Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế mang lại những điều kiện thuận lợi gì ?

Nội Dung Chính

Xu hướng kinh tế toàn cầu là tất yếu

Việt Nam tham gia tổ chức thương mại Thế giới WTO vào ngày 7/11/2006. Đây là dấu mốc quan trọng của Việt Nam trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế. Hội nhập kinh tế mang đến cho Việt Nam rất nhiều thời cơ thuận lợi phát triển kinh tế nhưng cũng đem lại không ít những thách thức.

Hội nhập kinh tế quốc tế là gì ?

Theo một cách hiểu đơn giản nhất thì hội nhập kinh tế là việc các nền kinh tế gắn kết lại với nhau. Cụ thể hơn thì hội nhập kinh tế là quá trình thực hiện đồng thời hai việc. Thứ nhất là kết nối nền kinh tế và thị trường từng nước với thị trường khu vực và thế giới thông qua việc thực hiện mở cửa và nỗ lực thúc đẩy tự do hóa nền kinh tế quốc dân. Thứ hai là gia nhập và góp phần xây dựng các thể chế kinh tế khu vực và toàn cầu.

Hội nhập kinh tế có nhiều hình thức như: Song phương – tức là giữa hai nền kinh tế. hoặc khu vực – tức là giữa một nhóm nền kinh tế. hoặc đa phương – tức là có quy mô toàn thế giới, thương mại toàn cầu. Với nhiều cách hoạt động như: Hiệp định thương mại ưu đãi khu vực. hiệp định thương mại tự do khu vực. liên minh thuế quan, liên minh kinh tế tiền tệ, và hội nhập toàn diện.

Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế
Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế

Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế mang lại những điều kiện thuận lợi gì ?

Nội dung của hội nhập kinh tế quốc tế là mở cửa thị trường cho nhau, thực hiện thuận lợi hàng hóa, tự do hóa thương mại và đầu tư: – Về thương mại hàng hóa: Các nước cam kết bãi bỏ hàng rào phi thuế quan, giấy phép xuất khẩu…biểu thuế nhập khẩu được giữ hiện hành và giảm dần theo lịch trình thỏa thuận. Không gây khó khan với các nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam.

– Hội nhập kinh tế quốc tế mang lại rất nhiều bước tiến thuận lợi mới cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam phát triển. Đó là được ưu đãi về thuế quan . xóa bỏ hàng rào phi thuế quan và các chế độ đãi ngộ khác tạo điều kiện cho hàng hòa của Việt Nam thâm nhập thị trường thế giới như Mỹ, EU…Cùng đó cũng tạo thêm nhiều công việc và tăng thu nhập của người lao động. Có thể thấy những bước tiến đó đã mang lại những gì: Năm 2007, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 48,6 tỷ USD, tăng 22% so với năm 2006. Năm 2008 tổng kim ngạch cũng đạt khoảng 63 tỷ USD, tăng gần 30% so với năm 2007.

– Hội nhập kinh tế quốc tế góp vấn thu hút vốn đầu từ nước ngoài.Với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện công khai minh bạch các thiết chế quản lý theo quy định của WTO, môi trường kinh doanh của nước ta ngày càng được cải thiện. Đây là tiền đề rất quan trọng để không những phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế trong nước mà còn thu hút mạnh đầu tư nước ngoài. Từ đó tạo ra công ăn việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, bảo đảm tốc độ tăng trưởng và rút ngắn khoảng cách phát triển. Mặt khác, thông qua việc liên doanh, hợp tác với nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam cũng được tăng cường thêm về vốn, trình độ quản lý, nhân sự và phát triển công nghệ.

– Tham gia hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện cho ta tiếp thu khoa học, công nghệ tiên tiến, tiếp nhận vốn, tiếp thu tri thức khoa học, công nghệ, các nguồn lực và kinh nghiệm tổ chức quản lý tiên tiến của nước . Tận dụng những thành tựu của cuộc cách mạng KH&CN hiện đại, nước ta có thể đi thẳng vào những công nghệ hiện đại để rút ngắn quá trình CNH, HĐH và khoảng cách phát triển kinh tế so với các nước đi trước. Lao động Việt Nam có cơ hội tiếp cận với khoa học kĩ thuật tiên tiến, nâng cao trình độ, tăng thu nhập…

– Hội nhập quốc tế sẽ nâng cao vị thế chính trị, ngoại giao và kinh tế của ta trên trường quốc tế. Vai trò của nước ta trong các hoạt động của các tổ chức WTO, ASEAN, APEC, ASEM và các tổ chức quốc tế ngày càng được nâng cao.

4.8/5 - (5 bình chọn)
0/5 (0 Reviews)
079.516.6689