Nội Dung Chính
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH SỐ 58/2003/TTLT-BVHTT-BTC NGÀY 17-10-2003
Hướng dẫn bảo hộ quyền tác giả tại cơ quan hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
– Căn cứ Bộ Luật Dân sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 28/10/1995;
– Căn cứ Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29/6/2001;
– Căn cứ Nghị định số 76/CP ngày 29/11/1996 của Chính phủ dẫn thi hành một số quy định về quyền tác giả trong Bộ Luật Dân sự (dưới đây viết tắt là Nghị định số 76/CP);
– Căn cứ Nghị định số 60/CP ngày 6/6/1997 của Chính phủ dẫn thi hành các quy định của Bộ luật Dân sự về quan hệ có yếu tố nước ngoài (dưới đây viết tắt là Nghị định số 60/CP);
– Căn cứ Nghị định số 101/2001/NĐ-CP ngày 31/12/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan (dưới đây viết tắt là Nghị định số 101/2001/NĐ-CP).
Bộ Văn hoá – Thông tin, Bộ Tài chính hướng dẫn bảo hộ quyền tác giả tại cơ quan hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có liên quan đến quyền tác giả như sau:
- Giải thích thuật ngữ:
- “Tác giả” là những người được quy định tại Điều 745 Bộ luật Dân sự.
- “Chủ sở hữu tác phẩm” là những cá nhân, tổ chức được quy định tại Điều 746 Bộ luật Dân sự.
- “Tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam” gồm các loại hình tác phẩm được bảo hộ quy định tại Điều 747 Bộ luật Dân sự, Điều 4 Nghị định số 76/CP; không có nội dung như quy định tại khoản 1 Điều 749 Bộ luật Dân sự và là một trong các tác phẩm sau:
3.1. Tác phẩm của tác giả là công dân Việt Nam;
3.2. Tác phẩm thuộc sở hữu của công dân, pháp nhân, tổ chức Việt Nam;
3.3. Tác phẩm của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định tạiViệt Nam;
3.4. Tác phẩm của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài lần đầu tiên được công bố, phổ biến tại Việt Nam;
3.5. Tác phẩm của người nước ngoài, pháp nhân nướcngoài được bảo hộ tại Việt Nam theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia;
Các tác phẩm được bảo hộ phải được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt hình thức, ngôn ngữ thể hiện, chất lượng tác phẩm, đã công bố hoặc chưa công bố, đã được cấp hoặc chưa được cấp Giấy chứng nhận bản quyền tác giả.
- “Công bố, phổ biến tác phẩm” là thể hiện tác phẩm trước công chúng dưới dạng thuyết trình, trưng bày, xuất bản,biểu diễn, phát thanh, truyền hình và các hình thức vật chất khác.
5.”Tác phẩm lần đầu tiên được công bố, phổ biến tại Việt Nam” là tác phẩm của người nước ngoài, pháp nhân nướcngoài chưa được công bố, phổ biến ở bất kỳ nước nào trước khi được công bố tại Việt Nam.
Tác phẩm được coi là tác phẩm lần đầu tiên được công bố, phổ biến tại Việt Nam khi tác phẩm đó được công bố, phổ biến ở Việt Nam trong thời hạn 30 ngày tính từ ngày tác phẩm đó được công bố, phổ biến lần đầu tiên ở bất kỳ nước nào.
- “Tạm dừng làm thủ tục hải quan” là việc cơ quan hải quan tạm thời chưa làm thủ tục hải quan đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu khi có nghi ngờ vi phạm quyền tác giả.
- “Thông quan” là việc cơ quan hải quan quyếtđịnh hàng hoá được xuất khẩu, nhập khẩu.
- “Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu vi phạm quyền tácgiả” là những hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu vi phạm quyền nhân thân, quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm, gồm những hàng hoá dưới đây:
8.1. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu là các bản sao tác phẩm mà việc sản xuất và/hoặc lưu thông các bản sao tác phẩm không được sự cho phép của chủ sở hữu tác phẩm đó.
8.2. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu là các bản sao tác phẩm có nội dung vi phạm quyền tác giả.
- Đối tượng được quyền yêu cầu bảo hộ quyền tácgiả tại cơ quan hải quan:
- Đối tượng được quyền yêu cầu bảo hộ quyền tác giả tại cơ quan hải quan:
Các đối tượng sau đây được yêu cầu cơ quan hải quan bảo hộ quyền tác giả:
1.1. Tác giả, chủ sở hữu tác phẩm có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam;
1.2. Cá nhân, tổ chức được cấp giấy phép sử dụng cáctác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam;
1.3. Cá nhân, tổ chức có chức năng dịch vụ và quyền tác giả được các đối tượng nêu tại điểm 1.1 và 1.2 Mục II Thông tư này uỷ quyền;
1.4. Tổ chức quản lý tập thể quyền tác giả có liên quan;
- Phạm vi bảo hộ quyền tác giả của cơ quan hải quan:
Thông tư này được áp dụng đối với tất cả các hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có liên quan đến quyền tác giả được bảo hộ, trừ các trường hợp sau:
2.1. Hàng hoá viện trợ nhân đạo;
2.2. Hàng hoá tạm nhập – tái xuất có thời hạn phục vụ công tác, sinh hoạt của tổ chức, cá nhân nước ngoài trong thời gian ở ViệtNam;
2.3. Hàng hoá tạm nhập – tái xuất, tạm xuất – tái nhập có thời hạn để trưng bày, triển lãm, giới thiệu sản phẩm hoặc để giúp người tiêu dùng phân biệt, nhận biết hàng vi phạm quyền tác giả;
2.4. Hàng hoá quá cảnh;
2.5. Hàng hoá là quà biếu, quà tặng trong tiêu chuẩn được miễn thuế, hành lý cá nhân theo quy định tại Luật Hải quan.
III. Thủ tục thực thi bảo hộ quyền tác giả tại cơ quan hải quan
- Nộp Đơn yêu cầu bảo hộ quyền tác giả tại cơ quan hải quan (dưới đây gọi tắt là “Đơn yêu cầu bảo hộ”);
Để được bảo hộ quyền tác giả tại cơ quan hải quan, các đối tượng nêu tại điểm 1 Mục II Thông tư này (dưới đây gọi tắt là”người yêu cầu”) có thể nộp Đơn yêu cầu bảo hộ theo quy định tạiđiểm 1.1. Mục III Thông tư này:
1.1. Nộp Đơn yêu cầu bảo hộ dài hạn: Trường hợp chưa có thông tin về một lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu cụ thể vi phạm quyền tác, người yêu cầu có thể nộp Đơn yêu cầu bảo hộ dài hạn. Đơn yêu cầu bảo hộ kèm theo các giấy tờ sau:
1.1.1. Đơn yêu cầu bảo hộ quyền tác giả tại cơ quan hải quan (theo mẫu tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này).
1.1.2. Giấy uỷ quyền (trường hợp người nộp đơn là cácđối tượng quy định tại điểm 1.3 và 1.4 Mục II Thông tư này).
1.1.3. Tài liệu chứng minh quyền yêu cầu:
1.1.3.1. Giấy chứng nhận bản quyền tác giả (nếu có). Nếu yêu cầu bảo hộ trong trường hợp không có Giấy chứng nhận bản quyền tác giả thì trong Đơn yêu cầu bảo hộ, người yêu cầu phải chứng minh và cam đoan quyền tác giả của mình đối với tác phẩm yêu cầu được bảo hộ.
1.1.3.2. Hợp đồng sử dụng tác phẩm (trường hợp người nộp đơn là các đối tượng quy định tại điểm 1.2 Mục II Thông tư này);
1.1.3.3. Giấy tờ chứng minh quyền tác giả được chuyển giao, thừa kế trường hợp là các đối tượng được chuyển giao, thừa kế);
1.1.3. 4. Các giấy tờ khác chứng minh quyền yêu cầu của mình theo pháp luật Việt Nam hoặc các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia (trường hợp tác giả, chủ sở hữu của tác phẩm quy định tại điểm 3.3, 3.4 và 3.5 Mục I Thông tư này);
1.1.4. Bản mô tả tác phẩm và mẫu hoặc ảnh chụp tác phẩm trong đó cần làm rõ các dấu hiệu để nhận biết, phân biệt giữa hàngvi phạm với hàng không vi phạm.
1.1.5. Tiền tạm ứng hoặc chứng từ bảo lãnh của tổ chức tín dụng để đảm bảo thanh toán các chi phí và thiệt hại phát sinh do việc cơ quan hải quan đã tạm dừng làm thủ tục đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo đề nghị của người yêu cầu trong trường hợp hàng tạm dừng được xác định là không vi phạm quyền tác giả. Tiền tạm ứng hoặc chứng từ bảo lãnh trong trường hợp này được quy định như sau:
1.1.5.1. Tiền tạm ứng là một khoản tiền cụ thể, tối thiểu là: 20 triệu đồng; hoặc
1.1.5.2. Chứng từ bảo lãnh cho một khoản tiền cụ thể, tối thiểu là: 50 triệu đồng; hoặc
1.1.5.3. Chứng từ bảo lãnh của tổ chức tín dụng cam kết thanh toán mọi chi phí và thiệt hại phát sinh do cơ quan hải quan đã tạm dừng làm thủ tục đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo đề nghị của người yêu cầu trong trường hợp hàng tạm dừng được xác định là không vi phạm quyền tác giả.
Trường hợp người yêu cầu đã nộp Đơn yêu cầu bảo hộ tại cơ quan hải quan theo hình thức quy định tại điểm 1.1. Mục III Thông tư này nhưng lại có thông tin về một lô hàng cụ thể vi phạm quyền tác giả của mình thì cũng có thể gửi Đơn yêu cầu bảo hộ theo vụ việc tới cơ quan hải quan tạm dừng làm thủ tục cho lô hàng mà mình nghi ngờ vi phạm quyền tác giả quy định tại điểm 1.2 Mục III Thông tư này. Trong trường hợp này người nộp đơn được miễn các giấy tờ, tài liệu quy định tại điểm 1.2.4. Mục III Thông tư này.
1.2. Nộp Đơn yêu cầu bảo hộ theo vụ việc: Trường hợp có nghi ngờ về lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu cụ thể vi phạm quyền tác giả, người yêu cầu nộp Đơn yêu cầu bảo hộ theo vụ việc để yêu cầu cơ quan hải quan thực hiện tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu cụ thể nêu trong Đơn yêu cầu bảo hộ. Đơn yêu cầu bảo hộ kèm theo các giấy tờ sau:
1.2.1. Đơn yêu cầu bảo hộ quyền tác giả tại cơ quan hải quan (theo mẫu tại Phục lục 1 kèm theo Thông tư này), trong đó nêu các thông tin về lô hàng cụ thể đang yêu cầu tạm dừng, đủ để cơ quan hải quan xác định được lô hàng đó, như: Tên, địa chỉ người xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá; nước xuất khẩu, nhập khẩu; nước xuất xứ lô hàng; phương thức vận tải, chi tiết về phương tiện vận tải, hãng vận tải, số vận đơn; cảng xuất khẩu, nhập khẩu dự kiến; đơn vị hải quan làm thủ tục dự kiến; mô tả chi tiết về hàng nghi ngờ hoặc mẫu hoặc ảnh chụp hàng nghi ngờ, tên người sản xuất, người phân phối hàng nghi ngờ vi phạm.
1.2.2. Chứng cứ ban đầu về việc nghi ngờ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu vi phạm quyền tác giả, như:
1.2.2.1. Nguồn gốc xuất xứ của lô hàng không thuộcnước, khu vực, cá nhân, tổ chức được phép sản xuất bản sao hợp pháp của tác phẩm;
1.2.2.2. Mẫu hoặc ảnh chụp bản sao vi phạm (nếu có);
1.2.3. Tiền tạm ứng hoặc chứng chỉ bảo lãnh của tổ chức tín dụng để đảm bảo thanh toán các chi phí và thiệt hại phát sinh do việc cơ quan hải quan đã tạm dừng làm thủ tục đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo đề nghị của người yêu cầu trong trường hợp hàng tạm dừng được xác định là không vi phạm quyền tác giả. Tiền tạm ứng hoặc chứng chỉ bảo lãnh trong trường hợp này được quy định như sau:
1.2.3.1. Tiền tạm ứng hoặc chứng từ bảo lãnh bằng 20% giá trị lô hàng theo giá trị ghi trong hợp đồng nộp vào tài khoản tạm gửi của cơ quan hải quan tại Kho bạc Nhà nước; hoặc
1.2.3.2. Tiền tạm ứng hoặc chứng từ bảo lãnh của tổ chức tín dụng với mức cụ thể, tối thiểu là 20 triêu đồng (trường hợp chưa biết trị giá lô hàng nghi ngờ vi phạm); hoặc
1.2.3.3. Chứng từ bảo lãnh của tổ chức tín dụng cam kết thanh toán mọi chi phí và thiệt hại phát sinh do việc cơ quan hải quan đã tạm dừng làm thủ tục đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo đề nghị của người yêu cầu trong trường hợp hàng tạm dừng được xác định là không vi phạm quyền tác giả.
1.2.4. Các giấy tờ, tài liệu quy định tại các điểm1.1.2, 1.1.3, 1.1.4 Mục III Thông tư này.
1.3. Người yêu cầu phải nộp lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính.
- Tiếp nhận và xử lý Đơn yêu cầu bảo hộ
2.1. Cơ quan tiếp nhận và xử lý Đơn yêu cầu bảo hộ:
2.1.1. Tổng cục Hải quan tiếp nhận đơn trong trường hợp nộp theo hình thức quy định tại điểm 1.1. Mục III Thông tư này, nếu vi phạm yêu cầu cơ quan hải quan thực thi bảo hộ thuộc địa bàn quản lý của 2 Cục Hải quan tỉnh, thành phố trở lên.
2.1.2. Cục Hải quan tỉnh, thành phố tiếp nhận đơn đối với các hình thức nộp đơn quy định tại điểm 1.1; 1.2 Mục II Thông tư này nếu phạm vi yêu cầu cơ quan hải quan thực thi bảo hộ thuộc địa bàn quản lý của Cục Hải quan tỉnh, thành phố.
2.1.3. Chi cục Hải quan tiếp nhận đơn đối với các hình thức nộp đơn quy định tại điểm 1.1; 1.2 Mục II Thông tư này nếu phạm vi yêu cầu cơ quan hải quan thực thi bảo hộ chỉ thuộc địa bàn quản lý của Chi cục Hải quan đó.
2.2. Tiếp nhận và xử lý Đơn yêu cầu bảo hộ. Sau khi tiếp nhận Đơn yêu cầu bảo hộ, cơ quan hải quan phải kiểm tra đơn và các hồ sơ, tài liệu kèm theo để quyết định có chấp nhận Đơn yêu cầu bảo hộ đó hay không.
2.2.1. Điều kiện để chấp nhận Đơn yêu cầu bảo hộ
2.2.1.1. Người yêu cầu là người có quyền nộp Đơn yêu cầu bảo hộ quy định tại điểm 1 Mục II Thông tư này.
2.2.1.2. Nội dung yêu cầu bảo hộ nằm trong phạm vi quyền của người yêu cầu bảo hộ;
2.2.1.3. Thời hạn và thời điểm yêu cầu bảo hộ nằm trong thời hạn bảo hộ quyền tác giả quy định tại Điều 766 Bộ luật Dân sự, Điều14 Nghị định số 76/CP, các Hiệp định song phương và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia;
2.2.1.4. Tác phẩm yêu cầu bảo hộ phải là tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam;
2.2.1.5. Đơn yêu cầu bảo hộ và hồ sơ kèm theo có đủ thông tin để hải quan có cơ sở tiến hành các biện pháp bảo hộ quyền tácgiả theo quy định tại Thông tư này.
2.2.1.6. Người yêu cầu nộp tiền bảo đảm hoặc chứng từ bảo lãnh của tổ chức tín dụng theo quy định tại điểm 1.1.5 hoặc
1.2.3 MụcIII Thông tư này.
2.2.2. Thời hạn chấp nhận Đơn yêu cầu bảo hộ:
2.2.2.1. Đối với Đơn yêu cầu bảo hộ được nộp theo điểm 1.1 Mục II Thông tư này, việc chấp nhận đơn hay không đều phải được thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu biết trong thời hạn 10 ngày. Đối với trường hợp không chấp nhận thì phải nêu rõ lý do không chấp nhận.
2.2.2.2. Đối với Đơn yêu cầu bảo hộ được nộp theođiểm 1.2 mục II Thông tư này, nếu không chấp nhận đơn phải thông báo ngay trong ngày cho người yêu cầu biết và nêu rõ lý do không chấp nhận. Việc thông báo trong trường hợp này được thực hiện bằng fax hoặc điện thoại, đồng thời phải được gửi bằng văn bản cho người yêu cầu biết.
- Kiểm tra, phát hiện hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu nghi ngờ vi phạm quyền tác giả:
Sau khi chấp nhận Đơn yêu cầu bảo hộ, cơ quan hải quan thực hiện như sau:
3.1. Triển khai thông tin yêu cầu bảo hộ đến các đơn vị hải quan để thực hiện.
3.2. Kiểm tra hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu nghi ngờ vi phạm quyền tác giả:
Căn cứ vào các thông tin cung cấp trong đơn và hồ sơ yêu cầu bảo hộ quyền tác giả, cơ quan hải quan nơi được cung cấp thông tin có trách nhiệm theo dõi để kiểm tra, phát hiện hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu nghi ngờ vi phạm quyền tác giả.
3.3. Ra quyết định tạm dừng làm thủ tục hải quan:
3.3.1. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi phát hiện hànghoá xuất khẩu, nhập khẩu nghi ngờ vi phạm quyền tác giả ra quyết định tạm dừng làm thủ tục hải quan (theo mẫu tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này).
3.3.1.1. Trường hợp thực hiện theo Đơn yêu cầu bảo hộ dài hạn khi xác định có vi phạm, cơ quan hải quan ra quyết định tạm dừng mà không cần người yêu cầu phải có thêm đơn.
3.3.1.2. Trường hợp thực hiện theo Đơn yêu cầu bảo hộ theo vụ việc thì khi có thông tin về một lô hàng cụ thể, cơ quan hải quan quyết định tạm dừng theo Đơn yêu cầu bảo hộ theo vụ việc này.
3.3.2. Việc ra quyết định tạm dừng được thực hiện khi chủ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đến làm thủ tục hải quan.
3.3.3. Quyết định tạm dừng làm thủ tục hải quan phải được gửi cho người yêu cầu và chủ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
3.3.4. Việc quyết định thời hạn tạm dừng và kéo dài thời hạn tạm dừng làm thủ tục hải quan được thực hiện theo quy định tại Điểu 14 Nghị định số 101/2001/NĐ-CP của Chính phủ (Quyết định kèo dài thờihạn tạm dừng theo mẫu tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này).
- Kiểm tra xác định tình trạng pháp lý về quyền tác giả và xử lý đối với hàng hoá bị tạm dừng:
Việc xác minh tình trạng pháp lý về quyền tác giả đối với hàng hoá tạm dừng là việc kiểm tra thực tế hàng hoá, hồ sơ, các chứng cứ đi kèm và xác định xem lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu có vi phạm quyền tác giả hay không.
4.1. Quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nh ân liên quan trong việc kiểm tra, xác định tình trạng pháp lý và quyền tác giả đốivới hàng hoá tạm dừng:
4.1.1 Quyền và trách nhiệm của người yêu cầu tạm dừng:
4.1.1.1. Yêu cầu cơ quan hải quan cho lẫy mẫu từ lô hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tạm dừng để xác định lô hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có vi phạm quyền tác giả hay không.
4.1.1.2. Trình bày và cung cấp trung thực các thông tin, bằng chứng cho cơ quan hải quan đủ để chứng minh lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu đã vi phạm quyền tác giả của mình.
4.1.1.3. Xuất trình bằng chứng hoặc kết luận của cơ quan có thẩm quyền (nếu có) để chứng minh lô hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu vi phạm quyền tác giả trước cơ quan hải quan.
4.1.2. Quyền và trách nhiệm của chủ hàng:
4.1.2.1. Yêu cầu cơ quan hải quan cho lấy mẫu từ lô hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tạm dừng để chứng minh lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu không vi phạm quyền tác giả.
4.1.2.2. Trình bày và cung cấp trung thực các thông tin, bằng chứng trước cơ quan hải quan để chứng minh lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu không vi phạm quyền tác giả.
4.1.2.3. Xuất trình bằng chứng hay kết luận của cơ quan có thẩm quyền để chứng minh lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu không vi phạm quyền tác giả trước cơ quan hải quan.
4.1.3. Quyền và trách nhiệm của cơ quan hải quan:
4.1.3.1. Căn cứ thực tế hàng hoá, bằng chứng, thông tin có được để xác định lô hàng có vi phạm quyền tác giả hay không.
4.1.3.2. Trường hợp không khẳng định được lô hàng có vi phạm thẩm quyền tác giả hay không thì yêu cầu người yêu cầu tạm dừng chứng minh.
4.1.3.3. Trường hợp có kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tình trạng pháp lý về quyền tác giả của lô hàng thì cơ quan hải quan xử lý căn cứ vào kết luận đó.
4.1.4. Quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước về văn hoá – thông tin:
Khi được cơ quan quan hải quan trưng cầu ý kiến, Cục Bản quyền Tác giả Văn học – Nghệ thuật, Sở Văn hoá – Thông tin các tỉnh, thành phố, Cơ quan Thanh tra chuyên ngành Văn hoá – Thông tin có trách nhiệm:
4.1.4.1. Tham gia xem xét, nghiên cứu hồ sơ, mẫu hàng hoá;
4.1.4.2. Nếu cần thiết thì thành lập tổ giám định. Thành viên tổ giám định sẽ được tham khảo ý kiến của người yêu cầu và chủ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
4.1.4.3. Đưa ra kết luận và kiến nghị biện pháp xử lý lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu.
4.2. Căn cứ xác định tình trạng pháp lý về quyền tácgiả của hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tạm dừng:
4.2.1. Căn cứ xác định hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tạm dừng vi phạm quyền tác giả:
4.2.1.1. ý kiến kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ ra hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tạm dừng vi phạm quyền tác giả (nếu có); hoặc
4.2.1.2. Bằng chứng do các bên cung cấp cho phép cơ quan hải quan xác định hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tạm dừng vi phạm quyền tác giả.
4.2.2. Căn cứ xác định hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tạm dừng không vi phạm quyền tác giả:
Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tạm dừng được xem là không vi phạm quyền tác giả trong các trường hợp sau đây:
4.2.2.1. Người yêu cầu đơn phương rút Đơn yêu cầu bảo hộ hoặc đề nghị chấm dứt quyền tạm dừng (nếu có); hoặc
4.2.2.2. ý kiến kết luận của cơ quan có thẩm quyền chỉ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tạm dừng không vi phạm quyền tác giả (nếucó); hoặc
4.2.2.3. Kết thúc thời hạn theo quyết định tạm dừng mà người yêu cầu không đưa ra được bằng chứng minh bạch trước cơ quan hải quan hoặc không đưa ra kết luận hay quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu tạm dừng vi phạm quyền tác giả.
- Xử lý sau khi xác định tình trạng pháp lý về quyền tác giả của hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tạm dừng:
5.1. Trường hợp xác định hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tạm dừng có vi phạm quyền tác giả:
5.1.1. Căn cứ xử lý:
5.1.1.1. Cơ quan hải quan ra quyết định xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá vi phạm quyền tác giả theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá thông tin.
5.1.1.2. Trong trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định xử lý hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá vi phạm quyền tác giả thì cơ quan hải quan thực hiện theo quyết định xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
5.1.2. Xử lý:
Khi xử lý, cơ quan hải quan thực hiện như sau:
5.1.2.1. Ra quyết định xử lý vi phạm hành chính đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu vi phạm quyền tác giả hoặc thực hiện quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền (nếu có).
5.1.2.2. Buộc người vi phạm thanh toán các chi phí phátsinh từ việc tạm dừng làm thủ tục hải quan và bồi thường thiệt hại chongười yêu cầu theo quy định của pháp luật.
5.1.2.3. Hoàn trả cho người yêu tạm dừng khoản tiền bảo đảm đã nộp trong trường hợp người yêu cầu bảo hộ quyền tác giả nộp đơn theo quy định tại điểm 1.2 Mục III Thông tư này.
5.2. Trường hợp xác định hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tạm dừng không vi phạm quyền tác giả:
Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định:
5.2.1. Tiếp tục làm thủ tục hải quan cho lô hàng;
5.2.2. Sử dụng khoản tiền tạm ứng để thanh toán các chi phí và thiệt hại phát sinh do việc tạm dừng lô hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu gây ra. Nếu số tiền tạm ứng không đủ để thanh toán các khoản này thì yêu cầu người yêu cầu nộp bổ sung.
5.2.3. Đối với người yêu cầu nộp Đơn yêu cầu bảo hộ theo quy định tại điểm 1.2 Mục III Thông tư này: Hoàn trả cho người yêu cầu bảo hộ khoản tiền tạm ứng còn lại sau khi đã thanh toán hết các chi phí vàbồi thường thiệt hại cho chủ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
5.2.4. Đối với người yêu cầu nộp Đơn yêu cầu bảo hộ theo quy định tại điểm 1.1. Mục III Thông tư này: Yêu cầu người yêu cầu bảo hộ tiếp tục nộp bổ sung tiền tạm ứng để đáp ứng quy định về nộp tiền tạm ứng hoặc bảo lãnh tại điểm 1.1.5 Mục III Thông tư này.
- Xử lý một số trường hợp phát sinh khác:
6.1. Trong trường hợp Toà án có văn bản yêu cầu cơ quan hải quan bàn giao hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đang tạm dừng thì cơ quan hải quan bàn giao hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu cho Toà án để xử lý theo thủ tục tố tụng dân sự hoặc hình sự theo quy định của pháp luật hiện hành.
6.2. Trong trường hợp người yêu cầu tạm dừng rút đơn do người yêu cầu tạm dừng và chủ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã có thoả thuận giải quyết lô hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thì cơ quan hải quan yêu cầu các bên có liên quan xuất trình thoả thuận và chấp nhận thực hiện theo thoả thuận. Sau khi đã thanh toán các chi phí, thiệt hại phát sinh liên quan đến việc tạm dừng, cơ quan hải quan hoàn trả tiền tạm ứng hoặc chứng từ bảo lãnh của tổ chức tín dụng cho người yêu cầu tạm dừng và tiếp tục hoàn thành thủ tục hải quan cho lô hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định.
- Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
Trường hợp chủ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, chủ sở hữu quyền tác giả liên quan không đồng tình với kết luận xử lý vi phạm thì có quyền khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
Thủ tục, thời hiệu khiếu nại: thời hạn, thủ tục và thẩm quyền giải quyết khiếu nại thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Các biện pháp hỗ trợ nâng cao năng lực thực thi bảohộ quyền tác giả của cơ quan hải quan
- Tăng cường hợp tác của chủ sở hữu quyền tác giảđối với cơ quan hải quan:
1.1. Chủ sở hữu quyền tác giả phải chủ động trong việc cung cấp thông tin liên quan tới quyền tác giả đề nghị được bảo hộ tại hải quan.
1.2. Phối hợp với cơ quan hải quan triển khai các lớp tập huấn, đào tạo công chức hải quan trong việc nhận biết về hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu hợp pháp và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu vi phạm quyền tác giả.
1.3. Chủ sở hữu quyền tác giả có thể hỗ trợ kinh phí cho cơ quan hải quan khi xử lý tiêu huỷ các lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu vi phạm quyền tác giả.
- Bồi dưỡng kiến thức về quyền tác giả cho công chức hải quan:
Bộ Văn hoá – Thông tin, các Tổ chức quản lý tập thể quyền tác giả, các tác giả, chủ sở hữu tác phẩm được bảo họ có trách nhiệm bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về quyền tác giả cho công chức hải quan. - Xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử về bảo hộ quyền tác giả:
Cục Bản quyền Tác giả Văn học – Nghệ thuật (Bộ Văn hoá- Thông tin) và Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) phối hợp xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác bảo hộ quyền tác giả tại cơ quan hải quan.
- Tổ chức thực hiện
- Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính), Cục Bản quyền Tác giả Văn học – Nghệ thuật (Bộ Văn hoá – Thông tin) chịu trách nhiệm dẫn các tổ chức, cá nhân có liên quan thi hành Thông tư này.
- Các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện các quy định, hướng dẫn tại Thông tư này.
- Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
- Trong quá trình thực hiện Thông tư này nếu có vướng mắc hoặc có nội dung chưa rõ thì các cá nhân, tổ chức liên quan báo cáo kịp thời về Bộ Văn hoá – Thông tin, Bộ Tài chính để được hướng dẫn./.