thông quan bằng việc chẩu bị trước hồ sơ hải quan và nộp trước ngày hàng hóa về đến cảng nên vào ngày tàu cập cảng Hải Phòng 14/04/2016, công ty cũng đã làm thủ tục hải quan cùng ngày. Tuy nhiên vì có sai sót nên vào ngày 15/04/2016 phải sửa đổi thông tin để được chính thức thông quan.

  • Hàng hóa được thông quan có mã số HS 19023040
  • Mã loại hình: A11
  • Mã số thuế đại diện: 1902
  • Hàng hóa thuộc:

+ phần IV: thực phẩm chế biến, đồ uống, rượu mạnh và giấm, thuốc lá và các loại nguyên liệu thuốc lá đã chế biến.

+ chương 19: chế phẩm từ ngũ cốc, bột, tinh bột hoặc sữa; các loại bánh

+ phân nhóm 19023040: mỳ ăn liền khác.

Các công việc tiến hành:

  • Khai và nộp tờ khai hải quan, nộp và xuất trình các chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan. Hồ sơ hải quan bao gồm các giấy tờ sau:

+ Tờ khai hải quan

+ Hợp đồng mua bán hàng hóa

+ Hóa đơn thương mại

+ Vận tải đơn

Hồ sơ bổ sung bao gồm:

+ Bản kê chi tiết hàng hóa

+ Giấy đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu

  • Sau khi đã khai báo hải quan cho lô hàng nhập khẩu, đơn vị kinh doanh nhập khẩu đợi lô hàng về đến cửa khẩu và xuất trình hàng hóa cho hải quan kiểm tra.
  • Khi hàng về đến cửa khẩu, cơ quan giao thông (cảng) phải kiểm tra niêm phong kẹp chì của hàng hóa trước khi trước khi dỡ hàng khỏi phương tiện vận tải. Cơ quan hải quan sau đó tiến hành kiểm tra hải quan hàng hóa để quyết định hàng có được thông quan hay không. Việc kiểm tra hải quan hàng hóa được tiến hành dựa trên hai yếu tố: kiểm tra hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa.
  • Khi nhận được quyết định thông quan, chủ hàng phải nộp thuế nhập khẩu và đưa hàng về cơ sở của mình.

3.5. KIỂM ĐỊNH, GIÁM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG

3.5.1. Kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu

Thủ tục kiểm tra gồm 3 bước

Bước 1: Đăng ký kiểm tra

Nộp giấy đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu (02 bản) theo mẫu của cơ quan kiểm tra các chứng từ kèm theo.

Đóng lệ phí kiểm tra theo mức độ quy định

Nhận lại giấy “Thông báo lo hàng đủ thủ tục về quy định đối với hàng hóa nhập khẩu” và Giấy đăng ký kiểm tra có tên của bộ phận sẽ thực hiện kiểm tra chất lượng.

Liên hệ với cơ quan hải quan để làm các thủ tục thông quan theo quy định

Bước 2: Kiểm tra ký thuật

Thông báo cho bộ phận kiểm tra sau khi đã tập kết hàng về daonh nghiệp để thống nhất kế hoạch kiểm tra

Tổ chức cho bộ phận kiểm tra kỹ thuật thực hiện việc kiểm tra tại doanh nghiệp

Bước 3: Nhận biết kết quả kiểm tra

Sau khi có kết quả kiểm tra, bộ phận kiểm tra sẽ liên hệ với doanh nghiệp thông báo kết quả kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu do cơ quan kiểm tra ban hành.

3.5.2. Giám định hàng hóa

  • Ký hợp đồng với cơ quan giám định
  • Nộp các chứng từ có liên quan
  • Xuất trình hàng hóa để công ty giám định lấy mẫu kiểm tra
  • Trả phí dịch vụ giám định

 

Nhận xét:

  • Như vậy quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu của công ty trải qua các bước và trình tự chặt chẽ. Vì hợp đồng giao dịch cũng không quá phức tạp và mặt hàng nhập khẩu là mặt hàng kinh doanh thông thường cộng với mối quan hệ tốt giữa hai bên xuất nhập khẩu nên việc thực hiện hợp đồng không gặp nhiều khó khăn. Bên mua đã thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của mình.
  • Nghiệp vụ thanh toán: công ty thanh toán đúng hạn, trả trước 100% hợp đồng. So với L/C, dùng phương thức này đơn giản và nhanh gọn hơn, thể hiện niềm tin vào đối tác. Tuy nhiên cũng có thể xảy ra rủi ro khi đã trả trước tiền hàng.
  • Nghiệp vụ giao nhận hàng hóa: công ty đã trực tiếp đảm nhận việc giao nhận, phối hợp chặt chẽ với bên vận chuyển hàng hóa, chuẩn bị công tác giao nhận cẩn thận và gấp rút, giúp tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận kinh doanh.
  • Nghiệp vụ khai báo hải quan: công ty đã có sự chuẩn bị trước về giấy tờ, việc tiến hành thủ tục hải quan thực sự khân trương nhanh chóng, đẩy nhanh tiến độ nhập khẩu, tuy nhiên sự khẩn trương đó có lẽ là nguyên nhân của một vài lỗi sai, phải sửa lại ở tờ khai hải quan 1 lần.
  • Nghiệp vụ kiểm tra hàng hóa: công ty mời đơn vị Trung tâm kỹ thuật 1 tiến hành kiểm tra hàng hóa, đây là đơn vị có chất lượng của việc kiểm tra hàng hóa có mức tin cậy cao.

KẾT LUẬN

Thông qua “Phân tích hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế số ALIBABA 0908765”, nhóm đã trình bày, làm rõ và từ đó rút ra các nhận xét về một giao dịch cụ thể, đó là hoạt động nhập khẩu của công ty Việt Nam đối với hàng hóa của công ty Hàn Quốc. Trong đó, nghĩa vụ của bên bán là giao hàng, nghĩa vụ của người mua là thanh toán. Việc phân tích hợp đồng cùng các loại chứng từ liên quan đi liền với nội dung giảng dạy và học tập của bộ môn Giao dịch thương mại quốc tế và bổ sung thêm kiến thức về môn học thông qua tìm hiểu tài liệu thực tế.

Kinh tế ngày càng hội nhập, việc giao thương với các quốc gia trên thế giới đòi hỏi chúng ta phải tìm hiểu kĩ càng về đối tác, cân nhắc kĩ lưỡng từng cơ hội và đưa ra các điều kiện thích hợp nếu muốn xác lập quan hệ lâu dài và bền chặt. Mỗi công ty cần tìm cho mình bộ máy tư vấn nếu cần thấy càn thiết để đảm bảo quyền lợi cho mình, cũng như khiến công việc được giải quyết nhanh gọn, chính xác.

Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn TS. Vũ Thị Hạnh, giảng viên giảng dạy bộ môn Giao dịch thương mại quốc tế đã tận tình hướng dẫn nhóm từ việc tìm hiểu bộ chứng từ đến quá trình phân tích và có được kết quả. Trong quá trình làm việc còn nhiều thiếu sót, rất mong có được sự đóng góp từ các bạn đọc để giúp nhóm hoàn thiện hơn nữa về kiến thức và nội dung .

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Bộ Luật thương mại Việt Nam
  2. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế số SMTH289032016 và bộ chứng từ liên quan
  3. Giáo trình Giao dịch thương mại quốc tế, Trường Đại học Ngoại Thương, chủ biên: PGS,TS.Phạm Duy Liên
  4. Nghị định 187/2013/NĐ-CP
  5. Qui tắc và thực hành thống nhất tín dụng chứng từ UCP600-2011
  6. Thông tư 22/2014/TT-BTC Qui định thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại.
  7. Trang web:www.bestcargo.vn
4/5 - (1 bình chọn)
0/5 (0 Reviews)
090.625.1816