Bestcargo chia sẻ kinh nghiệm ký kết hợp đồng xuất khẩu với các đối tác Hàn Quốc

Bestcargo chia sẻ kinh nghiệm ký kết hợp đồng xuất khẩu với các đối tác Hàn Quốc

Nội Dung Chính

anh-2-1200549

Việc trao đổi và mua bán hàng hóa là hoạt động chính trong hoạt động thương mại, là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, không chỉ giới hạn trong phạm vi một quốc gia mà còn mở rộng ra cả các quốc gia khác nhau trên toàn thế giới. Khi hai bên tiến hành mua bán hàng hóa với nhau thì nảy sinh một hình thức được hai bên thỏa thuận (bằng miệng, văn bản, email, fax,…), mà người ta gọi là Hợp đồng thương mại. Yếu tố cơ bản nhất trong hợp đồng là sự thỏa hiệp, đồng thuận trong các giao kết, tức là sự nhất trí giữa các bên thực hiện giao dịch.

Hiện nay, trong tình thế nền kinh tế mở cửa, đất nước tiến đến thời kỳ hội nhập, việc mua bán hàng hóa trong và ngoài nước ngày càng nhộn nhịp và thiết yếu, đặc biệt là hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài. Có thể nói, hợp đồng thương mại là một nội dung không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh. Do đó, việc nắm vững, hiểu rõ các quy định của pháp luật về hợp đồng thương mại là điều hết sức quan trọng. Việc này sẽ giúp các chủ thể kinh doanh ký kết và thực hiện hợp đồng được thuận lợi, hiệu quả, an toàn và tránh xảy ra tranh chấp.

Vì thế, để tìm hiểu và nắm rõ các quy định của pháp luật về hợp đồng thương mại cùng các vấn đề liên quan, cũng như để vận dụng các kiến thức đã học trong bộ môn Giao dịch Thương mại quốc tế, nhóm em xin nghiên cứu đề tài “Phân tích hợp đồng mua bán hàng hóa giữa ASUNG BS Co,.LTD và công ty TNHH Xuất nhập khẩu và Thương mại Việt Nam”.

Dù đã tích cực tìm hiểu và thu thập các thông tin cũng như vận dụng những kiến thức, bài viết của chúng tôi vẫn còn các khiếm khuyết và hạn chế nhất định. Rất mong được sự đồng cảm và góp ý của anh chị và các bạn./.

                                                        

 Phân tích hợp đồng

1.          Tổng quan về hợp đồng

a.          Cơ sở lý thuyết:

Trong điều kiện thị trường mở cửa và hội nhập, việc các công ty doanh nghiệp tham gia vào trao đổi mua bán hàng hóa, dịch vụ với các đối tác quốc tế là điều phổ biến, nhằm mang lại lợi ích kinh tế hoặc chính trị cho các bên. Để thực hiện các giao dịch đó thành công và đúng pháp lý thì việc soạn thảo hợp đồng, đàm phán kí kết hợp đồng là điều tiên quyết.

“Hợp đồng mua bán quốc tế là sự thỏa thuận giữa những đương sự có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau, theo đó một bên gọi là bên xuất khẩu (bên bán) có nghĩa vụ chuyển vào quyền sở hữu của một bên khác gọi là bên nhập khẩu (bên mua) một tài sản nhất định, bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền hàng.”(Giáo trình Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương).

Dưới đây nhóm tác giả đề cập và phân tích một hợp đồng xuất khẩu hàng hóa của một công ty của Việt Nam với một công ty của Hàn Quốc nhằm nâng cao hiểu biết về hợp đồng mua bán quốc tế.

Hợp đồng số HN-AS/2016-04

Ngày 08 tháng 04 năm 2016

b.             Chủ thể của hợp đồng:

Bên bán: Công ty TNHH xuất nhập khẩu và thương mại Việt Nam

Địa chỉ: Thị trấn Yên Viên, huyện Gia Lâm, Hà Nội, Việt Nam

Bên mua: ASUNG BS CO.,LTD

Địa chỉ: KANGDONG-DONG KANGSEO-GU BUSAN, Hàn Quốc

  • Nhận xét:

Chủ thể hợp pháp, có đủ tư cách pháp lí.

Cả bên bán và bên mua đều thành lập theo hình thức TNHH là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân được pháp luật thừa nhận. Chủ sở hữu công ty và công ty là hai thực thể pháp lý riêng biệt.

Điều này dẫn đến một điểm bất lợi là uy tín của công ty trước đối tác phần nào bị ảnh hưởng bởi chế độ trách nhiệm hữu hạn.

Tuy nhiên trong trường hợp này cả hai công ty đều thành lập theo hình thức giống nhau và theo tìm hiểu thì đã có mối quan hệ mua bán quốc tế trước đó.

c.             Đối tượng của hợp đồng:

Gỗ dán (Plywood)

Mô tả chung:

Gỗ Plywood thường được gọi là ván ép chúng là sự sáng tạo của ngành gỗ kỹ thuật ra đời từ những năm 1980 tại NewYork (Hoa Kỳ), cho đến đầu những năm 1990 chúng ta thấy các nhà máy chuyên sản xuất ván ép thuộc các công ty quốc doanh tại Việt Nam. Chúng được hiểu là loại ván gỗ được tạo ra từ nhiều lớp ván mỏng có cùng kích thước xếp chồng lên nhau môt cách liên tục theo hướng vân gỗ của mỗi lớp. Các lớp này dán với nhau bằng keo Phenol hay Formaldehyde, sau đó được ép bằng máy ép thủy lực tạo ra ván gỗ plywood hay còn gọi là ván ép. Keo Phenol: có độ cứng cao, phẳng, chịu nước cực tốt vì thế thường được dùng trong ngành công nghiệp đóng tàu, ngành xây dựng…và sử dụng nhiều trong trang trí sản phẩm nội thất trong nhà, nội thất ngoài trời. Keo Formaldehyde: chống cong vênh, co rút, vặn xoắn.

Tùy theo nhu cầu sử dụng có thể phân thành nhiều loại ván:

Ván ép gỗ mềm: Được làm từ loại gỗ như thông, bạch dương.

Ván ép gỗ cứng: Được làm từ những loại gỗ như gỗ cây lauan, cây nhạc ngựa, cây bulo.

Ưu điểm của gỗ dán Plywood : Có tính bền, độ sáng, độ cứng, độ bền cơ lý cao, Từ đó có tính chịu lực kéo, Tính ổn định vật lý chống lại trạng thái cong vênh, co rút, vặn xoắn của gỗ tự nhiên, chịu nước và hơi ẩm tốt trong môi trường thoáng khí. Là loại gỗ công nghiệp có thể ngâm vào nước mà không cần thêm phụ gia chống ẩm.
Nhược điểm của gỗ dán Plywood: Do trong quá trình sản xuất, bề mặt tấm không đồng đều. Một số tấm có khuyết thiếu về cốt liệu bên trong. Ở mép cạnh có thể bị tách lớp nếu không dán cạnh tốt. Ngoài ra thành phần chứa các loại keo kết dính là formaldehyde hay phenol là hai chất gây ung thư ở nồng độ rất cao. Kết quả là, nhiều nhà sản xuất đang chuyển sang các hệ thống keo formaldehyde phát thấp, biểu hiện bằng một “E” Đánh giá (“E0” sở hữu lượng khí thải formaldehyde thấp nhất). Ván ép sản xuất để “E0” có lượng khí thải formaldehyde có hiệu quả không.
Ứng dụng: Một trong những mục đích được sử dụng nhiều nhất của gỗ dán Plywood  mà không vật liệu nào thay thế được là để ốp vách gỗ của các công trình lớn. Ngoài ra còn làm đồ nội thất gia đình như kệ, bản cánh lớn của tủ áo , tủ bếp , tủ rượu, trần, ốp sàn ,… do có độ dai và chịu uốn tốt của các thớ gỗ . Riêng phần ốp gỗ tường , khi thi công phải đảm bảo được mặt sau tấm ( mặt ốp vào tường ) phải thoáng khí và tường phải khô, không thấm dột .

  • Nhận xét:

Đối tượng của hợp đồng hợp pháp.

Hàng hóa xuất khẩu không thuộc danh mục hàng cấm, không thuộc diện xuất khẩu có điều kiện, là đối tượng được xin phép kinh doanh và xuất nhập khẩu từ khi doanh nghiệp bên bán đăng kí thành lập với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Mã số HS: 44123900

Mức thuế xuất khẩu: 0% theo biểu thuế suất ưu đãi đặc biệt ASEAN–Hàn Quốc(AKFTA)

d.             Hình thức hợp đồng:

Hợp đồng được kí kết bằng văn bản theo phương thức truyền thống, có đóng dấu và chữ kí của đại diện của hai bên.

2.          Phân tích nội dung hợp đồng:

a.             Điều khoản tên hàng, phẩm chất, số lượng và giá cả

  • Tên hàng

Packing Plywood

Được ghi theo tên hàng kèm công dụng của hàng hóa – gỗ dán mặt tạp.

  • Phẩm chất

Quy định phẩm chất dựa vào quy cách và dựa vào các chỉ tiêu đại khái quen dùng

  • Dựa vào quy cách:

Kích thước: 11.5x910x1820(đơn vị mm)

Giải thích một tấm có

+ Chiều dày 11.5 mm,

+ Chiều rộng 910mm

+ Chiều dài 1820 mm

Tổng cộng được xếp đủ vào 2 container 40’HC.

Kích thước container 40’HC

40 Foot High Cube Container Chi tiết kỹ thuật
  Bên ngoài Rộng 2,440 mm 8 ft
Cao 2,895 mm 9 ft 6.0 in
Dài 12,190 mm 40 ft
Bên trong Rộng 2,352 mm 7ft 8.6 in
Cao 2,698 mm 8 ft 10.2 in
Dài 12,023 mm 39 ft 5.3 in
Cửa cont Rộng 2,340 mm 92.1 in
Cao 2,585 mm 101.7 in
Khối lượng 76.2 cu m 2,694 cu ft
Trọng lượng cont 3,900 kg 8,598 lbs
Trọng lượng hàng 26,580 kg 58,598 lbs
trọng lượng tối đa 30,480 kg 67,196 lbs

 

  • Dựa vào các chỉ tiêu đại khái quen dùng:

Chất lượng: BB/CC

Chất lượng của mặt hàng gỗ dán được thỏa thuận là một mặt loại B, và một mặt loại C.

Hệ thống phân loại, chất lượng gỗ dán được phân loại dựa vào đỗ nhẵn, đẹp số khuyết tật trên bề mặt mỗi ván ép hay lớp veneer. Hệ thống dùng các chữ cái latinh để biểu thị chất lượng, theo thứ tự giảm dần như sau N, A, B, C, D. Tuy nhiên ở mỗi nước cùng một hệ thống này nhưng chất lượng có thể khác nhau vì mô tả chủ yếu mang tính định tính.

  • Số lượng

5200 tấm với thể tích là 99.04m3

Đơn vị tính: tấm (sheet)

Đơn vị đo thể tích: mét khối (m3)

  • Giá cả

Giá đơn vị: 305USD/m3

Tổng giá trị: 30,207.20 USD

Điều kiện cơ sở giao hàng được sử dụng : CFR (Incoterms 2010)

Phương pháp xác định giá là cố định

Đồng tiền tính giá: USD là đồng tiền của nước thứ ba

b.             Điều khoản giao hàng (mục 2,3,4,6)

Thời gian giao hàng: Trong tháng 5 năm 2016

Thời gian phát hành: ngày 15 tháng 4 năm 2016

Thời gian giao hàng chậm nhất: ngày 20 tháng 5 năm 2016

Thời gian hết hạn: ngày 30 tháng 5 năm 2016

Cảng xuất hàng: Cảng Hải Phòng, Việt Nam

Cảng dỡ hàng: Cảng Busan, Hàn Quốc

Giao hàng từng phần: không cho phép

c.             Mục 6: Điều khoản dung sai:

+/- 10% so với số lượng và tổng giá trị của L/C trên một kích thước.

Tức là số lượng và thể tích ghi trên L/C có thể dao động 10% so với ghi trên hợp đồng

Số lượng dao dộng từ: 4680 tấm đến 5720 tấm

Và thể tích dao động từ: 89.136 m3 đến 108.944 m3

d.             Điều khoản thanh toán

Bên mua phải mở L/C không hủy ngang bằng với 100% giá trị của hợp đồng này cho bên bán thông qua ngân hàng được chỉ định dưới đây:

Ngân hàng thông báo: Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn thương tín, chi nhánh Long Biên

Địa chỉ: 484 Nguyễn Văn Cừ, quận Long Biên, Hà Nội, Việt Nam

Số tài khoản: 020006358617

Bên thụ hưởng: Công ty TNHH xuất nhập khẩu và thương mại Hải Linh

Swift code: SGTTVNXK

Phí ngân hàng: Mỗi bên chịu phí ngân hàng tại ngân hàng giao dịch của mình

Chứng từ yêu cầu:   03 bộ vận đơn gốc

03 bộ chi tiết đóng hàng gốc

03 bộ hóa đơn thương mại gốc

e.             Điều khoản trọng tài

Trong quá trình thực hiện hợp đồng này nếu có bất cứ tranh chấp hoặc bất cứ vấn đề phát sinh nào không tuân theo điều khoản đã ký kết, thì hai bên trước hết phải thông báo cho nhau bằng văn bản để giải quyết nội bộ. Nếu không, phải trình lên Ban trọng tài kinh tế của Bộ Công thương Việt Nam để phân xử. Toàn bộ những chi phí phát sinh trong quá trình xét xử nếu không có sự thỏa thuận trước giữa hai bên thì sẽ do bên thua kiện chịu.

f.              Điều khoản khác

Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký, nếu có bất kỳ điều khoản nào của hợp đồng này thay đổi thì chỉ có giá trị và được chấp nhận khi được làm bằng văn bản và được sự nhất trí của hai bên.

3.          Nhận xét về nội dung hợp đồng

a.             Nhận xét chung:

Nội dung và hình thức hợp đồng chặt chẽ. Hợp đồng đầy đủ các điều khoản chủ yếu: tên hàng, số lượng, chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán,thời gian địa điểm giao nhận hàng. Trong đó tên hàng chính xác không thể hiểu khác được. Số lượng, chất lượng được quy định rõ cả hai bên đều nắm được. Giá cả tính theo đơn vị USD là đồng tiền mạnh được sử dụng phổ biến trong mua bán quốc tế, đảm bảo công bằng cho hai bên.  Thời gian giao nhận, địa điểm giao nhận xác định rõ. Sử dụng phương thức thanh toán L/C không hủy ngang được đảm bảo lợi ích cho nhà xuất khẩu.

Ngoài ra còn có thêm các điều khoản về trọng tài đưa ra cách thức giải quyết tranh chấp rất rõ ràng. Đưa ra hai phương án giải quyết trong đó đề cập đến trước phương án giải quyết nội bộ, tránh những phát sinh về chi phí, thời gian đối với những vấn đề có thể đàm phán giữa hai bên được. Vì việc nhờ đến trọng tài kinh kế sẽ tốn kém và cần nhiều thủ tục. Tuy nhiên nếu không thể đàm phán được thì phương án sau đó đã đưa ra là nhờ đến trọng tài kinh tế của Bộ công thương Việt Nam.

Thêm vào đó là điều khoản về dung sai (chênh lệch lượng hàng), tỉ lệ +/-10% phù hợp với mặt hàng gỗ dán, cho phép tránh những khiếu nại khi lượng hàng hóa bị hao hụt trong vận chuyển, hay lớn hơn khi vận chuyển đến cảng người mua và bên bán chủ động trong việc tính toán để xuất đi một lượng hàng phù hợp từ đó thu được lợi nhiều nhất.

Điều khoản giao hàng từng phần, theo đó không cho phép giao hàng từng phần, điều này hạn chế rủi ro cho bên mua, tránh việc chậm trễ, kéo dài thời gian mua hàng, xuất hiện nhiều thủ tục không mong đợi. Có những trường hợp vì không quy định điều khoản này nên nhà xuất khẩu lợi dụng vào đó có thể giao hàng từng phần (vì một lí do nào đó như không gom hàng kịp,…) gây thiệt hại cho nhà nhập khẩu.

b.             Rủi ro tiềm ẩn:

  • Bên bán:

Điều khoản 6 không cho phép giao hàng từng phần. Điều này đặt ra cho nhà xuất khẩu nhiệm vụ gom hàng kịp thời để tránh thiếu hàng hóa hay chậm trễ giao hàng mà khó có phương án giải quyết nào tốt như giao hàng từng phần đã bị cấm.

Tuy nhiên bản thân công ty bên xuất khẩu cũng sở hữu nhà máy sản xuất gỗ dán lớn nên sẽ giúp công ty chủ động trong khoản này và lượng hàng giao cũng không quá lớn nên rủi ro này nhỏ.

  • Giải pháp đề xuất:
    + Ước lượng thời gian chuẩn bị hàng và gom hàng
    + Thời gian đưa hàng lên tàu
    + Thực hiện tu chỉnh L/C nếu thấy không thực hiện được
  • Bên mua:

– Về chất lượng hàng hóa tuy có hệ thống quy định chất lượng gỗ dán chung cho các nước, nhưng hệ thống này chỉ là dựa vào chỉ tiêu đại khái quen dùng cụ thể có thể khác nhau giữa các nước, hơn nữa đặc điểm ván ép trên thị trường Việt Nam được phân phẩm cấp không theo tiêu chuẩn thống nhất nào. Các tên gọi như AB, AC, BC, CD… (ván ép trong nước), AABB, BBCC.. hoàn toàn là tiêu chuẩn riêng của nhà sản xuất. Điều này sẽ rất có thể gây rủi ro cho nhà nhập khẩu khi nhận hàng không được theo tiêu chuẩn mong muốn.

vì bên xuất cũng muốn giữ uy tín của mình trong khi cũng có rất nhiều đối thủ cạnh tranh trong nước.

  • Giải pháp đề xuất:

+ Nên quy định phẩm chất theo mẫu.

– Điều kiện cơ sở giao hàng là CFR, bên mua chưa được mua bảo hiểm cho việc vận chuyển chính nhưng rủi ro trong quá trình vận chuyển chính thuộc về bên mua, bên bán chỉ phải trả tiền cước vận chuyển chính và được tính vào giá. Như vậy bên mua sẽ có thể gặp rủi ro là bên bán sẽ thuê tàu giá rẻ không uy tín để giảm chi phí.

Tuy nhiên theo tìm hiểu thì hai bên đã có quan hệ mua bán nhiều lần nên rủi ro này ít xảy ra, vì bên bán muốn giữ mối hàng của mình.

  • Giải pháp đề xuất:
    + Giành quyền chủ động thuê tàu
    + Chỉ định hãng tàu nổi tiếng, đặc biệt nên thuê tàu của các hãng có văn phòng đại diện tại nước nhà nhập khẩu
    + Mua bảo hiểm hàng hóa

– Dùng LC không hủy ngang bằng với 100% giá trị của hợp đồng . Như vậy tổ chức nhập khẩu sẽ không được tự ý sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ những nội dung của L/C nếu không có sự đồng ý của tổ chức xuất khẩu.

 

II.  Phân tích bộ chứng từ xuất nhập khẩu

1.          Chứng từ hàng hóa

a.             Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)

  • Cơ sở lý thuyết:

Hóa đơn thương mại là chứng từ hàng hóa do người bán (nhà xuất khẩu) lập ra trao cho người mua (nhà nhập khẩu) để chứng minh thật sự việc cung cấp hàng hóa hay dịch vụ sau khi hoàn thành việc giao hàng và để đòi tiền người mua.

Hóa đơn thương mại quốc tế là hóa đơn thương mại được sử dụng trong quá trình mua bán, trao đổi hàng hóa giữa các thương nhân có trụ sở thương mại, trụ sở kinh doanh tại các quốc gia, vùng lãnh thổ, khu vực hải quan khác nhau. Hóa đơn thương mại quốc tế là một chứng từ được cung cấp bởi nhà xuất khẩu cho nhà nhập khẩu và được sử dụng như một tờ khai hải quan nhằm xác định giá trị hải quan của hàng hóa để tính thuế nhập khẩu và là một văn bản không thể thiếu trong bộ chứng từ giao hàng. Trên hóa đơn thương mại quốc tế thường có: số và ngày lập hóa đơn; tên và địa chỉ người xuất khẩu; tên và địa chỉ người mua và người thanh toán (nếu không là một); phương tiện vận tải; các điều kiện giao hàng (theo địa điểm) và các điều kiện thanh toán; danh mục các mặt hàng với số lượng, đơn giá, trị giá theo từng đơn đặt hàng (nếu có) cũng như tổng số tiền phải thanh toán (phần tổng số tiền có thể phải kèm theo phần ghi trị giá bằng chữ). Các hóa đơn thương mại quốc tế được lập với loại hình tiền tệ là đồng tiền được thỏa thuận trong hợp đồng mua bán với các điều kiện giao hàng và thanh toán phù hợp với các quy định trong hợp đồng mua bán.

  • Phân tích:

Cụ thể hóa đơn trong bộ chứng từ:

  • Tiêu đề: COMMERCIAL INVOICE
  • Hoá đơn số: HN-AS/2016-04
  • Ngày phát hành: 09/05/2016
  • Nơi phát hành: Hà Nội, Việt Nam
  • Giới thiệu các bên liên quan:

Bên người mua:

Tên công ty: Công ty ASUNG BS CO.,LTD

Địa chỉ: KANGDONG-DONG KANGSEO-GU BUSAN, Hàn Quốc

Người đại diện/Chức vụ: Giám đốc

Bên Người bán

Tên công ty: Công ty TNHH Xuất nhập khẩu và thương mại Việt Nam

Địa chỉ: Thị trấn Yên Viên, huyện Gia Lâm, Hà Nội, VN

Người đại diện/Chức vụ: Bà Nguyễn Thị Hương Liên/ Giám đốc

  • Điều kiện giao hàng: CFR Cảng Busan, South Korea
  • Hình thức vận chuyển: Đường biển
  • Thời gian khởi hành: 12 Tháng 5, 2016
  • Tên tàu nhận chở hàng: SARA V.0013N
  • Cảng bốc hàng lên: Cảng Hải Phòng, Việt Nam
  • Cảng trả hàng: Cảng BUSAN, South Korea
  • Đặc điểm cụ thể về hàng hóa:
  • Xuất xứ: Việt Nam
  • Điều khoản thanh toán: CFR Busan, South Korea
  • Gỗ dán Việt Nam: mặt trước và mặt sau gỗ cây và rộng; cốt lõi dùng gỗ hỗn hợp; 2 bên chà nhám
  • Số lượng: 5,096 tấm (97.06 m3)
  • Giá đơn vị: $305/m3
  • Tổng giá trị: $29,603.30
  • Nhận xét:

Các nội dung về số lượng, đơn giá và tổng giá trị ở trên chưa hoàn toàn trùng khớp với nội dung của hợp đồng và vận đơn nhưng vẫn trong mức chênh lệch cho phép (+/- 10% so với số lượng và tổng giá trị của L/C trên một kích thước)

Hóa đơn được kí phát theo yêu cầu của LC.

  • Đối chiếu với UCP 600:
  • Hóa đơn này do Người xuất khẩu (Người bán) phát hành.
  • Theo UCP 600, hóa đơn thương mại không cần phải kí, tuy nhiên thực tế ở đây người xuất khẩu vẫn xuất trình hóa đơn thương mại đã kí. Nguyên nhân là do người nhập khẩu còn cần cho mục đích khác như: xuất trình cho cơ quan hải quan để thông quan hàng hóa hoặc vì mục đích lưu trữ chứng từ của bộ phân kế toán.
  • Hóa đơn đã thể hiện đơn giá, số lượng hàng và giá trị hàng thực giao.
  • Đồng tiền ghi trong Hóa đơn thương mại trùng khớp với hợp đồng.

b.             Phiếu đóng gói chi tiết

  • Cơ sở lý thuyết

Phiếu đóng gói (packing list) là một chứng từ hàng hóa liệt kê những mặt hàng, loại hàng được đóng gói trong một kiện hàng nhất định, do chủ hàng (người gửi hàng) lập ra. Có hai loại phiếu đóng gói: Phiếu đóng gói chi tiết liệt kê tỉ mỉ hàng hóa trong kiện hàng, có tiêu đề là phiếu đóng gói chi tiết. Phiếu đóng gói trung lập không ghi tên người bán và người mua nhằm để người mua sử dụng phiếu này bán lại hàng hóa cho người thứ ba.

Nội dung của phiếu đóng gói gồm:  Tên người bán, tên hàng, tên người mua, số hiệu hóa đơn, số thứ tự của kiện hàng, cách đóng gói, số lượng hàng đựng trong kiện, trọng lượng, thể tích của kiện hàng.  Ngoài ra, đôi khi hối phiếu đóng gói còn ghi rõ tên xí nghiệp sản xuất, người đóng gói và người kiểm tra kỷ thuật.  Tùy theo loại hàng hóa mà thiết kế một Packing List với các nội dung thích hợp.

  • Phân tích:

Cụ thể về phiếu đóng gói trong hợp đồng:

Các nội dung sau đây trùng với nội dung trong Hóa đơn thương mại

  • Số hóa đơn thương mại: HN-AS/2016-04
  • Ngày: 09/05/2016
  • Điều kiện giao hàng: CFR Busan, South Korea
  • Hình thức vận chuyển: Đường biển
  • Tên tàu nhận chở hàng: SARA V.0013N
  • Cảng bốc hàng lên: Cảng Hải Phòng, Việt Nam
  • Cảng trả hàng: Cảng BUSAN, Nam Hàn

Tên và thông số kĩ thuật của Hàng hóa, Số lượng đóng gói

  • Số lượng: 5,096 tấm (97,06 m3)
  • Tổng trọng lượng (Gross weight): 51,442 kg
  • Đóng gói: 52 thùng, mỗi thùng 98 tấm gỗ dán
  • Tất cả được đóng lên 2 container loại 40 feet HC
  • Mệnh giá đồng tiền: USA
  • Phương thức thanh toán: LC. Số LC: H02671604NU00210
  • Nhận xét

Đối chiếu với Vận đơn thấy hoàn toàn phù hợp.

Đối chiếu với hóa đơn thương mại, đặc điểm cụ thể về hàng hóa, số lượng và trọng lượng thực hàng giao trùng khớp.

c.             Giấy chứng nhận nguồn gốc

  • Cơ sở lý thuyết:

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (tiếng Anh: Certificate of Origin, thường viết tắt là C/O) là văn bản do tổ chức có thẩm quyền thuộc quốc gia hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hóa cấp dựa trên những qui định và yêu cầu liên quan về xuất xứ, chỉ rõ nguồn gốc của hàng hóa.

Nhưng tính “xuất xứ” trong một C/O không nghiễm nhiên đồng nghĩa với quốc gia xuất hàng, mà đó phải là quốc gia đã thực sự sản xuất/chế tạo hàng hóa đó. Việc này nảy sinh, khi hàng hóa không được sản xuất từ 100% nguyên liệu của quốc gia xuất hàng, hoặc quá trình chế biến và giá trị gia tăng không xuất phát từ một quốc gia duy nhất. Thông thường, nếu hơn 50% giá hàng bán ra xuất phát từ một nước thì nước đó được chấp nhận là quốc gia xuất xứ.Theo nhiều hiệp ước quốc tế khác, các tỉ lệ khác về mức nội hóa cũng được chấp nhận.

Chứng nhận xuất xứ đặc biệt quan trọng trong phân loại hàng hóa theo quy định hải quan của nước nhập khẩu và vì vậy sẽ quyết định thuế suất thuế nhập khẩu hàng hóa, C/O cũng quan trọng cho áp dụng hạn ngạch nhập khẩu và thống kê.

  • Phân tích

Nội dung C/O (theo form khai của Asean-Korea, cấp tại Việt Nam)

  • Tên giấy tờ: Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin)
  • Giấy chứng nhận số: VN-KR 16/01/09025
  • Doanh nghiệp xuất khẩu (Exporter’s business name, address, country): Công ty TNHH Xuất nhập khẩu và thương mại Hải Linh, 274 Hà Huy Tập, Thị trấn Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội, Việt Nam
  • Hoá đơn số: HL-AS/2016-01
  • Mô tả sản phẩm:
  • Xuất xứ: Việt Nam
  • Điều khoản thanh toán: CFR Busan, Nam Hàn
  • Gỗ dán Việt Nam: mặt trước và mặt sau gỗ cây và rộng; cốt lõi dùng gỗ hỗn hợp; 2 bên chà nhám
  • Keo dán E2 chất lượng BB/CC
  • Số HS của nước nhập khẩu: 4412.32.5000
  • Số LC: M04151604NU00210
  • Nhận xét:
  • Điểm cần lưu ý ở đây là điều khoản số 8 và số 9.

Điều 8 quy định quy tắc xuất xứ RVC chiếm 93% tổng số lượng hàng hóa. Và điều số 9 lại tính theo giá FOB trong khi quy định thỏa thuận trong hợp đồng là CFR.

  • Để hiểu điều khoản này ta cần hiểu về quy tắc xuất xứ.

Quy tắc xuất xứ nhằm xác định sự hợp lệ của hàng nhập khẩu để được hưởng mức thuế ưu đãi. Nếu không có quy tắc xuất xứ, hiện tượng thương mại chệch hướng (trade deflection) sẽ rất khó ngăn chặn được khi hàng hóa nhập khẩu từ các nước không tham gia FTA sẽ vào khu vực FTA thông qua nước thành viên áp dụng mức thuế thấp nhất đối với hàng hóa nhập khẩu từ các nước không tham gia FTA.

Quy tắc xuất xứ không chỉ là một công cụ kỹ thuật để thực thi FTA mà còn là một công cụ chính sách thương mại. Tuy nhiên, điều này có thể làm tăng chi phí tuân thủ mà các doanh nghiệp phải gánh chịu dưới hình thức giấy tờ và chi phí kế toán.

Các loại quy tắc xuất xứ đều dựa trên hai tiêu chí xác định nguồn gốc hàng hóa: tiêu chí xuất xứ thuần túy (Wholly Obtained) và tiêu chí chuyển đổi cơ bản (Substantial Transformation).

Tiêu chí xuất xứ thuần túy quy định hàng hóa sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ một nước thành viên xuất khẩu duy nhất (xuất xứ nội địa hoàn toàn) được xác định có xuất xứ.

Tiêu chí chuyển đổi cơ bản xác định hàng hóa xuất xứ trong trường hợp quá trình chuyển đổi xảy ra tại một quốc gia hoặc khu vực. Việc xác định nguồn gốc khá phức tạp vì các bộ phận, phụ tùng của sản phẩm sản xuất tại nhiều quốc gia hoặc có nguyên vật liệu đầu vào không rõ xuất xứ.

Trường hợp này hàng hóa được xét vào loại hàng hóa có xuất xứ không thuần túy:

Hàng hoá có xuất xứ không thuần túy được coi là có xuất xứ khi đáp ứng các tiêu chí: Tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực, tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hoá hoặc tiêu chí mặt hàng cụ thể. Các nhà xuất khẩu hàng hoá được quyền lựa chọn sử dụng một trong các tiêu chí này để xác định xuất xứ hàng hoá, cụ thể:

– Tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực

Tùy từng hiệp định FTA sẽ quy định tỷ lệ hàm lượng giá trị khu vực khác nhau, tỷ lệ này được tính theo một trong hai phương pháp sau:

Trong đó:

– Chi phí nguyên liệu có xuất xứ: trị giá nguyên liệu, phụ tùng hoặc hàng hóa có xuất xứ do nhà sản xuất mua hoặc tự sản xuất.

– Chi phí nhân công: gồm lương, thù lao và các khoản phúc lợi khác

– Chi phí sản xuất: toàn bộ các chi phí chung được phân bổ trong quá trình sản xuất

– Chi phí khác: chi phí phát sinh trong quá trình vận tải để xuất khẩu (chẳng hạn chi phí vận tải nội địa, chi phí lưu kho, bốc dỡ hàng tại cảng, phí mô giới, phí dịch vụ…)

– FOB: Trị giá của hàng hóa sau khi được giao qua lan can tàu, bao gồm cả chi phí vận tải hàng hóa tới cảng hoặc địa điểm cuối cùng trước khi tàu chở hàng rời bến.

– Chi phí nguyên vật liệu không có xuất xứ: (i) Giá CIF tại thời điểm nhập khẩu của hàng hoá hoặc thời điểm nhập khẩu được chứng minh; hoặc (ii) Giá xác định ban đầu trả cho hàng hoá không xác định được xuất xứ tại lãnh thổ của quốc gia thành viên nơi diễn ra hoạt động sản xuất hoặc chế biến.

 

Chính vì vậy điều khoản 9 xuất hiện điều kiện giá FOB và ghi rõ FOB chỉ áp dụng khi tiêu chuẩn RVC được sử dụng.

  • Những thông tin về tổng trọng lượng, số hóa đơn, các đặc điểm hàng hóa và thời gian đều trùng khớp với hợp đồng, hóa đơn và phiếu đóng gói chi tiết.
  • Giấy chứng nhận nguồn gốc của hợp đồng này đã được ký, đóng dấu bởi Phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực Hà Nội; chứng nhận rằng những khai báo của bên xuất khẩu là đúng.

2.          Chứng từ vận tải

Vận đơn đường biển

Vận đơn, thường được viết tắt là B/L (Bill of Lading), là chứng từ chuyên chở hàng hóa được người chuyên chở ký phát cho người gửi hàng xác nhận việc người chuyên chở đã nhận hàng để vận chuyển hàng hóa theo yêu cầu của người gửi hàng. Một vận đơn đường biển (Marine Bill of Lading) mang 3 chức năng cơ bản sau:

Thứ nhất, một biên lai của người chuyên chở giao cho người xếp hàng, chứng tỏ số lượng, chủng loại, tình trạng hàng mà người chuyên chở nhận lên tàu, người chuyên chở có trách nhiệm giao hàng đến cảng đích và giao hàng cho người có vận đơn gốc.

Thứ hai, một bằng chứng về những điều khoản của một hợp đồng vận tải đường biển.

Thứ ba, vận đơn gốc là một chứng từ sở hữu hàng hóa, quy định hàng hóa sẽ giao cho ai ở cảng đích, do đó cho phép mua bán hàng hóa bằng cách chuyển nhượng B/L. Chính vì chức năng đặc biệt này mà việc thay thế B/L bằng thủ tục EDI là việc rất khó khăn hiện nay.

Thông qua nội dung của vận đơn đường biển trong bộ chứng từ nghiên cứu, ta có thể thấy được những nội dung chính được ghi ở Vận đơn đường biển trong hợp đồng:

Tiêu đề: BILL OF LADING, cho thấy giao dịch này chỉ dùng 1 phương thức vận tải là vận tải đường biển. Cụ thể vận đơn trong bộ chứng từ:

  • Mã hiệu vận đơn (Bill of Lading No.): B19705HL1PUS456
  • Tên người chuyên chở (Carrier): Super Speed Logistic JSC
  • Tên địa chỉ của người giao hàng (Shipper): Công ty TNHH Xuất nhập khẩu và thương mại Vietnam
  • Bên nhận kí gửi (Consignee): Theo đơn đặt hàng của Ngân hàng công nghiệp của Hàn Quốc.
  • Bên được thông báo (Notify Party/Addresses): Công ty ASUNG BS CO.,LTD; Kangdong-Dong Kangseo-Gu Busan
  • Tàu vận chuyển (Ocean Vessel): SARA
  • Hành trình số: V.0013N
  • Cảng bốc hàng lên tàu và nhận hàng (Port of Loading): Cảng Hải Phòng, Việt Nam
  • Cảng dỡ hàng và giao hàng (Port of Discharge): Cảng Busan, Nam Hàn
  • Nơi nhận hàng (Place of Receipt): Cảng Hải Phòng, Việt Nam
  • Nơi giao hàng (Place of Delivery): Cảng Busan, Nam Hàn
  • Số LC: M04151604BE78910
  • Số lượng B/L bản chính được phát hành (Number of Original Bill of Lading): 03.

Các vận đơn đường biển thông thường được in thành 03 bản gốc nhằm tránh thất lạc: 01 bản được gửi cùng hàng hóa tới người nhận, 01 bản khác được gửi tới người nhận thông qua đường bưu điện hoặc các phương tiện khác, 01 bản do người giao hàng giữ. Khi một bản được sử dụng để nhận hàng, hai bản còn lại sẽ bị vô hiệu hóa. B/L được phát hành 3 bản cũng đúng như Hợp đồng yêu cầu.

  • Mô tả hàng hóa (Quantities and Description of Goods): “At Shipper’s Load, Count, Stowage and Seal” xác nhận Hàng được bốc lên, kiểm hóa, chất hàng lên và niêm phong kẹp chì => tức đây là vận đơn sạch.
  • Trọng lượng tổng (Gross Weight): 51,442.0000 KGS
  • Thể tích (Measurement): 97,0600 CBM
  • Giao hàng nguyên container: FCL

Nhìn vào vận đơn ta có thể thấy đây là loại vận đơn Conline bill, tức là thuê tàu chuyến. Không phải thuê tàu chợ, vì nếu là thuê tàu chợ thì nội dung của loại vận đơn này rất ngắn gọn và bao giờ cũng phải ghi rõ: phải sử dụng cùng với hợp đồng thuê tầu (to be used with charter parties). Trong trường hợp thuê tàu chuyến, trước khi cấp vận đơn đường biển, người thuê tàu và người cho thuê tàu đã ký kết với nhau một hợp đồng thuê tàu chuyến (charter party). Khi hàng hoá được xếp hay được nhận để xếp lên tàu, người chuyên chở cấp cho người gửi hàng vận đơn đường biển. Vận đơn được cấp xác nhận hợp đồng vận tải đã được ký kết.

  • Số hiệu container/ Số Seal Container (Container No/ Seal No):
  • PELU5105150/ DYL232773
  • PELU5122522/ DYL232545
  • Cước phí (Freight and Charges): đã ghi freight prepaid tức là nhà xuất khẩu đã trả trước cước phí. Phù hợp với phương thức CRF.
  • Vận đơn cũng ghi rõ shipped on board tức là đã bốc hàng lên tàu, phù hợp với phương thức CRF

Vận đơn là vận đơn theo lệnh vì trong phần consignee có ghi to the order of industrial bank of Korea. Điều này hoàn toàn phù hợp với phương thức thanh toán bằng tín dụng thư ( L/C: Letter of Credit): Nếu sử dụng phương pháp này thì người bán hàng không phải lo lắng gì về chuyện thanh toán mà lại là ngân hàng và khi hàng về mà người nhận hàng chưa hoặc không thành toán thì ngân hàng sẽ giữ lô hàng này lại, trong trường hợp xấu nhất thì ngân hàng có thể ký hậu cho người nhận hàng.

Vận đơn được kí và đóng dấu bởi hãng logistic và được ghi chú là as carrier.

Những nội dung còn lại của Vận đơn đều khớp với Hợp đồng, hóa đơn thương mại và Phiếu đóng gói chi tiết.

3.          Chứng từ hải quan

  • Tờ khai hải quan điện tử – Xuất khẩu (thông quan).
  • Hải quan Việt Nam – Cục Hải quan thành phố Hải Phòng KV III
  • Chi cục Hải quan tiếp nhận tờ khai: Chi cục HQ cảng HP KVIII
  • Số tờ khai: 30082297645
  • Ngày, giờ đăng kí: 15/05/2016 16:11:31
  • Ngày hoàn thành kiểm tra: 11/05/2016 09:28
  • Ngày cấp phép xuất nhập: 11/05/2016 09:28

Tờ khai hải quan cần lưu ý đến:

  • Phương thức thanh toán LC (Letter of Credit): nhà xuất khẩu mở LC thông qua Ngân hàng thương mại cổ phần Techcombank Việt Nam, chi nhánh Hà Nội
  • Điều kiện giao hàng: CFR
  • Đồng tiền thanh toán: CIF – USD
  • Thuế xuất khẩu:
  • Trị giá tính thuế: 658,821,441.5 VNĐ/29,603.30 USD
  • Tỷ giá tính thuế: 22,255 VNĐ
  • Thuế suất: 0%
  • Số hiệu container: HGNF5105150/DYLU5122522
  • Trọng lượng hàng trong container: 51,442.00 KGS
  • Thùng hàng trong container: 52
  • Địa điểm lưu kho: 03TGS04 Công ty Cổ phần Container Việt Nam
  • Địa điểm xếp hàng: VNGEE – Green Port Hải Phòng. Hợp đồng không yêu cầu kiểm dịch thực vật.

 

III.      Phương thức thanh toán: Tín dụng thư – LC (Letter credit)

1.          Cơ sở lí thuyết về thư tín dụng và phương thức thanh toán bằng thư tín dụng

a.             Khái niệm

Thư tín dụng (Letter of credit – L/C) là một văn bản pháp lý được phát hành bởi một tổ chức tài chính (thông thường là ngân hàng), nhằm cung cấp một sự bảo đảm trả tiền cho một người thụ hưởng hoặc chấp nhận hối phiếu do người này kí phát trong phạm vi số tiền đó trên cơ sở người thụ hưởng phải đáp ứng các điều khoản trong thư tín dụng.

Điều này có nghĩa là: Khi một người thụ hưởng hoặc một ngân hàng xuất trình (đại diện của người thụ hưởng) thỏa mãn ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng xác nhận trong khoảng thời gian có hiệu lực của L/C (nếu có) những điều kiện sau đây:

  • Các chứng từ cần thiết thỏa mãn điều khoản và điều kiện của L/C. Chẳng hạn như: vận đơn(bản gốc và nhiều bản sao), hóa đơn lãnh sự, hối phiếu, hợp đồng bảo hiểm…v.v
  • Các thông lệ trong UCP và hoạt động ngân hàng quốc tế.
  • Các thông lệ của ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng xác nhận (nếu có).
  • Nói một cách ngắn gọn, một thư tín dụng là:
  • Một loại chứng từ thanh toán
  • Do bên mua (hoặc bên nhập khẩu) yêu cầu mở.
  • Liên lạc thông qua các kênh ngân hàng.
  • Được trả bởi ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng xác nhận thông qua ngân hàng thông báo (advising bank tại nước người thụ hưởng) trong một khoảng thời gian xác định nếu đã xuất trình các loại chứng từ hoàn toàn phù hợp với các điều kiện, điều khoản.

b.             Các bên tham gia

Qua khái niệm thư tín dụng, chúng ta có thể thấy các bên tham gia trong thư tín dụng gồm:

  • Người xin mở L/C (Applicant): thông thường là người mua hay là tổ chức nhập khẩu.
  • Người hưởng lợi (Benificiary): là người bán hay người xuất khẩu hàng hóa.
  • Ngân hàng mở hay ngân hàng phát hành thư tín dụng (The issuing bank): là ngân hàng phục vụ người nhập khẩu, ở bên nước người nhập khẩu, cung cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu và là ngân hàng thường được hai bên nhập khẩu và xuất khẩu thỏa thuận, lựa chọn và được quy định trong hợp đồng thương mại. Nếu chưa có sự quy định trước người nhập khẩu có quyền lựa chọn.
  • Ngân hàng thông báo thư tín dụng (The advising bank): là ngân hàng phụcvụ người xuất khẩu, thông báo cho người xuất khẩu biết thư tín dụng đã mở.Ngân hàng này thường ở nước người xuất khẩu và có thể là ngân hàng chi nhánh hoặc đại lý của ngân hàng phát hành thư tín dụng.
  • Ngoài ra, còn có thể có các ngân hàng khác tham gia vào phương thức thanh toán này:
  • Ngân hàng xác nhận (The confirming bank): là ngân hàng xác nhận trách nhiệm của mình sẽ cùng ngân hàng mở thư tín dụng, bảo đảm việc trả tiền cho người xuất khẩu trong trường hợp ngân hàng mở thư tín dụng không đủ khả năng thanh toán. Ngân hàng xác nhận có thể vừa là ngân hàng thông báo thư tín dụng hay là một ngân hàng khác do người xuất khẩu yêu cầu. Thường là một ngân hàng lớn, có uy tín trên thị trường tín dụng và tài chính quốc tế.
  • Ngân hàng thanh toán (The paying bank): có thể là ngân hàng mở thư tín dụng hoặc có thể là ngân hàng khác được ngân hàng mở thư tín dụng chỉ định thay mình thanh toán trả tiền hay chiết khấu hối phiếu cho người xuất khẩu.
  • Ngân hàng thương lượng (The negotiating bank) : Là ngân hàng đứng ra thương lượng cho bộ chứng từ và thường cũng là ngân hàng thông báo L/C. Trường hợp L/C qui định thương lượng tự do thì bất kỳ ngân hàng nào cũng có thể là ngân hàng thương lượng. Tuy nhiên, cũng có trường hợp L/C qui định thương lượng tại một ngân hàng nhất định.
  • Ngân hàng chuyển nhượng (The transferring bank), Ngân hàng chỉ định (The nominated bank), Ngân hàng hoàn trả (The reimbursing bank), Ngân hàng đòi tiền (The claiming bank), Ngân hàng chấp nhận (The accepting bank), Ngân hàng chuyển chứng từ (The remitting bank). Tất cả được giao trách nhiệm cụ thể trong thư tín dụng.

c.             Phân loại

Trong thanh toán quốc tế thường thấy các loại thư tín dụng thương mại sau:

  • Thư tín dụng không thể hủy bỏ (Irrevocable Letter of Credit): Là loại thư tín dụng sau khi đã mở ra thì ngân hàng mở L/C không được sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ trong thời hạn hiệu lực của nó, trừ khi có sự thỏa thuận khác của các bên tham gia thư tín dụng. Đây là loại thư tín dụng được áp dụng rộng rãi nhất trong thanh toán quốc tế và là loại L/C cơ bản nhất.
  • Thư tín dụng không thể hủy bỏ có xác nhận (Confirmed Irrevocable L/C): Là loại thư tín dụng không thể hủy bỏ được một ngân hàng khác xác nhận đảm bảo trả tiền theo yêu cầu của ngân hàng mở L/C. Do có hai ngân hàng đứng ra cam kết trả tiền cho người xuất khẩu nên đây là loại đảm bảo nhất cho người xuất khẩu.
  • Thư tín dụng không thể hủy bỏ, miễn truy đòi (Irrevocable without recourse L/C): Là loại L/C mà sau khi người xuất khẩu đã được trả tiền thì ngân hàng mở L/C không còn quyền đòi lại tiền người xuất khẩu trong bất cứ trường hợp nào. Khi sử dụng loại này, người xuất khẩu phải ghi câu “miễn truy đòi người ký phát” lên hối phiếu và trong L/C. Loại này cũng được sử dụng rộng rãi trong thanh toán quốc tế.
  • Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable L/C): Là thư tín dụng không thể hủy bỏ trong đó quy định quyền của người hưởng lợi thứ nhất có thể yêu cầu ngân hàng mở L/C chuyển nhượng toàn bộ hay một phần số tiền của L/C cho một hay nhiều người khác. L/C chuyển nhượng chỉ được chuyển nhượng một lần. Chi phí chuyển nhượng thường do người hưởng lợi đầu tiên chịu.
  • Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C): Là loại L/C không thể hủy bỏ sau khi sử dụng xong hoặc đã hết thời hạn hiệu lực thì nó lại tự động có giá trị như cũ và cứ như vậy nó tuần hoàn cho đến khi nào tổng giá trị hợp đồng được thực hiện. Thư tín dụng tuần hoàn cần ghi rõ ngày hết hiệu lực cuối cùng và số lần tuần hoàn và giá trị tối thiểu của mỗi lần đó. Nếu việc tuần hoàn căn cứ vào thời hạn hiệu lực trong mỗi lần tuần hoàn thì phải ghi rõ có cho phép số được của L/C trước cộng dồn vào những L/C kế tiếp hay không, nếu cho phép thì gọi nó là tuần hoàn tích lũy (Cumulative Revolving L/C).
  • Thư tín dụng giáp lưng (Back to back L/C): Sau khi nhận được L/C do người nhập khẩu mở cho mình hưởng, người xuất khẩu dùng L/C này để thế chấp mở một L/C khác cho người hưởng lợi khác với nội dung gần giống như L/C ban đầu, L/C mở sau gọi là L/C giáp lưng. Nói chung, L/C gốc và L/C giáp lưng giống nhau, nhưng xét riêng chúng có những điểm cần phải phân biệt về số chứng từ của L/C giáp lưng nhiều hơn L/C gốc, kim ngạch L/C giáp lưng phải nhỏ hơn L/C gốc, khoản chênh lệch này do người trung gian hưởng dùng để trả chi phí mở L/C giáp lưng và phần hoa hồng của họ, thời hạn giao hàng của L/C giáp lưng phải sớm hơn L/C gốc. Nghiệp vụ thư tín dụng giáp lưng rất phức tạp, nó đòi hỏi phải có sự kết hợp khéo léo và chính xác các điều kiện của L/C gốc và L/C giáp lưng, nhất là các vấn đề có liên quan đến vận đơn và các chứng từ hàng hóa khác.

2.          Phân tích tín dụng thư

a.             Nội dung

  • Số bộ L/C được mở: 01
  • L/C số: M04151604BE09870

=> Tạo thuận tiện trong việc trao đổi thông tin giữa các bên có liên quan trong quá trình giao dịch thanh toán và ghi vào các chứng     từ liên quan trong bộ chứng từ thanh toán.

  • Loại L/C: IRREVOCABLE (Thư tín dụng không thể hủy bỏ)
  • L/C được phát hành: bằng điện SWIFT, mẫu điện 700

=> SWIFT thực chất là tổ chức Tài chính viễn thông liên ngân hàng toàn cầu. Mục đích là giúp các ngân hàng trên thế giới (phải là thành viên của SWIFT) chuyển tiền cho nhau hoặc trao đổi thông tin cho nhau. Các thành viên trao đổi thông tin, chuyển tiền cho nhau dưới dạng các SWIFT message, là các bức điện được chuẩn hóa dưới dạng các trường dữ liệu, ký hiệu để máy tính có thể nhận biết và tự động xử lý giao dịch. Hiện nay hầu hết các ngân hàng phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu đều tham gia hệ thống SWIFT này.

  • Ngày phát hành: 26/04/2016 ( Phù hợp với hợp đồng)

=> Là thời hạn mà ngân hàng mở cam kết trả tiền cho người hưởng lợi, nếu người này xuất trình được bộ chứng từ trong thời hạn hiệu lực đó và phù hợp với quy định trong thư tín dụng đó. Địa điểm hết hạn L/C có thể ở nước người bán, nước người mua hoặc ở nước thứ ba, nhưng thông thường là tại nước người bán.

 

  • Điều khoản áp dụng: UCPURR LATEST VERSION
  • Thời gian và địa điểm hết hạn: 25/05/2016 Việt Nam
  • Bên yêu cầu mở L/C:

ASUNG BS CO., LTD.

KANGDONG-DONG KANGSEO-GU BUSAN, SOUTH KOREA

  • Bên hưởng lợi:

Công ty TNHH Xuất nhập khẩu và Thương mại Vietnam

Thị trấn Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội

  • Ngân hàng phát hành:

INDUSTRIAL BANK OF KOREA

SEOUL

  • Ngân hàng thông báo/ Ngân hàng thương lượng:

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín

Chi nhánh Long Biên, Hà Nội

  • Tổng tiền: USD 90,207.20

Đối với L/C này, nhà sản xuất sẽ được thanh toán tại bất kỳ ngân hàng nào thông qua sự thỏa thuận giữa hai bên.

  • Dung sai cho phép: +/-2% tổng giá trị ( Cần phân biệt với điều khaonr dung sai trong hợp đồng, trong hợp đồng là dung sai của lượng hàng hóa trên hợp đồng so với LC, còn đây là dung sai của lượng thực tế khi giao nhận hàng với lượng trên LC, khi nhận hàng căn cứ vào LC)
  • Drafts at: 150 ngày sau khi nhận được L/C
  • Cho phép giao hàng từng phần và chuyển tải
  • Cảng xếp hàng: Cảng Việt Nam
  • Cảng đến: Cảng Busan, Nam Hàn
  • Ngày giao chậm nhất: 25/05/2016
  • Mô tả hàng hóa:

– Tên hàng hóa: Gỗ dán Việt Nam

– Chất lượng: BB/CC (chất lượng của mặt hàng gỗ dán được thỏa thuận là một mặt loại B, và một mặt loại C)

– Kích thước: 11.5x910x1820(đơn vị mm), một tấm có chiều dày 11.5 mm, chiều rộng 910mm, chiều dài 1820 mm

  • Chứng từ yêu cầu:

– Hóa đơn thương mại được ký phát (3 bản)

– Trọn bộ vận đơn đường biển hoàn hảo được lập theo lệnh của ngân hàng Industrial Bank of Korea, ghi chú phí trả trước và thông báo cho người mở L/C

– Phiếu đóng gói hàng hóa (3 bản)

– Chứng nhận xuất xứ (3 bản)

  • Một số điều kiện khác:

– Nếu hợp đồng xuất hiện những điểm mâu thuẫn thì phí phạt sẽ là USD80.00, được chuyển vào tài khoản của bên thụ hưởng.

– Cho phép sai lệch +/-2% về số lượng và giá trị

– Một bản sao các chứng từ được yêu cầu sẽ được giới thiệu để phát hành hồ sơ ngân hàng, bản sao sẽ không được hoàn trả cho dù những chứng từ đó bị từ chối. – Nếu những tài liệu này không được trình bày, một khoản phí xử lý bản sao là USD20.00 mỗi bộ sẽ bị khấu trừ vào khoản thu thanh toán.

  • Cước phí: Mọi ủy thác và chi phí ngân hàng ngoài phạm vi Hàn Quốc, thêm phí hoàn trả và phí xử lý của ngân hàng phát hành, đều được tính vào tài khoản của người thụ hưởng.
  • Thời hạn xuất trình chứng từ: 21 ngày kể từ ngày giao hàng.
  • Chỉ dẫn xác nhận: Bộ chứng từ này không có chỉ dẫn xác nhận, có nghĩa là L/C này có hiệu lực ngay tức khắc khi bên sản xuất nhận được L/C và không còn tài liệu đính kèm xác nhận nào được gửi sau đó.
  • Ngân hàng đại lý của người gửi:

INDUSTRIAL BANK OF KOREA, VIETNAM

Phòng 604, tầng 6, tòa nhà Diamond Plaza, 34 Lê Duẩn

Phường Bến Nghé, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh

 

 

b.             Đối chiếu L/C với các chứng từ liên quan

Thông tin trên chứng từ Thông tin trên L/C
Hối phiếu (Bill of Exchange) Số tiền USD 29,795.30 USD 30,207.20
Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice) Chủ thể – Công ty TNHH Xuất nhập khẩu và Thương mại Vietnam

-ASUNG BS CO., LTD

– Công ty TNHH Xuất nhập khẩu và Thương mại Vietnam

-ASUNG BS CO., LTD

L/C số M04151604BE9870

NPH: 26/04/2016

M04151604BE9870

NPH: 26/04/2016

Mặt hàng VIETNAM PLYWOOD VIETNAM PLYWOOD
Thể tích 97.06M3 99.04M3
Điều kiện vận chuyển CFR BUSAN PORT SOUTH KOREA

Đường biển

CFR BUSAN PORT SOUTH KOREA

Đường biển

Đơn giá USD305/M3 USD305/M3
Thành tiền USD 29,603.30 USD 30,207.20
Vận đơn đường biển (Bill of Lading) Chủ thể – Công ty TNHH Xuất nhập khẩu và Thương mại Vietnam

-ASUNG BS CO., LTD

– Công ty TNHH Xuất nhập khẩu và Thương mại Vietnam

-ASUNG BS CO., LTD

L/C số M04151604NU9870

NPH: 26/04/2016

M04151604NU9870

NPH: 26/04/2016

Mặt hàng VIETNAM PLYWOOD VIETNAM PLYWOOD
Thể tích 97.06M3 99.04M3
Điều kiện vận chuyển CFR BUSAN PORT SOUTH KOREA

Đường biển

CFR BUSAN PORT SOUTH KOREA

Đường biển

Cảng đi HAIPHONG PORT

VIETNAM

VIETNAM PORT
Cảng đến BUSAN PORT

SOUTH KOREA

BUSAN PORT

SOUTH KOREA

Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List) Chủ thể – Công ty TNHH Xuất nhập khẩu và Thương mại Vietnam

-ASUNG BS CO., LTD

– Công ty TNHH Xuất nhập khẩu và Thương mại Vietnam

-ASUNG BS CO., LTD

L/C số M04151604BE9870

NPH: 26/04/2016

M04151604BE9870

NPH: 26/04/2016

Mặt hàng VIETNAM PLYWOOD VIETNAM PLYWOOD
Thể tích 97.06M3 99.04M3
Điều kiện vận chuyển CFR BUSAN PORT SOUTH KOREA

Đường biển

CFR BUSAN PORT SOUTH KOREA

Đường biển

Chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin) Chủ thể – Công ty TNHH Xuất nhập khẩu và Thương mại Vietnam

-ASUNG BS CO., LTD

– Công ty TNHH Xuất nhập khẩu và Thương mại Vietnam

-ASUNG BS CO., LTD

L/C số M04151604BE9870

NPH: 26/04/2016

M04151604BE9870

NPH: 26/04/2016

Mặt hàng VIETNAM PLYWOOD VIETNAM PLYWOOD
Thể tích 97.06M3 99.04M3
Điều kiện vận chuyển CFR BUSAN PORT SOUTH KOREA

Đường biển

CFR BUSAN PORT SOUTH KOREA

Đường biển

c.             Nhận xét

Nhận xét chung

Các thông số, nội dung trên các chứng từ và L/C hầu hết giống nhau, tuy nhiên thể tích và số tiền trên các chứng từ hối phiếu, hóa đơn thương mại, vận đơn, phiếu đóng gói, chứng nhận xuất xứ khớp với nhau nhưng khác so với thể tích và số tiền trên L/C.

Tuy nhiên trong hợp đồng đã có điều khoản quy định về sự chênh lệch cho phép theo đó cho phép chênh lệch +/-10% so với số lượng và tổng giá trị của L/C trên một kích thước. Lượng chênh lệch so với ghi trên L/C hoàn toàn nằm trong khoảng cho phép.

Trong L/C điều khoản giao hàng từng phần được cho phép khác với trong hợp đồng là không được cho phép. Điều này hoàn toàn có lợi cho người xuất khẩu.

Nhận xét cụ thể

  • Hối phiếu:
  • So sánh với LC hối phiếu đã chính xác về tên và địa chỉ của các bên có liên quan.
  • Ngày ký phát hối phiếu trong thời hạn hiệu lực của L/C
  • Số L/C và ngày mở L/C ghi trên hối phiếu chính xác.
  • Tuy nhiên hối phiếu chưa có kí hậu.
  • Hóa đơn thương mại:
  • Tên và địa chỉ của các bên có liên quan được ghi trên hoá đơn thương mại giống với L/C và các chứng từ khác.
  • Số lượng, đơn giá, mô tả hàng hoá, tổng trị giá, điều kiện đóng gói và ký mã hiệu hàng hoá trên hoá đơn chính xác với nội dung của L/C.
  • Số L/C và ngày mở L/C chính xác.
  • Các dữ kiện về vận tải hàng hoá phù hợp với B/L.
  • Có đầy đủ chữ kí và đóng dấu.
  • Phiếu đóng gói:
  • Nêu chính xác điều kiện đóng gói theo quy định trên L/C.
  • Thông tin về các bên liên quan đầy đủ và chính xác.
  • Tổng trọng lượng từng đơn vị hàng hoá không khớp với trọng lượng cả chuyến hàng.
  • Vận đơn:
  • Tên, địa chỉ và các thông tin khác về người gửi hàng, người nhận hàng, người được thông báo phù hợp theo quy định của L/C
  • Vận đơn có tính xác thực do người lập vận đơn nêu rõ tư cách pháp lý đối với trách nhiệm chuyên chở lô hàng này. Kí và đóng dấu bên cạnh ghi rõ as carrier
  • Số L/C và ngày mở L/C chính xác
  • Các điều kiện đóng gói và ký mã hiệu hàng hoá theo đúng quy định của L/C
  • Số hiệu container hay lô hàng khớp với các chứng từ khác như chứng từ LC, hoá đơn…
  • Giấy chứng nhận xuất xứ:
  • Lập đúng theo quy định của LC

IV.       Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu

Sau khi hợp đồng mua bán ngoại thương được ký kết, đơn vị kinh doanh xuất khẩu – với tư cách là một bên ký kết – phải tổ chức thực hiện hợp đồng đó. Đây là một công việc rất phức tạp. Nó đòi hỏi phải tuân thủ luật quốc gia và quốc tế, đồng thời bảo đảm được quyền lợi quốc gia và đảm bảo uy tín kinh doanh của đơn vị.

Trình tự thực hiện hợp đồng xuất khẩu bao gồm các bước sau:

Bước 1: Kiểm tra L/C:

Phía bên xuất khẩu Công ty TNHH xuất nhập khẩu và thương mại Hải Linh đôn đốc bên nhập khẩu ASUNG BS CO.,LTD mở L/C đúng hạn và nội dung như hợp đồng quy định giữa hai bên đã ký kết.

Sau khi nhận được L/C, bên xuất khẩu kiểm tra so sánh với nội dung và điều kiện ghi trong hợp đồng. Thấy đã phù hợp bên xuất khẩu tiến hành làm những công việc thực hiện hợp đồng tiếp theo (trong trương hợp chưa phù hợp thì bên xuất khẩu yêu cầu bên nhập khẩu sửa đổi bổ sung văn bản)

Bước 2: Xin giấy phép xuất khẩu:

Theo khoản 3 điều 4 Nghị định 187 năm 2013 của Thủ tướng chính phủ, hàng hóa trong hợp đồng không thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu và các hàng hóa không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 và 2 Điều này, chỉ phải làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu.

Xét theo hàng hóa trong hợp đồng này mã hàng là 44123900 là mặt hàng thuộc chương 44. Gỗ và các mặt hàng từ gỗ. Được mô tả gỗ dán công nghiệp làm từ gỗ keo, bồ đề rừng trồng, không được tạo dáng liên tục, thuộc loại không cần xin giấy phép xuất khẩu mà chỉ cần làm thủ tục thông quan tại cửa khẩu.

Bên xuất khẩu hoàn toàn được phép bỏ qua bước này.

Bước 3: Chuẩn bị hàng xuất khẩu

Thực hiện cam kết trong hợp đồng xuất khẩu, chủ hàng xuất khẩu bên Việt Nam tiến hành chuẩn bị hàng xuất khẩu. Căn cứ để chuẩn bị hàng xuất khẩu là theo L/C.

Công việc chuẩn bị hàng xuất khẩu bao gồm 3 khâu chủ yếu: thu gom tập trung làm thành lô hàng xuất khẩu, đóng gói bao bì và kẻ ký mã hiệu hàng xuất khẩu.

Thu gom tập trung làm thành lô hàng xuất khẩu:

Bên xuất khẩu công ty TNHH xuất nhập khẩu và thương mại Vietnam thu gom hàng ngay từ xưởng sản xuất của mình theo các điều khoản trong L/C.

Đóng gói

Hàng hóa được đóng thành 52 kiện mỗi kiện 98 tấm

Kẻ ký mã hiệu hàng xuất khẩu

Bước 4: Kiểm tra chất lượng hàng hóa xuất khẩu ( kiểm nghiệm và kiểm dịch hàng xuất khẩu)

Kiểm tra phẩm chất, số lượng, trọng lượng, bao bì,…đảm bảo đúng với điều khoản trong L/C.

Hợp đồng không yêu cầu kiểm dịch thực vật và theo thông tư số 20/2014 /TT-BNNPTNT, mặt hàng xuất khẩu mã HS 44231900 không thuộc loại hàng phải kiểm dịch thực vật nên bỏ qua bước này.

Có hai khâu kiểm tra:

Thứ nhất, kiểm tra tại cơ sở sản xuất của công ty TNHH xuất nhập khẩu và thương mại Hải Linh, do bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS) của đơn vị tiến hành, thủ trưởng đơn vị ký giấy chứng nhận phẩm chất và chịu trách nhiệm. Khâu này là khâu có vai trò quyết định và triệt để nhất, mọi thiếu sót bổ sung ở khâu này sẽ dễ dàng và ít tốn kém nhất.

Thứ hai, kiểm tra tại cửa khẩu có vai trò thẩm tra lại kết quả kiểm tra ở cơ sở và thực hiện thủ tục quốc tế.

Bước 5: Thuê tàu, lưu cước

Người có trách nhiệm thuê tàu: Công ty TNHH xuất nhập khẩu và thương mại Vietnam chịu trách nhiệm thuê tàu, trả chi phí vận chuyển đến cảng Busan Hàn Quốc theo thỏa thuận của hai bên trong hợp đồng và trong L/C đã chọn phương thức CFR (Incoterms 2010).

Công ty TNHH xuất nhập khẩu và thương mại Hải Linh sử dụng dịch vụ vận chuyển của Super Speed Logistic JSC. Theo đó công ty vận tải này đảm nhận toàn bộ khâu vận chuyển hàng theo yêu cầu của công ty TNHH xuất nhập khẩu và thương mại Vietnam sao cho phù hợp với hợp đồng và các điều khoản trong L/C.  Bao gồm nhiệm vụ vận chuyển hàng từ kho của công ty TNHH xuất nhập khẩu và thương mại Hải Linh đến cảng Hải Phòng, lưu kho và thực hiện thuê tàu,bốc lên tàu,…

Super Speed Logistics Joint Stock Company là công ty logistics của Việt Nam có trụ sở chính tại 441, Đà Nẵng, Hải Phòng, Việt Nam. Công ty được thành lập vào năm 2009, đã có 7 năm hoạt động trong lĩnh vực này. Super Speed Logistics hiện có 3 chi nhánh tại các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước là Hải Phòng, Hà Nội và Hồ Chí Minh. Là đơn vị chuyên nghiệp trong việc cung ứng chuỗi dịch vụ logistics hoàn hảo như vận chuyển (đường biển, đường sông, đường hàng không, đường bộ, đường sắt,…vận tải đa phương thức), giao nhận, đại lý hải quan, dịch vụ kho bãi, phân phối, quản lý chuỗi cung ứng, dịch vụ từ cửa đến cửa…Đến nay, công ty đã là thành viên của các hiệp hội uy tín: VCCI, VLA, FIATA, WCA, VPA,…

Tên tàu thuê: SARA số hiệu V.0013N

Cảng xếp hàng: Cảng Hải Phòng

Cảng dỡ hàng: BUSAN PORT SOUTH KOREA

Bước 6: Mua bảo hiểm

Vì thỏa thuận hai bên là chọn phương thức CFR (Incoterms 2010) nên bên xuất khẩu không có nghĩa vụ mua bảo hiểm cho chặng vận chuyển chính. Bên nhập khẩu cũng không nhờ bên xuất khẩu mua bảo hiểm hộ.

Bước 7: Thông quan xuất khẩu:

Hàng hóa được thông quan có mã số 4412.39.00

Mã loại hình: B11

Mã số thuế đại diện: 4412

Hàng hóa thuộc

Phần IX: Gỗ và các mặt hàng từ gỗ, than từ gỗ, Lie và các mặt hàng làm từ Lie,các sản phẩm từ rơm, có giấy hoặc các vật liệu tết bện khác, các sản phẩm bằng liễu gai và song mây

Chương 44: Gỗ và các mặt hàng bằng gỗ; than từ gỗ

Nhóm 4412: Có thể được gia công tạo hình như đã được uốn cong, uốn thành múi, đột lỗ, được cắt hoặc tạo dáng thành các hình dạng khác nhau, trừ hình chữ nhật hoặc hình vuông, hoặc tạo dáng kiểu khác, miễn là không tạo cho chúng những đặc trưng của các mặt hàng thuộc nhóm khác.

Hàng hóa được thông quan theo nội dung của người khai hải quan. Khi hàng hóa được xuất đi, với điều kiện cơ sở giao hàng của hợp đồng này là CFR, công ty TNHH xuất nhập khẩu và thương mại Vietnam đã tiến hành làm thủ tục hải quan tại cục Hải quan TP Hải Phòng. Hồ sơ hải quan bao gồm:

  • Hợp đồng mua bán hàng hóa
  • Tờ khai hải quan
  • Hóa đơn thương mại
  • Vận đơn
  • Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
  • Phiếu đóng gói

Hàng hóa thuộc kiểm tra hàng hóa luồng vàng, chịu sự kiểm tra chi tiết bộ hồ sơ.

Sau khi đã kiểm tra không có vấn đề gì, chuyển sang khâu tài chính nộp thuế và lệ phí hải quan. Hàng hóa thuộc diện có thuế suất xuất khẩu là 0%, thuế giá trị gia tăng 10% trên tổng cộng tiền hàng. Hóa đơn giá trị gia tăng liên 2 giao cho người mua, liên 3 lưu nội bộ

8.          Bước 8: Giao hàng

  • Liên hệ với hãng vận chuyển hay đại lý để lấy đăng ký gửi hàng kèm danh mục hàng xuất. Thuê hay mượn vỏ công bằng cách lấy lệnh cấp vỏ từ hãng kèm phiếu đóng gói và kẹp chì hãng tàu.
  • Căn cứ vào chi tiết hàng xuất khẩu lập bản đăng ký hàng chuyên chở. Xuất trình bản đăng ký hàng chuyên chở cho người vận tải để lấy hồ sơ xếp hàng.
  • Trao đổi với cơ quan điều độ cảng để nắm vững ngày giờ làm hàng.
  • Bố trí phương tiện đưa hàng vào cảng, xếp hàng lên tàu.
  • Lấy biên lai thuyền phó (Mate’s Receipt) và đổi biên lai thuyền phó lấy vận đơn đường biển. Vận đơn đường biển phải là vận đơn hoàn hảo, đã bốc hàng (Clean on board B/L) và phải chuyển nhượng được (negotiable). Vận đơn cần được chuyển gấp về bộ phận kế toán để lập bộ chứng từ thanh toán.
  • Về đường đi của tàu trên đường biển:

Từ cảng Hải Phòng, Việt Nam đến cảng Busan, Hàn Quốc có thể có hai tuyến đường.

Một là đi trực tiếp từ cảng Hải Phòng đến cảng Busan. Quãng đường này nhanh hơn rủi ro nhỏ hơn tuy nhiên tiền cước cao hơn.

Hai là đi từ cảng Hải Phòng đến cảng Shanghai, Trung Quốc rồi mới đi đến cảng Busan. Lộ trình này sẽ lâu hơn, rủi ro nhiều hơn nhưng cước phí rẻ hơn lộ trình trên.

9.          Bước 9: Thanh toán bằng thư tín dụng L/C không hủy ngang

Bên xuất khẩu – Công ty TNHH xuất nhập khẩu và thương mại Vietnam chuẩn bị bộ chứng từ đầy đủ, hợp lệ theo yêu cầu của ngân hàng theo điều khoản trong thư tín dụng trước đó.

Tất cả chứng từ phải đầy đủ không thừa không thiếu.

Bộ chứng từ phải không có sai sót về mặt hình thức, chữ viết kí tự hay nội dung.

Số lượng chứng từ và bản sao và bản chính phải đầy đủ.

Xuất trình trong thời hạn hiệu lực của thư tín dụng và thời hạn của hợp đồng.

10.       Bước 10: Xử lí khiếu nại nếu có

Nghiệp vụ giải quyết khiếu nại thông thường chỉ xảy ra khi có sự khiếu nại từ phía khách hàng. Thông thường khi có sự khiếu nại của khác hàng thì bên xuất khẩu sẽ giải quyết khiếu nại theo quy định trong hợp đồng.

 

KẾT LUẬN

Qua các bước phân tích trên, hy vọng các bạn đã nắm được các thủ tục thiết yếu, những thông tin và cơ sở pháp lý để thực hiện một giao dịch thương mại quốc tế thuận lợi, thành công. Hình dung ra nội dung và cách trình bày một hợp đồng, hiểu được cách làm một bộ chứng từ đúng kĩ thuật: từ hóa đơn thương mại, hối phiếu, vận đơn, phiếu đóng gói đến chứng nhận xuất xứ,… Ngoài ra còn hiểu rõ hơn về một trong các phương thức thanh toán rất thông dụng hiện nay là LC, cũng như nắm được quy trình thực hiện một hợp đồng xuất khẩu. Chúng tôi tin rằng việc phân tích trên giúp doanh nghiệp Việt Nam chúng ta hiểu rõ hơn về công tác xuất nhập khẩu thực tế. Chúng tôi sẽ tiến hành nghiên cứu tiếp các chuyên đề như thanh toán quốc tế, vận tải, logistics, bảo hiểm nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt nam trong thời gian tới.

Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm và đóng góp ý kiến của anh chị và các bạn.

 

 

 

 

0/5 (0 Reviews)
079.516.6689